Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Hội đánh cá làng Me

Hội đánh cá làng Me, hội đánh cá làng me , hội đánh cá, làng me
Vị trí: xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Làng Me, xã Tích Giang (Phúc Thọ) thường mở hội làng từ ngày 2 đến mồng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Bên cạnh phần lễ, phần hội của hội làng Me có nhiều trò chơi dân gian, đặc sắc hơn cả là cuộc thi đánh cá vào ngày mồng 4.
Làng Me, xã Tích Giang (Phúc Thọ) thường mở hội làng từ ngày 2 đến mồng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Bên cạnh phần lễ, phần hội của hội làng Me có nhiều trò chơi dân gian, đặc sắc hơn cả là cuộc thi đánh cá vào ngày mồng 4.

 
Làng Me thờ thần Tản Viên. Trong tâm thức của dân làng, Đức thánh Tản đã có công đánh thắng Thủy Tinh, diệt trừ thủy quái, đem lại mùa màng tốt tươi cho nhân dân. Để ghi nhớ công ơn của Thánh Tản, hàng năm dân làng tổ chức đánh bắt các loài thủy tộc dâng tiến lên Ngài. Xuất phát từ quan niệm đó nên làng Me có tục thi đánh cá vào dịp hội làng.


Làng Me có một chiếc ao lớn hình bán nguyệt sát đình làng nên dân làng gọi là ao đình. Tại ao này, dân làng thả rất nhiều các loại cá và phân công người trông nom cẩn thận để không cho bất cứ ai đánh bắt trước khi làng vào đám. Thành tục lệ, sáng sớm ngày 4 tháng 2 âm lịch, dân làng kéo nhau tập trung ra ao đình dự hội thi đánh cá.
Người trực tiếp dự thi sẵn sàng nơm, chũm, vó… trên tay chờ hiệu lệnh xuống ao thi tài. Người đi xem, cổ vũ đứng chật ních xung quanh. Sau khi một cụ cao niên có uy tín trong làng làm lễ khấn xin phép thành hoàng làng, lập tức lệnh đánh cá được bắt đầu với một hồi trống ngũ liên làm hiệu. Chỉ chờ có vậy, những người dự thi nhất loạt nhảy xuống ao đánh cá bằng các phương tiện của mình.


Tiếng trống thúc, tiếng reo hò trên bờ, cộng với tiếng xé nước ùm ùm dưới ao tạo nên không khí tưng bừng của ngày hội. Cá dưới ao bị dồn đuổi vào từng góc theo vòng vây của người dự thi. Những con cá bị bắt lập tức được đưa lên bờ cho người thân gom riêng từng phần để tính điểm. Cuộc thi đánh cá tưng bừng diễn ra đến qua 1 giờ chiều thì kết thúc. Lúc đó, từng phần cá đánh bắt được đem đến sân đình để chấm điểm. Ban giám khảo căn cứ vào số cá đánh được, chủng loại to nhỏ mà tính điểm để công bố giải thưởng. Dù được giải hay không được giải, mọi người đều vui vẻ, sảng khoái. Sau khi công bố giải thưởng, số cá đánh được trong hội thi được đem chia đều cho tất cả người dân trong làng để làm tiệc cá. Theo tâm niệm của người dân, phần cá được chia chính là phần lộc đem lại may mắn trong suốt một năm cho mỗi gia đình.

Có rất nhiều khách sạn ở hà nội cho bạn lựa chọn hoc bạn có thể chon Khách Sạn Ngọc Hà Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 

 Nằm giữa trung tâm của thị xã Phúc Yên cách TP. Vĩnh Yên không xa, Nhà Hàng - Khách Sạn Ngọc Hà thực sự là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, thưởng thức các món ăn ngon trong không gian thư giãn...
Khách sạn với những phòng nghỉ sang trọng, tiện nghi trong một không gian thoáng mát của cỏ cây, hoa lá làm tăng sức hấp dẫn đối với du khách bởi mang đến cảm giác thoải mái và hoàn toàn thư thái.

Sau đó đến thăm Chùa Yên Nội

Chùa Yên Nội, chua,yen,noi
Tên một ngôi chùa thuộc xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm.
Theo truyền thuyết, sau chiến thắng giặc Nguyên năm 1258 (lần thứ nhất) con gái thứ tư của vua Trần Thái Tông là công chúa Túc Trinh đã về Yên Nội cùng dân khai hoang lập ấp. Khi xây dựng làng xã xong, bà đã cho dựng chùa để thờ Phật, đặt tên chùa là “Sùng Quang Tự”. Chùa được xây dựng từ đời Trần, được tôn tạo thời Lê 1420), dựng gâc chuông năm 1913. Dân làng cúng lễ bà Túc trinh ngày 1 và 2 tháng 8 âm lịch. Chùa Yên Nội đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992.

 XÔI CHIM - HÀ NỘI

Xã Hạ Bằng là vùng đồi gò của huyện Thạch Thất, Hà Nội, xưa nay vẫn là vùng cây cối rậm rạp, là nơi hội tụ của nhiều loài chim thú. Nhân dân xưa có nghề săn bắn chim về cải thiện bữa ăn và còn bán ra thị trường. Trong đó nổi bật là nghề đánh lưới bắt chim ngói.
Hàng năm cứ về mùa thu, lúa mùa trổ bông, gió heo may thổi về là xuất hiện chim ngói. Từ các dãy núi Vua Bà - Ba Vì, từng đàn bay ra. Người đánh chim trải lưới ở một bãi đất rộng độ 20 - 30m2, lấy 5-6 tàu lá móc cắm ngụy trang thành một bụi cây nhỏ, đứng quan sát thấy đàn chim bay đến thì tung một con chim mồi được buộc chân bay lên để nhử. Đàn chim sà xuống ăn, người đánh chim dật 2 đầu dây, cánh lưới úp lại, chim ngói sa lưới. Có mẻ lưới bắt được 50 -60 con hoặc 20 - 30 con, có mẻ chỉ được dăm con. Người đánh được nhiều chim đem bán hoặc làm thịt ăn. Trong đó có món xôi chim ngói.
Cách làm xôi chim cũng không khó. Gạo nếp ngon ngâm nước lã 2 giờ vo sạch để ráo nước. Cho vào chõ đồ, cứ 1kg gạo 2 con chim ngói là vừa. Chim được làm sạch lọc lấy thịt, băm nhỏ, cho vào chiên hành mỡ, mắm muối, khi chín rải đều lên mặt chõ xôi, khi xôi chín đánh lẫn với xôi cho đều. Ăn xôi chim vừa béo, vừa thơm có mùi vị đặc trưng, khó quên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét