Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Tháp Bằng An

Tháp Bằng An, tháp bằng an, tháp ba, tba, bằng an, ba
Vị trí: xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Thuộc xã Điện An, huyện Điện Bàn, nằm trên quốc lộ 14B, cách Đà Nẵng 30km về phía Nam, cách Hội An 1,2km về phía Tây. Phương tiện có thể lên đến: Xe du lịch 50 chỗ ngồi, có đường nhựa và sân để xe rộng rãi. Khuôn viên tháp rộng hơn 4000m².
Thuộc xã Điện An, huyện Điện Bàn, nằm trên quốc lộ 14B, cách Đà Nẵng 30km về phía Nam, cách Hội An 1,2km về phía Tây. Phương tiện có thể lên đến: Xe du lịch 50 chỗ ngồi, có đường nhựa và sân để xe rộng rãi. Khuôn viên tháp rộng hơn 4000m².
 Theo văn bia tìm thấy tại đây cho biết: vào khoảng thế kỷ 12, Vua Bhadravarman II cho xây dựng 1 đền thờ tên là LINGA PARAMESVARA (Thượng đế tuyệt đỉnh - 1 tên hiệu của thần SIVA) để dâng lên thần SIVA. Đây là Tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác - một kiến trúc độc đáo - hoàn toàn không giống bất cứ ngôi tháp nào còn tồn tại đến ngày nay.
Lịch sử hình thành:
Tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam. Về niên đại của tháp Bằng An vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Đầu Thế kỷ XX, H. Parmentier cho rằng niên đại của tháp chính là niên đại của tấm bia. Còn P. Stern thì xếp Bằng An vào phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định (niên đại từ đầu thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XII). Nhưng chính P. Stern cũng đã thừa nhận tháp Bằng An rất khó xác định niên đại bằng phong cách học. Gần đây, Trần Kỳ Phương định niên đại thế kỷ XII và xếp Bằng An vào phong cách Bình Định. Còn Ngô Văn Doanh, sau nhiều lần điều tra điền dã và nghiên cứu bia ký, thì cho rằng niên đại của Bằng An là cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X.
Tháp Bằng An có nhiều đặc điểm khác biệt so với các tháp Chămpa khác như:
- Dạng mặt bằng bát giác
- Cấu trúc mái hình chóp
- Không có các cột ốp tường, không có cửa giả và rất ít hoa văn.
Đây là ngôi tháp duy nhất còn lại ở giữa cánh đồng ven sông Vĩnh Điện, nơi mà xưa kia từng có cả một quần thể di tích kiến trúc cổ Chămpa như đền tháp, thành luỹ… đã được nhắc đến trong sử sách.
Vào đầu thế kỷ XX theo tài liệu vẽ ghi kiến trúc của H. Parmentier thì tổng thể Bằng An gồm ba ngôi tháp. Bên cạnh ngôi tháp mặt bằng bát giác còn hai tháp nhỏ mặt bằng hình vuông nằm về phía Đông Bắc và Tây Nam. Những dấu tích kiến trúc theo bản vẽ của H. Parmentier còn cho thấy tháp Bằng An trong lịch sử kiến trúc Chămpa vừa có tính kế thừa cấu trúc tổng thể gồm ba tháp song song quy mô chênh lệch nhau không đáng kể, vừa có cấu trúc tổng thể dạng một tháp trung tâm thờ thần Siva lớn hơn hẳn các tháp phụ xung quanh. Đến Tháp Bằng An bạn sẽ được thấy 1 “Linga” khổng lồ (cao 21,5m) đứng giữa trời mây lồng lộng để cảm nhận cuộc sống luôn sinh tồn và phát triển
Cấu trúc tháp Bằng An được chia làm hai phần:
Tiền sảnh và Điện thờ. Mọi ấn tượng của Bằng An được tập trung ở Điện thờ. Khác hẳn với các dạng thường gặp ở những tháp Chămpa khác, Điện thờ của tháp Bằng An có mặt bằng bát giác, không có các yếu tố trang trí đặc trưng như: cột ốp, cửa giả, hoa văn. Nhìn từ xa, Điện thờ của Bằng An được thấy ba phần rõ rệt: đế, thân bát giác và mái hình chóp tạo bởi tám mặt cong thu dần về phía đỉnh. Tỷ lệ và hình dáng của Điện thờ như một khối Linga khổng lồ cao gần 21m, còn mặt bằng của toàn bộ tháp lại gợi lên hình ảnh Yoni. Có thể coi Bằng An chính là một tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn nhất trong lịch sử điêu khắc Chămpa thể hiện bộ ngẫu tượng sinh thực khí Linga - Yoni. Theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì tháp Bằng An là một di tích có giá trị cao về mặt lịch sử liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm.
Thực trạng và khả năng khai thác, bảo tồn và phát triển du lịch:
Hiện nay toàn bộ Tiền sảnh của ngôi tháp còn lại khá nguyên vẹn, tuy rằng phần đỉnh đã sạt lở và mất các chi tiết trang trí ở các cạnh. Bên trong Điện thờ có một Linga bằng đá - biểu tượng của thần Siva tượng trưng cho sức mạnh nhưng nay chỉ còn bệ thờ. Từ những phân tích về đặc điểm kiến trúc cũng như những nhận định về niên đại vừa nêu có thể thấy tháp Bằng An có nhiều giá trị về lịch sử - văn hoá, kiến trúc - điêu khắc và kỹ thuật xây dựng. Vì vậy ngôi tháp cần được quan tâm nghiên cứu bảo vệ và phát huy giá trị. Tháp Bằng An cần phải được trùng tu để trả lại hình dáng ban đầu. Có thể trùng tu phục hồi một số thành phần kiến trúc theo những tài liệu xác thực liên quan như: tài liệu lịch sử, bản vẽ ghi kiến trúc của H. Parmentier, các kết quả khảo cổ học. Cũng có thể phục hồi chức năng nào đó để phát huy giá trị về du lịch của ngôi tháp.
Thời gian tham quan: Tối thiểu: 5 phút - tối đa: 20 phút
Sức chứa: Sân rộng đủ cho 40 - 50 người đứng tham quan (Lưu ý chỉ được vào bên trong tháp từ 1 đến 2 người)
Giờ mở cửa: Sáng: 7 giờ đến 11 giờ - Chiều: 14 giờ đến 17 giờ

Khách Sạn Huy Hoàng Garden 87 Hùng Vương, Trung tâm Thành phố Hội An, Hội An, Việt Nam là một trong những khách sạn ở hội an phù hợp với bạn.
 Nằm ở vị trí thuận lợi trong Trung Tâm Thành Phố Hội An, Huy Hoang Garden Hotel là một điểm lý tưởng để khởi hành chuyến du ngoạn của bạn ở Hội An. Khách sạn không quá xa trung tâm thành phố: chỉ cách 1.0 Km, và thông thường chỉ mất khoảng 45 phút để đến sân bay. Với vị trí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố.
Hãy tận hưởng hết vô số dịch vụ và tiện nghi không gì sánh được ở khách sạn Hội An này. Sự chọn lọc khắt khe những thiết bị hàng đầu như dịch vụ ăn tại phòng 24 giờ, quán cà phê, dịch vụ du lịch, quán bar, dịch vụ giặt là/giặt khô để khách có thể tận hưởng thoải mái khi ở khách sạn.
Huy Hoang Garden Hotel có 32 phòng, tất cả đồ nội thất đều dễ chịu, êm ái, như truy cập internet không dây (miễn phí), tủ đồ ăn uống nhẹ, phòng không hút thuốc, truy cập internet không dây, nước đóng chai miễn phí. Danh sách phương tiện giải trí được trang bị ở khách sạn, bao gồm bể bơi ngoài trời. Dù bạn đến để thư giãn hay làm gì, Huy Hoang Garden Hotel luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho kì nghỉ của bạn ở Hội An.

Làng gốm Thanh Hà là điểm đến tiếp theo

Làng gốm Thanh Hà, làng gốm thanh hà, làng thanh hà, thanh hà, quảng nam
Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay.
Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm huyết của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục hồi.
Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay.
Hội An, thị xã nhỏ bé trầm mặc nằm bên bờ sông Hoài, nơi du khách tìm đến bằng tâm hồn hoài cổ bên những góc phố tường rêu, những mái ngói nâu đã bạc màu thời gian và còn nữa vẻ đẹp của những làng nghề hàng trăm năm tuổi như gốm Thanh Hà.
Với nét văn hóa độc đáo, những con người cần cù hiếu khách. Dường như trên từng con đường, từng góc phố của xứ Quảng Nam đều gợi lên hình bóng của quá khứ phồn thịnh của đô thị cổ Hồi An và làng gốm Thanh Hà là một trong những nơi như thế. Ở đó, dường như vẫn còn mang nặng một tấm lòng quê và sự hoài cổ về một làng nghề đã làm nên sự tự hào cho những người con xứ Quảng.
Nếu phương Bắc tự hào có gốm Phù Lãng, Bát Tràng thì làng gốm Thanh Hà chính là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Quảng. Làng nghề có hơn 500 tuổi này nằm ven con sông Thu Bồn hiền hòa, thuộc địa bàn xã Cẩm Hà, cách khu đô thị cổ Hội An khoảng 1 km. Ngược về lịch sử, vào đầu thế kỷ XVI, cư dân vùng Thanh Hóa theo chân Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp đã chọn vùng đất Thanh Hà ngày nay – nơi có nhiều đất sét để định cư, sinh sống bằng nghề gốm. Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, các sản phẩm gốm của làng Thanh Hà đã tạo được uy tín trên thị trường lúc bấy giờ và trở thành một trong những mặt hàng chủ yếu cung cấp cho các thương gia khắp nơi đến giao thương tại phố cảng Hội An. Đặc biệt, Thanh Hà chính là nơi sản xuất và cung cấp gạch, ngói lợp cho các ngôi nhà cổ ở Hội An – nơi được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Đến thăm làng, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe. Ban đầu, đất sét phải loại bỏ tạp chất rất kỹ rồi được nhồi cho thật đều, thật mịn. Tiếp theo, đất sét được đưa lên bàn xoay để tạo dáng sản phẩm gọi là “chuốt” gốm. Đây là khâu khó nhất của quy trình làm gốm và chỉ có người thợ có từ 4 đến 5 năm nghề mới có khả năng đảm nhiệm. Sau khi hoàn thiện các khâu chỉnh sửa sản phẩm, các tác phẩm sẽ được phơi khô rồi đưa vào lò nung. Nếu tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra, sản phẩm khi ra lò sẽ có màu đặc trưng của gốm Thanh Hà: màu gạch đỏ.
Các sản phẩm chủ yếu của làng là đồ dùng hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống... với nhiều kiểu dáng đa dạng và phong phú về màu sắc. Đặc biệt, để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, làng cũng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm lưu niệm bằng gốm rất đẹp mắt như mặt nạ gốm, phù điêu, gạt tàn, tò he...
Cho đến nay, Thanh Hà vẫn tuân thủ các quy trình sản xuất gốm truyền thống. Chính điều đó đã tạo ra một nét đặc biệt trong các sản phẩm của làng. Trong xu thế hội nhập, các sản phẩm được làm ra từ tình yêu quê hương đất mẹ, từ bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã có mặt khắp nơi, góp phần phát triển kinh tế địa phương và quảng bá hình ảnh du lịch Hội An nói riêng và văn hóa xứ Quảng Nam nói chung.

Bánh tổ – hương vị Tết Quảng Nam

Bánh có màu trắng, ngà, cà phê sữa, hay “đen như cục đường bát” tùy vào loại và lượng đường dùng làm nguyên liệu chế biến, bên trên phủ một lớp mè (vừng). Cầm ổ bánh tổ lên, khứu giác còn cảm nhận được mùi gừng thơm lừng quện trong hương vị bánh.
Bánh tổ Quảng Nam - iVIVU.com
Cái hay của bánh tổ là có thể để được lâu, ăn dần dà cả tháng. Bánh tổ vừa dẻo vừa ngọt, nên không chỉ bày trên các mâm lễ dâng gia tiên ngày tết Nguyên đán, mà cả trong mâm lễ tiễn ông Táo về trời. Bánh tổ bỏ vào chảo dầu phụng chiên giòn lại có hương vị đặc trưng khác, không chỉ ngọt, dẻo, thơm lừng mùi gừng, mùi vừng mà còn hơi beo béo, chỉ làm thèm, không hề gây ngán.
Ra các chợ ở Quảng Nam ngày giáp Tết, bạn sẽ thấy bánh tổ được bày bán rất nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét