Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Hội đền Bắc Hà

Hội đền Bắc Hà, hội đền bắc hà , đền bắc hà, đền bh, bắc hà, bh
Vị trí: thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Thời gian: 7/7 âm lịch Địa điểm: Đền Bắc Hà, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Đối tượng suy tôn: Gia quốc công Vũ Văn Mật, người đã có công dẹp loạn, an dân, hùng cứ vùng Tây Bắc thế kỷ 16-17. Đặc điểm: Lễ dâng hương, khóa tế nam, khóa kế nữ, rước kiệu… Múa sư tử, múa xòe, đẩy gậy, chọi gà, kéo co, cờ tướng… 

Khách Sạn Sao Mai Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, Lào Cai là một trong những khách sạn sapa phù hợp cho bạn nghỉ ngơi.

Sau đó tìm hiểu Điệu xòe ở Tà Chải

Điệu xòe ở Tà Chải, điệu xòe ở tà chải , điệu xòe, tà chải
Thời gian: 15/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Đối tượng suy tôn: Thần Nông (vị thần cai quản ruộng nương).
Đặc điểm: Múa xòe của người Tày.

Cũng như nhiều vùng khác, người Tày xã Tả Chải (huyện Bắc Hà) mở hội để cúng Thần Nông (vị thần cai quản ruộng nương), đồng thời cũng là dịp tổ chức vui chơi cho dân bản.Sáng sớm ngày rằm tháng Giêng hàng năm, khi ông mặt trời nhô lên, là lúc mọi người đang háo hức dự hội, thì ở ngoài đồng tiếng trống, tiếng chiêng vang rộn khắp núi rừng giữa tiết xuân ấm áp. Trong ngày hội, phần lễ tương đối đơn giản. Giữa bãi rộng, người ta dựng lên một cây nêu bằng cây bương to, có gắn một vòng tròn dán giấy đỏ (biểu tượng mặt trời). Dưới châncây nêu là những mâm lễ của làng và của các gia đình thành kính dâng lên cúng thần, cầu mong cho mùa màng tốt tươi, thóc lú đầy sàn, trâu ngựa lợn gà đầy chuồng.Sau lễ cầu khấn, ông chủ lễ hội gióng lên hồi chiêng khai mạc. Tiếng trống, tiếng chiêng tức thì bừng bừng thúc giục, mời gọi. Một vòng xòe được hình thành do những bà, những chị kết lại, rồi một người, hai người rời đám đông nhập vào. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng làm tan biến cái rụt rè ngượng ngung, cuốn mọi người vào vòng xoè tình bạn. Tay trong tay, mắt trong mắt, vòng xoè rộng dần, rồi mở thành hai vòng, ba vòng, hết điệu này sang điệu khác và kéo dài trong suốt nhiều ngày lễ hội.

Du lịch Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách

Du lịch Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” – giống lợn bản địa thả rông, mỗi khi cần tiền đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán. Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới… cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo sapa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”
Là huyện miền núi, nhưng kho tàng ẩm thực sapa lại có đặc sản từ…cá. Thứ nhất, phải kể đến cá do đồng bào dân tộc bắt từ những con sông, dòng suối ầm ào réo gào dưới những hẻm núi sâu thẳm của sapa. Cá bắt được, đồng bào nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối sapa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài quanh năm vật lộn giữa đá tảng trong dòng chảy cuồn cuộn miền sơn cước, tốn bia lắm!



1 nhận xét: