Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Mũi Sa Vĩ

Mũi Sa Vĩ, mũi sa vĩ, mũi sv, msv, sa vĩ, sv
Vị trí: Thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Nhiều người Việt gần đây mỗi khi đến một kỳ nghỉ hay những lúc rảnh thường tranh thủ “xuất ngoại” khám phá những vùng đất lạ trên thế giới. Còn tôi, lại thích khám phá những miền đất thú vị của Tổ quốc mình. Và quyết tâm đặt chân tới mũi Sa Vĩ - điểm khởi đầu của dải đất hình chữ S - là một nơi, một lần như thế.

 

Bãi biển Trà Cổ là nơi du khách có những giây phút nghỉ ngơi thú vị

Thị xã Móng Cái, nơi có cửa khẩu giao thương với Trung Quốc, nơi người Việt và người Hoa có thể đi lại qua cây cầu Bắc Luân để bán mua tấp nập hàng ngày, nơi dòng sông Ka Long rộn rã những chuyến tàu chở hàng hóa ngược xuôi, những vải vóc quần áo, giày dép đồ gia dụng, và hơn cả là hải sản đậm đà mùi biển cả, nơi tiếng nói dường như cũng nhuốm màu sóng gió để trở nên nặng hơn, lạ hơn với nhiều vùng đất miền Bắc khác. Ở đây, nhà cửa san sát, hàng hóa san sát, ai cũng muốn đến để mua sắm, để xem xét. Nhưng, chỉ ra khỏi thị xã vài cây số thôi, tự dưng thấy trời cứ như rộng ra, đất đai bằng phẳng đi. Cứ thế, hơn chục cây số đường trải nhựa thẳng tắp, hai bên là bãi sú mênh mông lộ hẳn ra hoặc ngâm chìm trong nước tùy theo độ lên xuống của thủy triều. Rẽ trái là đường đến Trà Cổ, một ngôi làng biển cổ kính, hầu như nằm dạt về một bên. Bên kia là rừng dương xõa tóc, là bãi biển, là đường bờ biển bao quanh vùng biên cương của Tổ quốc mình. Muốn đến được mũi Sa Vĩ, phải qua Trà Cổ, đó cũng là sự trải nghiệm đầy thú vị. 
Thật lạ, cách Móng Cái chừng mười bảy cây số, Trà Cổ dường như đứng ngoài sự náo nhiệt bán mua ấy, hay nói đúng hơn, nơi đây vẫn giữ được vẻ yên bình hiếm có của riêng mình như từ bao đời nay vẫn thế. Những ngôi nhà nhỏ, thấp với gạch ngói rêu phong đặc trưng của nơi hứng chịu nhiều bão tố. Con đường cũng nhỏ, người đi lại thưa thớt và chậm rãi chứ không vội vã ồn ào. Làng chạy dọc theo đường đi nên có nhiều ngõ nhỏ, vì thế, rẽ vào mỗi ngõ là gặp những điều bất ngờ. Có những ngôi nhà cũ, thẫm rêu, trên cổng còn ghi rõ năm xây dựng: 1926. Có khi, đó là một loài cây chẳng mấy khi gặp ở nơi khác.
 

Trà Cổ là một ngôi làng ven biển, còn nhiều ngôi nhà cổ độc đáo

Chợt gặp một cái biển chỉ dẫn lối rẽ vào Đình Trà Cổ - di tích lịch sử đã được xếp hạng. Chính nơi đây đã khởi nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Nguyễn Cường viết nên ca khúc “Mái đình làng biển” nổi tiếng. Đình vắng, mấy cậu bé say mê với trò chơi tự chế từ chiếc lốp xe máy hỏng bên gốc cây bàng, cây phượng. Ẩn sau những mái đao cong vút là biết bao câu chuyện về lịch sử, về chuyện đời, chuyện người. Đình Trà Cổ được xây dựng vào năm Quang Thuận thứ 2 của đời Hậu Lê 1462, thờ sáu vị Thành hoàng đã có công lập nên làng Trà Cổ. Điều đặc biệt là, dù được xây dựng tại vùng biên giới giáp với Trung Quốc nhưng đình Trà Cổ hoàn toàn mang phong cách kiến trúc Việt Nam. Mặt bằng đình theo kiểu chữ Đinh, tiền đường gồm 5 gian, 2 trái, hậu cung có 3 gian. Mái đình hơi võng, lợp ngói mũi giống như những ngôi đình của các làng quê đồng bằng sông Hồng. Đình gồm 48 cột lim đặt trên tảng kê bằng đá xanh, cột cái cao 4,65 mét, chu vi cột 1,63 mét. Đình còn có 2 cột bằng đá nguyên khối cao hơn 2 mét. Các cột được giằng đan bởi những xà ngang dọc, ở các đầu xà gồ đều chạm đầu rồng. Hai đầu hồi là Hai bức hoành phi sơn son thiếp vàng đối diện nhau: “Nam Sơn Tịnh Thọ (Nước nam bền vững); Địa cửu thiên trường (Đất vững trời dài)”. Trong đình có nhiều bức cửa võng trạm trổ tinh xảo được sơn son thếp vàng. Những hình ảnh cách điệu về Tứ Linh, về thần tiên, về con người... Trong hậu cung có bức trạm bông sen vàng, ở giữa giải hoa văn ô vuông. Trước hậu cung có bức y môn bằng lụa điều thêu hình rồng phượng, đôi chim hạc cao 1,5 mét. 
Đầu Đao của đình uốn cong vươn lên như những đầu đao của những ngôi đình ở đồng bằng bác bộ. Đẩu Bẩy được làm bằng những thân lim lớn, trạm trổ hình đấu rồng tinh xảo, rất đặc biệt là các bức trạm trổ không hề giống nhau. Sàn đình làm bằng gỗ, cao 0,4 mét, bưng kín bằng những bức trạm trổ. Nhiều kết cấu mái đều được cách điệu và trạm trổ tinh xảo. Chính vì thế, đình mang đậm chất văn hóa của người Việt cổ xưa, không hề lai căng pha tạp đồng hóa với kiến trúc Trung Hoa, điều này càng khẳng định rằng cha ông ta ngày xưa đã rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc.
 

Cây phi lao ở mũi Sa Vĩ.
Bãi cát trắng sạch, nước biển trong xanh vì thế biển Trà Cổ cũng thu hút nhiều người đến đây vui chơi. Nhưng với chúng tôi, đến Trà Cổ không phải vì bãi biển đẹp, mà bởi nơi đây có điểm đầu tiên của nét bút tạo hóa vạch nên bản đồ chữ S Việt Nam. Chúng tôi muốn uống một hớp nước ở điểm đầu này, muốn bước chân mình lạo xạo trong bùn cát, muốn hưởng trọn cái nắng, gió của biển trời Sa Vĩ. Những bông sim, bông mua hình như cũng tím hơn trong chiều biên giới. Nơi rừng dương chắn sóng rì rào, nơi bãi sú kiên gan ngâm mình giữ đất, nơi biển trời mênh mông cho ta thấm thía hơn bao giờ hết cái từ “Đất Nước” đã từ lâu quen thuộc với mình. Đó là cảm giác đầu tiên của chúng tôi khi đến với mũi Sa Vĩ. 
“Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước”, chúng tôi đã gặp nơi đây không chỉ là một tấm bảng khẳng định chủ quyền, không chỉ là một tấm biển vành đai biên giới, không chỉ là một rừng dương vi vút hát trong chiều muộn, mà thấy cả một nỗi niềm bâng khuâng, tự hào về Tổ quốc trào dâng trong tâm hồn.
 

Người dân sống ở mũi Sa Vĩ chuẩn bị thuyền ra khơi bắt cá
“Chiều biên giới em ơi, có nơi nào xanh hơn”, câu hát ấy bất giác ngân lên trong lòng tôi khi nhìn ra xa xa muôn trùng sóng nước, nơi bóng chiều đã bắt đầu phủ lên biển cả bao la. Đằng sau là tiếng cười, tiếng ríu rít của những bạn trẻ, những đôi trai gái, cả những gia đình nhiều thế hệ, mang theo tiếng nói của vùng miền mình đến đây chụp ảnh, để lưu giữ một kỉ niệm, một khoảnh khắc, một cảm xúc và một trải nghiệm của cuộc đời mình. Còn phía trước kia là muôn trùng xa xôi, diệu vợi. Chẳng biết, đất dưới chân mình đứng đây, mấy nghìn năm trước, cha ông ta ai là người đứng đầu tiên; chẳng biết, mấy nghìn năm qua, bao nhiêu dấu chân thế hệ đã đặt lên để mũi mãi hiên ngang luôn hướng ra phía biển...

Nhúm một nhúm cát, nhặt lên một hòn đá cuội, nắm chặt trong tay mình để thấy cát và đá cũng ấm tình Tổ quốc. Tôi mang hai vật ấy cất vào ba lô mang về đặt lên bàn làm việc. Tôi tin chắc rằng, mỗi khi nhìn thấy cát và đá tôi lại nhớ về Sa Vĩ, nhớ về Trà Cổ, về nơi đã lưu giữ một phần tâm hồn mình, để lại nhen nhóm và thu xếp thỏa mãn khát vọng lên đường khám phá những mũi Cà Mau, cột cờ Lũng Cú, những điểm cực khác của Tổ quốc mình và trân quý hơn những vẻ đẹp muôn hình muôn sắc khắp dải đất hình chữ S thân yêu

Trà Cổ nằm ở cực Đông Bắc đất nước thuộc tỉnh Quảng Ninh, kề sát biên giới Trung Quốc, cách thị xã Móng Cái và cửa khẩu Móng Cái chừng 10km.
Có thể đến Trà Cổ bằng nhiều cách khác nhau. Bằng ca nô hay tàu thủy chạy từ Hải Phòng đến Móng Cái với quãng đường hơn 200 km hoặc từ Hòn Gai với hành trình 132km, bạn sẽ đến bãi biển Trà Cổ. Nếu bạn đi đường bộ thì có thể lên ôtô từ Hà Nội, theo đường 18, Hà Nội - Hòn Gai đến Tiên Yên rồi rẽ đường số 4 đi thị xã Móng Cái để ra bãi biển Trà Cổ.  Những bông sim, bông mua hình như cũng tím hơn trong chiều biên giới. Nơi rừng dương chắn sóng rì rào, nơi bãi sú kiên gan ngâm mình giữ đất, nơi biển trời mênh mông cho ta thấm thía hơn bao giờ hết cái từ “Đất Nước” đã từ lâu quen thuộc với mình. Đó là cảm giác đầu tiên của chúng tôi khi đến với mũi Sa Vĩ - nơi bắt đầu hình chữ S trên bản đồ Việt Nam.

Có rất nhiều khách sạn ở hạ long cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn Khách Sạn Khe Chàm Khu Tràng Lộ, P. Trà Cổ, Móng Cái

Đình Trà Cổ là điểm đến tiếp theo

Đình Trà Cổ, đình trà cổ, đình tc, đtc, trà cổ, tc
Cách đây gần 600 nãm, người Trà Cổ đã xây dựng ngôi đình làng để thờ các vị tổ (Thành Hoàng làng). Lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của Thành Hoàng làng và cầu mong trời đất thần linh mang lại những điều tốt lành cho dân làng.
Trà Cổ nằm ở nơi ”đặt nét bút đầu tiên để vẽ hình chữ S của bản đồ đất nước”. Trà Cổ có bãi biển đẹp lý tưởng cho du khách. Cư dân Trà Cổ vốn gốc ở Ðồ Sơn. Ðình Trà Cổ cũng là nơi thờ Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê – Trịnh. Ngôi đình lớn đại diện cho kiến trúc đình làng của người Việt hiện nay vẫn được bảo tồn.
Ðình Trà Cổ là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện qua nghệ thuật trạm khắc công phu, tinh xảo mang đậm nét văn hoá truyền thống dân tộc và đã được Bộ Vãn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Đình được xây dựng vào năm Quang Thuận thứ 2 (1462) và được sửa chữa nhiều lần về sau, nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng về phong cách kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc như lúc khởi dựng.
Mặc dù được xây dựng tại vùng biên giới giáp với Trung Quốc nhưng đình Trà Cổ hoàn toàn mang phong cách kiến trúc Việt Nam, mang đậm chất văn hóa của người Việt, không hề lai căng pha tạp đồng hóa với kiến trúc Trung Hoa, điều này càng khẳng định rằng cha ông ta ngày xưa đã rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc. Đình Trà Cổ như một "cột mốc văn hóa" khẳng định chủ quyền văn hóa của Việt Nam. Trải qua gần sáu trăm năm thăng trầm của đất nước, không ít cơn binh lửa can qua nhưng đình vẫn giữ nguyên dáng vẻ và phong cách như xưa.
Ðình được dựng theo kiểu chữ công trên diện tích 400 m2. Toà bái đường 7 gian, bên trong gác dầm lát vát 48 cột gỗ lim, cột cái cao trên 4,5 m, chu vi 1,5 m.
Bộ khung mái làm bằng gỗ quí chạm khắc công phu, tinh tế. Bốn đầu đao uốn cong gắn hình rồng, những đầu bẩy lực lưỡng chạm rồng đỡ mái hiên làm cho ngôi đình trông bề thế, đồ sộ.
 
 
 
Đề tài trang trí ở đây rất phong phú và đa dạng như long, ly, quy, phượng, lưỡng long chầu nguyệt, long hoá mây, cá chép hoá long, long mã, hổ phù, hoa văn dạng hoa lá, mây xoắn... Tất cả được thể hiện rất công phu, tài nghệ, mang đậm nét văn hoá cổ truyền của người Việt Nam.
 

 
 
Sàn đình làm bằng gỗ, cao 0,4 mét, bưng kín bằng những bức chạm trổ. Nhiều kết cấu mái đều được cách điệu và chạm trổ tinh xảo. Liên kết hệ khung dầm và vách ngăn đều bằng gỗ lim có kích thước lớn. Trong đình hiện còn lưu giữ được những hiện vật cổ rất có giá trị.
 
 
 
Trong đình, ngoài những bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng rực rỡ là những bức cửa võng lớn chạm tiên cưỡi rồng vượt biển, lưỡng long chầu nguyệt.
Ðồ thờ phần lớn bằng đồng có kích thước lớn, đặc biệt có đôi hạc gỗ cao trên 1,5 m trông khá sinh động, và hàng chục bức chạm trổ sinh động, nhiều câu đối hoành phi sơn son thếp vàng. Các bức cửa võng được chạm trổ hình tiên nữ cưỡi rồng bay trong mây, dưới là sóng biển nhấp nhô, phần trên là hình rồng chầu mặt trời. Ngoài hình tứ linh còn có hình hươu sao cổ dài, có sừng, cộc đuôi, tư thế chạy hay đứng quay đầu, mồm ngậm hoa cúc.
http://dulichhalong.org/wp-content/uploads/2010/11/237.jpg
Mặt bằng đình theo kiểu chữ Đinh, tiền đường gồm 5 gian, 2 chái, hậu cung có 3 gian. Mái đình hơi võng, lợp ngói mũi giống như những ngôi đình của các làng quê đồng bằng sông Hồng.
 
Đình thờ 6 vị Thành Hoàng làng đã có công lập nên xã Trà Cổ xưa. Truyền rằng Trà Cổ tổ Đồ Sơn - Những người dân Đồ Sơn xưa đã đến nơi này - Họ là những ngư dân, là những người lính ra trấn giữ mảnh đất này của Tổ quốc và ở lại sinh cơ lập nghiệp lập nên làng chài Trà Cổ. Hàng ngàn năm qua đi, người dân Trà Cổ vẫn còn giữ nguyên nền nếp của người dân vùng biển Đồ Sơn.
 
Lễ hội Trà Cổ được diễn ra trong khoảng thời gian từ 30/5 đến hết 6/6 âm lịch. Lễ hội là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu), với nghi thức một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu, tiếp đến là người cầm cờ và phải là người cường tráng trẻ đẹp và có đạo đức được làng bầu chọn từ cuối hội nãm trước cùng những người khiêng kiệu.
168 e1290054621713 Lễ hội Trà Cổ le hoi

Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt mà biểu thị chủ yếu là thi các chú lợn mà người ta gọi là các Ông Voi. Các Ông Voi được các cai đám và dân làng chăm sóc chu đáo từ nhiều tháng trước khi vào hội.
Nét độc đáo của lễ hội Trà Cổ là có hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, ai nấu ăn giỏi đều được cả làng biết đến. Ngày mùng 6 là ngày kết thúc lễ hội có múa bông. Trong ngày múa bông, người ta cầu mong trời đất thần linh phù trợ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, chăn nuôi, trồng cây tươi tốt, cuộc sống ấm no.
Lễ hội đình làng Trà Cổ không những thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của con người đối với các vị thành hoàng mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của người dân trong tham gia bảo vệ và xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh. Về với vùng đất biên cương cực Ðông Bắc này, khi kính cẩn thắp một nén nhang thơm dưới mái đình làng biển. Sự vươn lên mạnh mẽ của vùng đất và con người Trà Cổ cùng với những giá trị văn hóa không thể phủ nhận là minh chứng rõ ràng nhất về sự trường tồn và lớn mạnh của Tổ quốc.

Canh hà Quảng Yên

Một đặc sản khác của Hạ Long mà người Yên Hưng rất tự hào, đó là con hà. Canh hà Quảng Yên, đặc biệt là giống hà cồn sống ở sông Chanh đem nấu canh chua ăn rất ngon và có cả bốn mùa, nhưng thú vị nhất vẫn là được ăn vào những ngày hè nóng bức. Ngoài ra, hà có thể đem tẩm bột rán ăn rất béo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét