Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Suối Tiên Quảng Nam

Suối Tiên Quảng Nam, suoi tien , suối tiên , quang nam , quảng nam
Vị trí: xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Vị trí:Suối Tiên, nằm ở thôn 1, xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đặc điểm: Đây có thể được xem là một trong những điểm du lịch khá lý tưởng bởi cảnh đẹp và không khí trong lành của một vùng quê mến khách ở miền trung du.
Từ tỉnh lỵ Quảng Nam, theo quốc lội IA, xuôi theo hướng Bắc, đến ngã ba thị trấn Hương An, rồi từ đây theo hướng Tây khoảng độ 10km là đến suối Tiên.
Theo truyền thuyết dân gian cho rằng, trước kia suối Tiên nằm ẩn mình trong những rừng cây cao và những dây leo chằng chịt, những loại dây này đan nhau, có những nơi thắt thành những chiếc vòng vắt quanh qua suối, quanh năm mặt đất chưa bao giờ nhận lấy ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Thường vào những đêm trăng sáng, những Tiên ông có đến đây ngồi trên những chiếc vòng ấy hoặc những phiến đá cùng nhau đánh cờ. Thế rồi một hôm có một người tiều phu, cũng là người thích chơi cờ, tình cờ đến xem các Tiên ông ngồi đánh cờ bên dòng thác, nước chảy trắng xoá xuống một cái ao trong xanh, khi xem xong ván cờ, người tiều phu liền đứng dậy, xách gùi vào rừng kiếm củi, nhưng nhìn lại thì thấy những dụng cụ của mình đã mục nát tự bao giờ, trên đầu tóc đã điểm bạc và trên trán có khắc dòng chữ" một ngày non Tiên". Sau này người ta gọi đó là ao Tiên và con suối có thác chảy gọi là Suối Tiên.

Suối Tiên có một hệ thống suối gồm tất cả khoảng 14 con thác, có độ cao từ thác thứ nhất đến thác thứ 14 khoảng 400m; mỗi thác có một vẻ đẹp riêng. Vào những ngày hè, hay những đêm trăng sáng du khách có dịp đến đây ngắm nhìn những dòng thác chảy in vào những đám cây rừng và trên nền trời xanh, du khách có thể hình dung như chốn bồng lai; đặc biệt trong con thác thứ ba có một cái ao trong mát, mà có tên là ao Tiên, chính là điểm tắm lý tưởng nhất.

Cuộc du ngoạn theo hành trình 14 con thác, du khách có thể đi theo hai lối, men theo dòng suối, hoặc mạo hiểm hơn là đi theo lối mòn của hai bên bờ suối.

 Có rất nhiều khách sạn ở hội an cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn Le Domaine De Tam Hải Resort Thôn 4 X.Tam Hải, H.Núi Thành, Quảng Nam là nơi nghỉ ngơi cho bạn.

Khu nghỉ dưỡng Le Domaine De Tam Hải nằm trên bờ biển phía Tây của đảo Tam Hải cách Hội An 45 km. Đi bằng ô tô tới sân bay Chu Lai chỉ mất 20 phút, còn tới sân bay quốc tế Đà Nẵng thì mất 90 phút.
Các villa đều hướng ra biển, được thiết kế theo kiến trúc truyền thống, bao quanh bởi những hàng dừa và cọ xanh mướt. Đặc biệt khi thư giãn tại hồ bơi bạn sẽ được nghe tiếng chim hót véo von, và tiếng sóng vỗ rì rào của biển cả.
Những ai muốn thư giãn trong khung cảnh yên tĩnh, thanh bình thì hãy đến khu vườn yên tĩnh của Domaine De Tam Hai. Nơi đây bạn sẽ cảm thấy thực sự thích thú khi được nghỉ dưới những rặng dừa, cọ xanh ngát và vẻ đẹp lôi cuốn của các loại hoa.

Sau đó thăm Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn , thánh địa mỹ sơn, mỹ sơn
Vị trí: xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Đó là những ngọn tháp nổi bật trên nền trời xanh thẳm đã tồn tại hàng ngàn năm qua trên vùng đất thánh. Đến nay, những ngon tháp ấy vẫn mang trên mình những nét bí ẩn của những ngày đầu tiên xuất hiện.. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh QuảngNam. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây-Nam. Là một địa điểm tham quan hấp dẫn thu hút nhiều du khách khi đến QuảngNam.
Những dấu ấn lịch sử
Năm 1895, C. Paris cho phát quang khu tháp này. Năm 1898-1899, hai học giả Pháp là L. Finot và L. De Lajonquière đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu các văn bia. Năm 1901, H. Parmentier – kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ đã đến nghiên cứu về kiến trúc và nghệ thuật. Những công trình nghiên cứu đầu tiên và cơ bản nhất về bi ký và kiến trúc tại Mỹ Sơn được L. Finot và H. Parmentier công bố trong kỷ yếu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (B.E.F.E.O) năm 1904.

Quần thể tháp tại khu thánh địa Mỹ Sơn
Căn cứ vào vị trí phân bố của nhóm tháp, H. Parmentier đã đặt tên các nhóm tháp theo mẫu tự Latinh:
- Nhóm A và A’ ( nhân dân địa phương thường gọi là tháp Chùa) gồm có 17 công trình.
- Nhóm B,C,D ( tháp Chợ) có 27 công trình.
- Nhóm E,F ( tháp Hố Khế) có 12 công trình.
- Nhóm G có 5 công trình.
- Nhóm H ( tháp Bàn Cờ) có 4 công trình.
- Các công trình riêng lẽ: K,L,M,N.
Cách đặt tên này chỉ mang tính chất quy ước để phân biệt các tháp cho tiện việc nghiên cứu, chứ nó hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt niên đại.
Theo nội dung một tấm bia tại khu A Mỹ Sơn, vào khoảng cuối thế kỷ IV, vua Bhadravarman đã cho xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để thờ thần Siva-Bhadresvara. Trong văn bia có đoạn:”…Bhadravarman dâng cho thần Bhadresvara một vùng đất vĩnh viễn; phía đông là núi Sulaha, phía nam là Đại sơn Mahaparvata, phía tây là núi Kusaka, phía Bắc là… (làm giới hạn). Ruộng đất trong phạm vi đó thì dâng với cả dân cư. Hoa lợi của khu này thì phải dâng lên thần…”. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ số lượng cũng như kiểu dáng của những ngôi đền được xây dựng tại Mỹ Sơn trước thế kỷ VII, bởi lẽ chúng đã bị thiêu hủy toàn bộ. Vào đầu thế kỷ VIII, vua Sambhuvarman cho xây dựng lại ngôi đền thờ Bhadresvara bằng gạch và đặt tên mới là Sambhu-Bhadresvara.

Đền thờ quan trọng nhất của vương quốc Champa
Phần lớn các đền thờ chính ở Mỹ Sơn được xây dựng để thờ thần Siva dưới các tên gọi khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ban đầu vị thần – vua Bhadresvara của Mỹ Sơn chỉ mang tính chất địa phương, phải đến thế kỷ XI, vị thần chủ ở Mỹ Sơn với tên gọi Srisana-Bhadresvara mới trở thành thần chủ của toàn vương quốc Champa.


Với khoảng 70 công trình xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, Mỹ Sơn là khu đền thờ Ấn Độ giáo quan trọng nhất của vương quốc Champa, tại đây chúng ta có thể tìm thấy hầu hết các phong cách kiến trúc trong nghệ thuật Champa.
Đền tháp ở Mỹ Sơn được bố trí theo một tổng thể:
- Đền thờ chính (Kalan) nằm ở giữa, tượng trưng cho núi Méru- theo quan niệm của Ấn Độ giáo, đây là trung tâm vũ trụ, nơi ngự trị của thần linh. Thông thường có một cửa quay về hướng Đông.
- Tháp cổng (Gopura) ngay ở phía trước Kalan, có hai cửa thông nhau mở về hướng Đông và hướng Tây.
- Mandapa, ngôi nhà dài tiếp với tháp cổng, dùng làm nơi đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật…
- Cạnh đền thờ chính là ngôi tháp có một hoặc hai phòng, cửa chính quay về hướng Bắc, dùng làm nơi cất giữ các đồ tế lễ gọi là Kosa-Graha.
- Ngoài ra quanh Kalan còn có các tháp phụ để thờ các vị thần phương hướng (Dispalakas), các vị thần tinh tú (Grahas) hoặc các vị thần phụ như Skanda, Ganesa…
Trường tồn với thời gian
Mỹ Sơn không chỉ được mọi người biết đến bởi các công trình kiến trúc, nơi đây còn nổi tiếng bởi hàng trăm tác phẩm vô giá, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Phần lớn những tác phẩm điêu khắc được tìm thấy vào những năm đầu của thế kỷ XX, đã được mang về trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Champa .
Theo thống kê của người Pháp, trước năm 1946, tại Mỹ Sơn còn khoảng 50 công trình kiến trúc khá nguyên vẹn, nhưng qua 2 cuộc chiến tranh, nhất là vào năm 1969, không quân Mỹ đã ồ ạt ném bom vào thung lũng Mỹ Sơn, làm cho khu di tích này bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình kiến trúc đã bị đánh sập hoàn toàn, trong đó có ngôi đền Mỹ Sơn A1 nổi tiếng.
Sau năm 1975, ở Mỹ Sơn có khoảng 20 tháp còn giữ được hình dạng, nhưng không có cái nào nguyên vẹn. Để phục vụ cho công tác kiểm kê, khảo sát và trùng tu di tích, năm 1978, công việc phát quang và tháo gỡ mìn đã được tiến hành, 11 người bị mang thương tích và 6 người khác vĩnh viễn nằm xuống để đem lại bình yên cho mảnh đất này.


Từ năm 1980, chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam-Ba Lan được thực hiện, kiến trúc sư Ba Lan Kazimier Kwiatkowski đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo về mặt kỹ thuật. Sau 10 năm được gia cố tu sửa, trung tâm kiến trúc bậc nhất của nghệ thuật Champa bắt đầu hồi sinh, Mỹ Sơn đã được trả lại phần nào dáng vẻ trước kia của nó, làm cho ta có thể hình dung được một đền thờ Ấn Độ giáo uy nghiêm kỳ vi của vương quốc Champa trong quá khứ. Trong thời gian này, nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị đã tiếp tục được tìm thấy, tất cả đang được trưng bày tại Mỹ Sơn.
Khu di tích Mỹ Sơn đã được Bộ Văn Hóa Thông tin ra quyết định số 54-VH/QĐ ngày 29-4-1979, công nhận là DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT. Ngày 1-12-1999, trong phiên họp thứ 23 của Ủy Ban Di sản thế giới, Mỹ Sơn đã được ghi vào danh sách DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI.

 Cháo lươn xanh Quảng Nam

Đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ khó cầm lòng với đặc sản dân dã có từ bao đời nay: cháo lươn xanh (ăn với cải xanh) hay còn gọi là cháo lươn gạo si. Gạo si (từ giống lúa cổ của địa phương) nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ trong một nồi riêng. Lươn đồng cũng đem làm sạch, chặt từng khúc nhỏ bằng lóng tay, trộn đều với gia vị rồi um lên bằng nồi đất đậy lá chuối non.
Cháo lươn xanh Quảng Nam - iVIVU.com

Khi tô cháo nóng hổi với lươn om thơm phức được bưng lên, người xứ Quảng có thể bỏ luôn một lần cải và các lọai rau, bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo để vừa thổi vừa xuýt xoa ngon miệng; hoặc thong thả bỏ vài cọng cải xanh vào từng thìa cháo để thấy vị cay cay của cải xanh, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt dịu thoang thoảng mùi hương của cây lúa quê nhà.
Một bát cháo lươn gạo si chỉ tâm 15.000 – 20.000 VND. Cháo lươn làng Bình Định ngon nhất là ở quán của chị Trương Thị Cẩm ở thôn 4, cách đập Phước Hà gần 5km.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét