Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Đền Trung Cốc

Đền Trung Cốc, đền trung cốc, đền tc, đtc, trung cốc, tc

Vị trí: xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh
Đền Trung Cốc còn có tên chữ là Trung Cốc Từ ở xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Theo dân gian đền có từ lâu đời, ban đầu lợp tranh sau đó xây bằng đá, đến thời vua Gia Long thứ VI, các vị chức sắc kỳ hào xã Phong Lưu họp bàn khai hoang ở khu vực gần sông Bạch Đằng và khu đất được khai khẩn đó được đặt tên là Đồng Cốc, sau đó thành thôn Đồng Cốc.
Đền Trung Cốc còn có tên chữ là Trung Cốc Từ ở xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Theo dân gian đền có từ lâu đời, ban đầu lợp tranh sau đó xây bằng đá, đến thời vua Gia Long thứ VI, các vị chức sắc kỳ hào xã Phong Lưu họp bàn khai hoang ở khu vực gần sông Bạch Đằng và khu đất được khai khẩn đó được đặt tên là Đồng Cốc, sau đó thành thôn Đồng Cốc.
Ngôi đền cũ trên gò đất cao thờ Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão, hai vị anh hùng của dân tộc, nằm ở giữa thôn nên gọi là đền Trung Cốc. Đền được xây theo kiểu chữ "đinh" gồm ba gian tiền đường và hai gian hậu cung. Trang trí, chạm khắc ở đây không nhiều, nhưng những đề tài quen thuộc được các nghệ nhân nơi thôn dã thể hiện khá sáng tạo, uyển chuyển mềm mại, đường nét tinh xảo trong bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng, ẩn chứa bao khát vọng sống thanh bình nơi làng xóm, mang vẻ đẹp thâm nghiêm cả về tạo hình và tâm linh. Đền còn là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người dân trong vùng và khách thập phương.
đền trung cốc
Mảnh đất xây dựng ngôi đền Trung Cốc bên cạnh bãi cọc Đồng Vạn Muối, là những nguyên gốc về chứng tích Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão đã dừng chân nơi đây khi đi khảo sát địa hình để cắm cọc ở đồng Vạn Muối và bố trí mai phục đã bị cạn thuyền ở gò đất cao (sau là nơi lập đền thờ này). Đền Trung Cốc đã được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 310/QĐ/BT, ngày 13/2/1996.
Lễ hội đền Trung Cốc diễn ra vào ngày 8 tháng 3 âm lịch hàng năm, cùng với bãi cọc Yên Giang, đền thờ Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà, cây lim Giếng Rừng, đình Trung Bản tạo thành một quần thể di tích phong phú, gắn với sự kiện lịch sử “chiến thắng Bạch Đằng năm 1288”. Di tích đền Trung Cốc hiện nay vẫn giữ được vẻ nguyên trạng và lưu giữ được những hiện vật có giá trị: Tượng Trần Hưng Đạo, tượng Phạm Ngũ Lão, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, sắc phong của vua Gia Long 1805, hệ thống câu đối đại tự, chấp kích cổ có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.

Đến đây bạn dễ dàng chọn cho mình một khách sạn tại hạ long cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn Khách Sạn Thương Mại Uông Bí Số 496 - Quang Trung - TP Uông Bí - Quảng Ninh
 Khách sạn Thương Mại – Thuong mai Hotel; Trực thuộc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Uông Bí Quảng Ninh. Tọa lạc tại Trung tâm Thành phố Uông Bí (Số 496 - Đường Quang Trung - Thành phố Uông Bí - Quảng Ninh); Sau khi được cải tạo, nâng cấp, mở rộng; Đạt tiêu chuẩn 3 sao, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, hiện đại. Có thể nói vị trí của Khách sạn Thương Mại thực sự thuận tiện cho Quý khách đến Thăm quan du lịch, thực hiện Công vụ và Nghỉ dưỡng tại Thành phố Uông Bí Quảng Ninh.

Chùa Lôi Âm là điểm đến tiếp theo

Chùa Lôi Âm, chùa lôi âm, lôi âm

Ngôi chùa mới sửa lại màu ngói còn quá tươi, cột đá đỡ diềm mái dường như hơi tân kỳ quá... nhưng cái thần khí vẫn giữ đó, ngôi chùa nhỏ ẩn mình trên núi lớn, giữa ngàn mây, không lụy bụi trần.
Nằm ở khoảng giữa thành phố Hạ Long và thị xã Uông Bí, cách quốc lộ 18 chừng dăm cây số, trên một ngọn núi cao bên hồ nhân tạo Yên Lập có một ngôi chùa mang cái tên rất ... “Tây du” - Lôi Âm tự.
Đường lộ rải nhựa kết thúc tại một bến thuyền thưa thớt với chỉ dăm con thuyền tẻo teo và một quán hàng. Con đò máy của nhà chùa dùng đưa khách sang ngang là đồ vật hiện đại và có kích thước to lớn nhất ở đây. Vỏ ngoài sơn màu sáng và tiếng nổ phành phạch của nó có vẻ không mấy hợp với khung cảnh, nhưng ngay sau khi rời bến nó đã hòa vào bao la núi non sông nước. Những hòn đảo ngoi trên mặt hồ trước kia vốn là những đồi thông nên vào mùa nước lớn cây cao tràn ra khỏi mép đảo. Con đò cứ như lao thẳng vào khe núi, nhưng khi tới gần trời đất lại mở ra bao la. Trên những triền đảo thấp, làn sương mỏng lan trên mặt hồ rộng lau sậy phất phơ.
Cậu lái đò còn khá trẻ nhẹ nhàng từ chối khi chúng tôi có ý định lì xì đầu xuân: “Đò này của chùa, không thu tiền khách sang ngang. Nếu chư vị có lòng xin làm công quả mang gạch lên chùa”. Gạch đã được buộc sẵn từng đôi, không xách thì có thể treo toòng teng lên gậy mà khiêng, người nào sức dài vai rộng có thể bỏ dăm bảy cặp vào bao bố mà quảy, hệt như thầy trò Đường Tam Tạng vậy. Dăm chục bước chân đầu cảnh thơ, trời mát ai cũng đi phăm phăm. 
Nhưng qua chừng hai ngọn đồi đã thấy chân chồn, mồ hôi vã. Hóa ra gạch không nặng, hành lý không nặng, chính cái xác phàm của ta lại là thứ nặng nề đáng ghét nhất. Một cụ bà khi nãy bị đám thanh niên bỏ lại sau giờ đã theo kịp, không dừng bước chân bà nói như chỉ đủ cho mình nghe: “Thư thư thôi các bác ạ, bằng ba thế này mới được nửa đường. Xin đức thánh chứng cho lòng thành thì đi nhẹ nhàng lắm...”. Kinh nghiệm các cụ quả đúng, đi chùa phải thư thả, nhẹ nhàng, miệng niệm nam mô thì chân leo mấy núi cũng xuể.
Qua chặng nghỉ giữa đường thì mệt nhọc cũng vơi đi nhiều phần, mùi nhựa thông ngào ngạt không gian, tuy không có tiếng suối reo hay vượn hót nhưng cũng đáng cho là chốn tiên bồng nếu như không có mấy bảng cảnh báo cháy rừng và yêu cầu giữ vệ sinh chung. Chặng đường thứ hai núi dốc hơn, chân đã chồn tới mức muốn “sụm bà chè” thì bỗng nghe tiếng chuông chùa âm âm, tiếng mõ ẩn hiện trong sương. Cũng phải một thôi đường nữa mới thấy rõ hình ngôi chùa tọa trên sườn núi cao, thử thách cuối cùng là ngót trăm bậc thang dốc đứng dẫn lên sân chính. 
Không phải ngôi chùa tòa ngang dãy dọc, cũng không phải mây núi hùng vĩ làm ta choáng ngợp. Bỗng nhận thấy hai viên gạch mang công sức của ta chìm trong lớp lớp những viên gạch dưới sân chùa. Cây hương trước cửa chùa không cháy rừng rực, khói không tuôn làm chảy nước mắt người mà lan tỏa và nhẹ quyện vào lớp khói sương phảng phất dù đã sắp chính ngọ. Ngôi chùa mới sửa lại màu ngói còn quá tươi, cột đá đỡ diềm mái dường như hơi tân kỳ quá... nhưng cái thần khí vẫn giữ đó, ngôi chùa nhỏ ẩn mình trên núi lớn, giữa ngàn mây, không lụy bụi trần. Tương truyền chùa được lập cách đây đã nhiều trăm năm, do công của một hoàng tôn đời Lê. 
Nghe rằng chùa linh lắm, vua chúa cũng không quản ngại xa xôi cách trở  thường lui tới đây để cầu an, đặc biệt là cầu mưa thuận gió hòa. Trời khô nắng hạn đến mấy chỉ thỉnh lên một hồi chuông là mây vần tụ về, bão lụt đến mấy cũng mưa tạnh mây tản. Nơi đây cũng đã hình thành một hồ nước ngọt nhân tạo khổng lồ giúp tưới tiêu khắp một vùng sơn cước.
Khách lên chùa bắt đầu có người cầu chức, xin của và ngoài chùa chính còn giữ khí Phật, cách vài trăm mét người ta đã lập thêm miếu Bà, hang Cậu. Biết làm sao được, một đằng phải giữ tín ngưỡng dân gian, một đằng nữa các con nhang đệ tử lại là những người góp công quả nhiều nhất, tích cực nhất. Cơ chế thị trường đã lên núi từ lúc công nhân lâm trường được giao khoán chăm sóc và thu hoạch nhựa thông. Nhưng, như bà quản gia nhà chùa cho biết nếu không có sự tích cực của các tín chủ kết hợp với nhà chùa vận động đóng góp xây mới thì ngôi (chùa) cũ chắc năm qua đã sụp rồi, kể cả nhiều bức tượng Phật cổ cũng vậy.
  Nấn ná mấy cũng phải tới lúc chia tay. Người ta thường nói lên khó xuống dễ, thêm nữa ưu phiền đã vợi hết, thân xác như thanh thoát hơn nhiều. Tiếng máy diesel phành phạch đưa tâm thức khách xuân trở về với thực tại, bến bên kia có hai xe du lịch vừa tới, có lẽ dân Hà Nội lên

Ốc xào tương ớt

Đến Biển Du lịch Hạ Long có nhiều loại ốc: ốc đĩa, ốc tù và, ốc tai tượng… Mỗi loại ốc có cách chế biến riêng, có vị ngon riêng. Nhưng món ốc đĩa xào tương ớt vẫn hấp dẫn hơn cả, được các giới đều ưa chuộng từ người già đến phụ nữ trẻ em cho đến những tay sành điệu ăn nhậu.
Ốc đĩa nhỏ con, mình dẹp nên gọi là ốc đĩa. Ốc đĩa được rửa sạch cho vào nồi, không cho nước, nêm tương ớt rồi đem đun sôi.
Ốc xào tương ớt
Gọi là xào nhưng không cho mỡ, chỉ rắc thêm lá chanh thái nhỏ. Ốc xào bốc hơi nghi ngút, mùi thơm nồng đượm, ốc ngả màu hồng điểm chấm đỏ, chấm vàng trông thật đẹp mắt. Ốc đĩa xào ăn giòn, ngậy, cay cay, điểm thêm hương vị của dấp cá, lá thơm càng thêm hấp dẫn. Ốc đĩa thường dùng để ăn chơi, uống với bia rất hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét