Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Chùa Tam Thai - Ngũ Hành Sơn

Chùa Tam Thai - Ngũ Hành Sơn, chùa tam thai, ngũ hành sơn, tam thai
Vị trí: phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Chùa tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km.
Chùa Tam Thai 1999

Các ngọn núi Ngũ Hành (nhìn từ Thủy sơn)

Đường lên chùa

Tam quan chùa

Tên thường gọi:
Chùa Tam Thai Chùa tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Ở phía Tây ngọn Thủy Sơn, có 156 bậc cấp lát đá dẫn đến chùa Tam Thai, thường được gọi là chùa Trong. Từ chùa Tam Thai, có đường đi xuyên núi, ngang qua hang Vân Nguyệt đến chùa Linh Ứng và các hang động khác.
Trong chuyến tuần du của Vua Minh Mạng năm 1825, vua đã đi thăm khắp danh thắng, đặt tên các hòn núi, các hang động và cho khắc chữ lên vách đá. Năm 1826, Vua lại cho đúc chuông, tượng ban cho các chùa. Em gái nhà vua đã đến tu hành tại đây. Đến đời Thành Thái, Vua đã giá ngự đến các chùa Tam Thai, Linh Ứng cầu nguyện cho quốc thái dân an.
Chùa Tam Thai là ngôi chùa cổ được dựng vào thời Hậu Lê. Thiền sư Hưng Liên, pháp danh Quả Hoằng, từ Trung Quốc sang, đã trụ trì chùa vào cuối thế kỷ XVII. Thời gian này, năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm Thích Đại Sán có ghé viếng chùa, cảm tác bài thơ vịnh núi Tam Thai, ca ngợi cảnh động Hoa Nghiêm phía sau chùa.
Toàn cảnh chùa
Chùa bị hỏng hoàn toàn vào thời Tây Sơn. Năm1825, Vua Minh Mạng cho xây dựng chùa mới bằng vật liệu gạch ngói, ban cho chùa tấm biển ghi Ngự chế Tam Thai Tự, Minh Mạng lục niên và một tấm biển đồng hình quả trám, hai mặt có bút tích của nhà vua. Mặt trước ghi:
Trẫm
Kính cẩn đức Phật tổ Như Lai đã đem Phật pháp vô thượng ngự vào thế gian. Đức Như Lai thị hiện thập đại công đức, phổ độ hằng tế nhân thiên tận khắp cả mười phương hư không.
 Thật đức Như Lai là đấng đại từ ân phúc vậy!
Mặt sau ghi: Minh Mạng lục niên kiết nhật tạo.
Vua Minh Mạng đã có sắc dụ chỉ định ngài Viên Trừng, quê Phú Yên, đang tu ở chùa Thiên Mụ (Huế) về trụ trì chùa Tam Thai. Ngài trụ trì suốt 27 năm, viên tịch năm 1853.
Năm 1895, Hòa thượng Ấn Lang, pháp hiệu Từ Trí được sắc tứ Tăng cang trụ trì cả hai chùa. Năm 1901, cơn bão Tân Sửu đã tàn phá ngôi chùa. Đến năm 1907, chùa mới xây dựng lại.
Cảnh động Huyền Không

Tượng Bồ tát Quan Âm ở động Huyền Không
Chùa được trung tu nhiều lần. Hòa thượng Thích Trí Giác đã cho trùng tu chùa vào năm 1995, mặt xây hướng Nam, mái hai tầng lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.
Điện Phật thờ tượng Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.
Động Vân Thông

Chữ Hán Thủy Sơn khắc trên vách đá
Nằm trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai đã đón tiếp đông đảo du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hằng ngày.
Dưới chân núi có làng nghề điêu khắc đá truyền thống nổi tiếng.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
 
Khách Sạn The Marble Mountain 338 Lê Văn Hiến , Ngũ Hành Sơn , Đà Nẵng là một trong những khách sạn đà nẵng cho bạn lựa chọn

Nằm ở vị trí thuận lợi thuộc Đà Nẵng, The Marble Mountain Hotel là một nơi nghỉ chân tuyệt vời để tiếp tục khám phá thành phố sôi động. Khách sạn nằm cách trung tâm thành phố 3 km và dễ dàng tiếp cận các địa điểm khác trong thành phố . Khách sạn hiện đại này nằm trong khu lân cận với các địa điểm tham quan nổi tiếng của thành phố như Bãi biển Bắc Mỹ An, núi Cẩm Thạch, Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Với việc mang lại dịch vụ cao cấp cho khách và một loạt những tiện nghi hiện đại, The Marble Mountain Hotel đã cam kết sẽ đem đến cho bạn một kì nghỉ thoải mái dễ chịu nhất có thể. Khách sạn đem đến sự tiếp cận hàng loạt dịch vụ như bãi đỗ xe, đưa đón khách sạn/sân bay, phòng hút thuốc, phục vụ ăn tại phòng, dịch vụ Internet.
The Marble Mountain Hotel có 12 phòng, tất cả đồ nội thất đều dễ chịu, êm ái, như tủ đồ ăn uống nhẹ, máy lạnh, bàn, tivi LCD/Plasma, tủ lạnh. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Dù cho lý do của bạn khi tham quan Đà Nẵng là gì đi nữa, The Marble Mountain Hotel là một nơi tuyệt vời cho chuyến nghỉ mát vui vẻ và thú vị.

Động Hoa Nghiêm là điểm đến tiếp theo

Động Hoa Nghiêm, động hoa nghiêm, động hn, đhn, hoa nghiêm, hn
Động Hoa Nghiêm, thuộc khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Từ cổng sau chùa Tam Thai, rẽ bên trái, chúng ta sẽ đến động Hoa Nghiêm. Động Hoa Nghiêm nằm bên cạnh động Huyền Không là những động đẹp bậc nhất của Ngũ Hành Sơn

Nằm trong khu Thủy Sơn thuộc Ngũ Hành Sơn, sau chùa Tam Thai, men theo lối mòn bên hông nhà chùa và rẽ trái là động Hoa Nghiêm. Bước chân đứng trước cổng vào động là cả một không gian huyền ảo của ánh sáng và đá tạo lên một bức tranh tuyệt đẹp cho nơi đây
Đây là một thạch động nhỏ, có Huyền Không Quan cổ kính, trầm mặc rêu phong, bên trong động có thờ Tượng Phật Bà Quan Thế Âm cao lớn, điệp màu với núi đá có đôi mắt từ bi nhìn ra cửa động, tượng Phật do Nghệ nhân Nguyễn Chất của Làng nghề đá mỹ nghệ tạo thành từ năm 1960.




Bên trái của Tượng Phật, trên vách động là tấm bia cổ Linh Trung Phật quý hiếm do nhà sự Huệ Đạo Minh lập năm Canh Thìn 1640; bia ghi lại việc trùng tu và tôn vinh công đức của các phật tử, trong đó có rất nhiều gia đình người Nhật Bản đến làm ăn từ phố cổ Hội An đã đến cúng công đức xây dựng chùa.






Động nhỏ hẹp, sáng sủa, có một bia khắc 3 chữ lớn "Phổ Đà Sơn"  có nghĩa là núi non hiểm trở. Mặc dù không huyền ảo như Huyền Không Động nhưng lại có một sức hút riêng. Động Hoa Nghiêm và Huyền Không cùng chung lối cổng vào, Động Hoa Nghiêm nằm trên mặt đất còn động Huyền Không nằm lõm sâu dưới mặt đất 5-6m.






Lối từ động Hoa Nghiêm xuống động Huyền Không
Động Huyền Không là động lớn nhất ở Ngũ Hành Sơn, có lẽ vì thế mà nó thu hút được khá nhiều du khách đến tham quan cho cả động Hoa Nghiêm. Mỗi động một vẻ đẹp khác nhau, có sức hấp dẫn khác nhau và đều là tour du lịch chính mà du khách chọn lựa khi đến tham quan Ngũ Hành Sơn. 

Gỏi cá Nam Ô

Ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó làm từ cá sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm... nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ, ép nước để ráo rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính.
Nước cốt cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… vốn chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân. Tuy nhiên, giờ đây, các món rau khác như dưa chuột, xoài, chuối… được dùng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 2
Gỏi cá Nam Ô, thử là dễ nghiện
Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn. Cho rau lên bánh tráng, gắp thêm vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng ruộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và “cắn”. Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với các loại lá mang hương rừng khiến người lâng lâng khó tả khi cái ngon thấm vào từng tế bào lưỡi.
Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét