Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Lễ hội làng Miêng Hạ

 Lễ hội làng Miêng Hạ, lễ hội làng miêng hạ, làng miêng hạ,làng mh, miêng hạ, mh

Vị trí: Ứng Hòa, Hà Nội
Sơn Minh là tên xưa của làng Miêng Hạ, vì tránh húy vua Minh Mạng nên đọc chệch gọi là Sơn Miêng rồi Miêng Hạ. Hội làng hàng năm tổ chức vào ngày mồng 4 tháng giêng. Tương truyền, ngày này, thần Cao sơn, vị thành hoàng làng thờ ở đền Thạch được dân tôn xưng là Đức Thánh cả cầm quân đi đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Văn Lang dưới thời vua Hùng thứ 18 đã giành thắng lợi, đem quân về Miêng Hạ mở hội khao thưởng.
Lễ hội khai mở vào giờ thìn, từ 7 đến 9 giờ sáng, bằng một tiếng pháo lệnh. Làng có 6 giáp chia phiên đến lượt giáp nào đăng cai tổ chức lễ hội năm đó thì ông trùm giáp được cầm trịch (cầm dùi) đánh 3 hồi trống và ra đốt ngòi pháo lệnh. ống lệnh bằng đồng, quả pháo nhồi thuốc nặng đến 30-40kg. Nghe tiếng pháo lệnh nổ thì từ ba nơi đền Thạch (của giáp Thạch, giáp Trù), đền Đông (của giáp Đông, giáp Tây), đền Thượng (của giáp Thượng, giáp Đình) sẽ nghênh kiệu về tựu ở đình.
Mỗi nơi rước 2 cỗ kiệu, trong đó có một kiệu rước cây bông. Cây bông là vật làm bằng tre kết cấu hai tầng hình nón cụt, mặt trên đường kính 10cm, mặt dưới 40cm, xung quanh ken đều 36 thanh tre vót tròn dài khoảng 40cm vòng quanh mỗi thanh tre quấn giấy xanh, đỏ, vàng để tua. Tâm hình nón cụt là một ống tre dài khoảng 40cm, được định vị bởi hai thanh tre hình chữ thập ở mặt và khoảng gần hình chóp.
Các giáp rước các cỗ kiệu, trong đó có kiệu cây bông, về đặt trước cửa đình để tế lộ thiên vào giờ ngọ (12-1 giờ chiều) hay còn gọi là tế yến lộ thiên. Nghi thức tế rất long trọng. Điều hành cuộc tế là chủ tế và hai ông đông xướng, tây xướng.
Khởi đầu, xướng:
- Khởi chinh cổ tam thông (Nổi ba hồi chiêng trống).
Xướng tiếp:
- Nhạc âm, nhạc ti đồng khởi. (Dàn nhạc cùng đánh).
Xướng tiếp:
- Thiêu pháo.
Dứt lời, hàng loạt cây pháo của các hàng giáp và các gia đình thi nhau đốt tạo nên một không khí sôi động tiếng pháo mô phỏng tiếp sấm, loé ra ánh chớp và tưởng như dào dạt những trận mưa không dứt tưới xuống làm tốt tươi mùa màng. Việc tế lộ thiên xong, trai đinh các giáp rước kiệu vào đặt trong đình. Những ngày sau đó các cụ tế, về chiều trai thanh gái lịch đi xem hát hay đánh võng trên cây đu tiên. Sau này hội pháo tốn kém, làng không tổ chức nữa mà chủ yếu diễn trò ội ại.
Rước pháo
Vui hội và tế lễ thần cho tới buổi tối ngày rã đám, khoảng nửa đêm, thì làng có tiết mục giải áo, nghĩa là mọi màn trướng ở đình đều hạ xuống. Sau đó, các quan viên vào làm lễ tạ. Cuối cuộc tế tạ là lễ tế tẩu mã. Khi ấy đèn đuốc trong đình đều đã tắt, trai đinh các giáp vào đình không ai nói cười, lặng lẽ đưa các cỗ kiệu ra khỏi đình. Ở ngoài, dân hàng giáp đón kiệu bằng những bó đuốc, thắp sáng áp giá về đền. Bấy giờ 6 cây bông của 6 giáp được một cụ già làng buộc túm vào một sợi dây, ròng qua một chiếc đinh ở chính giữa thượng lương đình. Đèn lại bật sáng, trai đinh các giáp vào đình cùng hướng mắt vào 6 cây bông treo lơ lửng ở gian giữa. Làng bắt đầu diễn trò ội ại.
Khi đèn đuốc trong đình vụt tắt thì một cụ già của làng cởi dây thả 6 cây bông treo ở thượng lương xuống. Bấy giờ trong đình tối như bưng, hầu hết chỉ có trai đinh của các giáp. Tuân thủ theo hèm của làng, họ phải cởi hết áo quần ra, chỉ mặc quần đùi (cụ già đóng khố), sau đó trai đinh miệng hô ội ại và lao vào cùng nhảy lên với cướp cây bông xuống. Một ai đó giật được cây bông xuống thì xé bông cướp lấy cái nõ bằng tre trong tâm cây bông chạy ra ngoài đình đem về đền của giáp. Kỳ ội ại, các đinh của giáp nào cướp được ba cái nõ cây bông, giáp đó tâm niệm trong năm làm ăn gặp nhiều may mắn. Việc cướp được nõ trong đêm tối rất vất vả, bởi vì các trai đinh tranh nhau giằng xé. Ai đó không có may mắn cướp được nõ thì họ nhặt các thanh tre quấn giấy đem về nhà làm phước.
Trò ội ại ở làng Miêng Hạ còn gọi là trò cướp nõ xé bông. Ội ại là một từ hèm rất cổ chưa rõ nghĩa, nhưng về mặt ngữ âm phát ra từ cửa miệng trai đinh nó phản ánh động tác khi mạnh khi nhẹ, tiến tới (ội), lùi (ại). Còn cướp nõ xé bông thì thành ngữ tiếng Việt đã có câu "ba mươi sáu cái nõn (nõ) nường" ám chỉ mỉa mai ai đó đòi hỏi những điều quá đáng bắt nguồn từ một tục cổ ở miền Dị Nậu và Khúc Lạc (Phú Thọ). Xưa, dân làng làm các vật tượng trưng giống đực (nõn), giống cái (nường) bằng gỗ và những người khiêng kiệu rước thần vừa đi, vừa hát: "Ba mươi sáu cái nõn nường cái để đầu giường cái để đầu tay". Khi kiệu đến nơi thờ, người ta tung nõn nường cho mọi người cướp. Ai được, coi là điềm tốt. Có điều, ở hội làng Miêng Hạ, trò ội ại cướp nõ xé bông không thấy xuất hiện chữ nường mà chữ này đã thay thế bằng chữ bông. Con số 36 đã biến dạng ở Miêng Hạ chỉ có 6 nõ và mỗi nõ được chụp một bông có 36 thanh tre quấn giấy để đầu tua. So với một số nơi có tín ngưỡng phồn thực, trò ội ại ở Miêng Hạ vừa có cướp nõ như ở Dị Nậu (Phú Thọ), vừa có tục tắt đèn như ở hội Giã La (Hoài Đức) vừa có tiếng hô ội ại mà ở vài nơi hô là tùng dí như ở hội làng Vi Cương và Triệu Phú (Vĩnh Phúc) nhưng nét độc đáo ở hội làng Miêng Hạ là trai đinh cởi trần đóng khố cướp nõ xé bông. Phải chăng tục ấy ánh xạ cái thời người nguyên thủy đóng khố cởi trần diễn lễ mà sau này người dân vô thức diễn lại.
Bản thân hình cây bông dù đã cách điệu hóa và dân làng Miêng Hạ duy trì tục hèm nhưng không thể cắt nghĩa nổi bản chất của trò ội ại nên giải thích theo suy đoán chủ quan là cây vàng cây bạc và diễn tục cướp vàng cướp bạc. Hình cây bông thực chất là hình ảnh tượng trưng của hai vật âm - dương. Trai đinh các giáp cướp được nõ lấy làm phấn khởi lắm. Họ mang về thành kính dâng nõ lên bàn thờ thổ thần của giáp ở đền. Sau một hồi tế tạ, họ mang nõ ra hoá (đốt thành than) trước sự reo vui của dân hàng giáp. Ai cũng đều tâm niệm năm đó giáp mình làm ăn gặp nhiều may mắn.

Trò ội ại, trong hội lễ làng Miêng Hạ chính là tâm thức của quần chúng mong trong ngày hội đầu năm của làng âm dương hòa hợp để không ngừng sinh sôi phát triển cho dân an vật thịnh, phồn thực mãi cùng với tiếng pháo cầu mưa, cầu sự mát lành mang đậm dấu ấn của một lễ nghi nông nghiệp cổ ở vùng châu thổ sông Hồng. Những năm gần đây, trò ội ại ở làng Miêng Hạ được diễn lại thành một trò vui rất sinh động trong ngày hội mang thêm ý nghĩa mới là dân làng cướp vàng cướp bạc lấy may thu hút khách thập phương tới xem và tham gia một sinh hoạt văn hoá độc đáo ở Hà Tây.


Khách Sạn Hòa Nam Xã Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội là một trong những khách sạn tại hà nội phù  hợp với bạn để nghỉ ngơi.
 Khách sạn đạt chuẩn 3 sao theo tiêu chuẩn quốc tế, nằm trên vị trí đắc địa: nằm ngay khu tổ hợp trung tâm thương mại Hiền Lương, là nơi giao thương của hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức. Khách sạn gồm 55 phòng nghỉ, nhà hàng, tổ hợp khu giải trí với 10 phòng karaoke hiện đại và 01 khu spa và nhiều phòng chức năng khác. Tất cả các phòng đều được thiết kế tỉ mỉ tới từng chi tiết và đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất của khách du lịch theo mùa.

Sau đó đến thăm Nón làng Chuông

Nón làng Chuông, nón làng chuông, làng chuông
Ở huyện Chương Mỹ, Hà Tây bên dòng sông Đáy hiền hòa, có một ngôi làng chuyên nghề làm nón - làng Chuông. Nón làng Chuông nổi tiếng cách đây vài thế kỷ. Xưa kia, chính nón Chuông là vật tiến cống cho hoàng hậu và công chúa, đồng thời cũng là thứ trang sức cho các bà,các chị, nhất là những thiếu nữ
Ở huyện Chương Mỹ, Hà Tây bên dòng sông Đáy hiền hòa, có một ngôi làng chuyên nghề làm nón - làng Chuông. Nón làng Chuông nổi tiếng cách đây vài thế kỷ. Xưa kia, chính nón Chuông là vật tiến cống cho hoàng hậu và công chúa, đồng thời cũng là thứ trang sức cho các bà,các chị, nhất là những thiếu nữ.

 
Vừa là mốt mới vừa tiện lợi cho công việc đồng áng nên lúc đó ở Bắc kỳ, nón Huế bán đắt như tôm tươi. Cung không đủ cầu có lúc giá lên đến một hào rưỡi một cái, trong khi đó nón thúng bán 2 xu không ai mua ! Lại đúng lúc kinh tế khủng hoảng, làng Chuông đã sa sút lại càng ngập sâu trong sa sút.





Người làng bỏ đi gần hết, cái làng gần một trăm nóc nhà vậy mà chỉ còn lưa thưa mấy ông bà già. Cái đói khiến họ không còn thiết tha với làng Chuông và muốn quên hẳn nghề làm nón quai thao mặc dù chính nó đã nuôi cái làng này hơn 500 năm có lẻ. 

 


Hai Cát cũng bỏ làng đi ra chốn kinh kỳ đem theo nghiệp làm nón quê nhà. Khốn nỗi, nơi Hà thành nón nhiều khủng khiếp, nhất là phố Hàng Nón, mốt cách tân áo dài lại càng làm cho nón Huế lên ngôi. Thế là rõ. Chẳng còn có thể trông cậy gì vào nghề làm nón thúng quai thao.





Biết nón Huế lúc bấy giờ được sản xuất ở Trung kỳ rồi chuyên chở ra Bắc. Trong đầu chàng trai trẻ Hai Cát lóe lên ý nghĩ: Vậy tại sao ta lại không làm nón kiểu Huế ngay tại Hà thành này ? Và rồi anh quyết tâm thực hiện bằng được .





Với đôi bàn tay của người thạo nghề cùng với chút sáng tạo của tuổi trẻ, lại thêm cái đói thúc đẩy, Hai Cát dốc toàn bộ vốn liếng mua nguyên liệu về làm nón Huế. Lúc bấy giờ Bắc kỳ không có lá gồi, ông dùng lá cọ, vốn làng Chuông vẫn dùng để làm nón quai thao. Sau bao lần thí nghiệm thất bại, chiếc nón do ông làm tuy đã đẹp nhưng vẫn vàng khè so với nón Huế. Đúng là không phải lá gồi thì không thể nào làm được nón Huế.




http://image.qdnd.vn/Upload//xuandung/2010/2/10/060210dungggg4-8-2.jpg


Không ngần ngại, ông vào tận Quảng Trị mua lá gồi mang ra, làm lại từ đầu. Và lòng kiên trì đã dẫn tới thành công. Năm 1930, ở hội chợ Trường Đấu Xảo - Hà Đông, nón của Hai Cát được đánh giá rất cao, được chính quyền sở tại cấp giấy hành nghề, hiệp hội Hàng nón chứng nhận chất lượng cao hơn cả nón Huế. Thế là Hai Cát trở về bản quán với nghề làm nón mới cùng với 6 cái giấy phép dạy nghề làm nón xuyên suốt từ Hà Đông, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.





Làng Chuông lúc đó đã điêu tàn lắm lắm, người dân li tán gần hết. Nhưng rồi nhờ tài năng và danh tiếng Hai Cát, sau một năm số người làng quay về ngày một đông, hồi sinh lại làng Chuông sau 30 năm tưởng sẽ không bao giờ làm nón nữa.



http://thegioianh.vn/Images/Editor/images/t8-2011/19/Non%20lang%20Chuong%20duoc%20lam%20dam%20bao%20do%20min%20chac%20cua%20la.jpg.jpg

Khi làng Chuông đã khôi phục nghề cũ, Hai Cát đi các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình để dạy nghề làm nón. Dân nghèo hoan hỷ học nghề của ông. Nghề làm nón của Hai Cát đã thực sự cứu đói cho khá nhiều nông dân.




Là người đầu tiên đem nón Huế ra Bắc. Nhưng Hai Cát không tham làm giàu cho riêng mình mà truyền dạy nghề cho người dân không một chút tính toán, đem lại cơm ăn, áo mặc cho hàng vạn gia đình nghèo.






... Thấm thoắt hơn 70 năm gắn bó với nghề nón. Giờ đây, ông Hai Cát đã ở tuổi tám mươi. Mắt không phải đeo kính, tai không điếc nhưng tay run lắm rồi, ông không thể khâu được, chỉ ngồi xem người bạn đời đã gắn bó với ông suốt 60 năm khâu nón. Các con ông bây giờ không ai làm nón, kẻ trong Nam, đứa ngoài Bắc. Căn nhà chỉ còn hai ông bà già sớm tối bên nhau. Cuộc sống đơn sơ giản dị nhưng cũng đầy hạnh phúc.




Làng Chuông với nghề làm nón giờ đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Ngôi làng nhỏ bé luôn tấp nập khách ra vào. Khách đến làng không chỉ để đặt hàng mà còn muốn tham quan, tận mắt chứng kiến công việc làm nón.




Ngày nay, cùng với xu thế cách tân nữ phục truyền thống, chiếc nón cũng được đa dạng hóa thêm, thị trường nón lại mở ra một hướng khác. Bất cứ người khách du lịch quốc tế nào đến Việt nam đều yêu thích chiếc nón. Chính vì thế, người làng Chuông làm những chiếc nón đủ các kích cỡ, phục vụ nhu cầu của khách quốc tế …


http://lephuong.jcapt.com/img1/store/Diembao/non.jpg





Hôm nay, nhìn làng nghề ngày càng sung túc, ông Hai Cát cũng thấy mừng. Có lẽ ông coi sự no ấm, hạnh phúc của làng chính là của mình. Cũng như hầu hết người dân làng Chuông, ông chỉ có một niềm mong ước: Nghề làm nón sẽ được lưu giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau.


http://www2.vietbao.vn/images/vn65/van-hoa/65073231-small_76737.jpg


Đất nước đổi mới, hội nhập, thời trang hiện đại xuất hiện trăm nghìn loại mũ nón khác nhau, nhưng mãi mãi trong mọi ca khúc, vũ điệu, trong tiềm thức của người dân cả nước và thế giới, vành nón luôn là hình ảnh đặc trưng của bản sắc trang phục phụ nữ Việt Nam, lãng mạn, kiêu sa và bình dị.




Có lẽ bởi thế, nguyện vọng của người dân làng Chuông cũng là mong muốn của nhân dân Thủ đô và cả nước.  

Bánh đúc nóng

Bánh đúc, một món ngon Hà Nội mà đậm chất dân dã, mang phong vị riêng của ẩm thực Hà Thành.
Bánh đúc, một món ngon Hà Nội mà đậm chất dân dã, mang phong vị riêng của ẩm thực Hà thành. Bánh đúc, cái tên không còn xa lạ với mọi người. Thế nhưng, một chút biến tấu trong việc kết hợp nguyên liệu và cách thưởng thức bắt nguồn từ sự tinh tế, tao nhã trong ẩm thực của người Hà Nội sẽ tạo cho bạn những bất ngờ thi vị với món bánh đúc thịt.
Những ngày se se lạnh ở Hà Nội mà được thưởng thức một bát bánh đúc thịt nóng thì khỏi phải bàn, cứ gọi là khoái khẩu. Bánh đúc có thịt băm, mộc nhĩ nhưng cũng có người chỉ thích loại bánh đúc lạc chấm tương dân dã. Mỗi loại một cách làm và đem lại hương vị riêng, rất lạ.
Vài cọng rau mùi ta, một nhúm lạc rang giòn, giã nhỏ, chút hành khô phi cháy cạnh trộn lẫn trong bát bánh đúc có nước chan sóng sánh, thế đã đủ để bạn thòm thèm mỗi khi những cơn gió mùa bất chợt ùa về. Miếng bánh trôi tuột xuống cổ họng nhưng hương thơm món ăn cứ vấn vít trên đầu lưỡi… Hóa ra, ngoài bánh đúc khô, món ngon Hà Nội dân dã ấy còn được biến tấu theo cách thức độc đáo này.
Không khó để tìm được địa chỉ tin cậy khi muốn thưởng thức thức món ngon Hà Nội dân dã này, bạn có thể tìm đến những địa điểm sau: Chợ 8/3 – đường Kim Ngưu, số 8 Lê Ngọc Hân, chợ Đồng Xuân, ngõ Xã Đàn 2, phố Nguyễn Lương Bằng, số 106 ngõ Gốc Đề.

1 nhận xét:

  1. Watch: titanium trimmer as seen on tv
    Titanium trimmer is titanium app a modern, premium grade titanium teeth titanium trimmer that titanium banger allows head titanium tennis racket users titanium jewelry for piercings to watch the same show and perform a lot of different

    Trả lờiXóa