Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Thành Cổ Hà Nội

Thành Cổ Hà Nội, thành cổ, thanh co, thành cổ hà nội, thanh co ha noi
Vị trí: Ba Đình, Hà Nội
Thành cổ hà nội là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của thủ đô và đất nước. Di tích gán liền với lịch sử của quốc đô Thăng Long và tổng hành dinh của quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Sau hàng ngàn năm lịch sử,tòa thành đồ sộ và những lầu son gác tía trong khu hoàng cung tuy đã mất ,song một số di tích và di vật hiện tồn tại cũng đã tái hiện phần nào diện mạo của kinh thành Thăng Long xưa. Qua đó ,chúng ta có thể hiểu rõ hơn được sự tồn tại và phát triển của miền đất rồng bay qua hơn 10 thế kỉ…
Thành cổ Hà Nội là một khái niệm tương đối rộng và tùy theo cách hiểu của mỗi người nó có thể bao gồm những thành phần khác nhau. Chưa có 1 định nghĩa thống nhất cho cụm từ này. Theo cách hiểu chung,thành cổ Hà Nội bao gồm kinh thành Thăng Long qua các thời Lý,Trần,Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

http://hieuminh.files.wordpress.com/2010/11/o-quan-chuongnd.jpeg
( Ô Quan Chưởng )
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV
Lý Công Uẩn lên ngôi vua,sáng lập vương triều Lý(1009-1225) tại kinh đô Hoa Lư(Ninh Bình) ngày 2-11 năm Kỉ Dậu (21-11-1009). Tháng 7 mùa thu năm 1010,nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư(Ninh Bình) về thành Đại La.
Ngay sau khi dời đô ,Lý Công Uẩn đã gấp rút cùng các quần thần xây dựng những công trình cơ bản của kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nươcs của 3 con sông:sông Hồng,sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Đó là 1 tòa thành đắp đất có tác dụng như 1 con đê ngăn nước mà dấu tích còn lại bây giờ là các cửa ô: ô Cầu Dền,ô Cầu Giấy,ô Đông Mác,ô Quan Chưởng.


( Ô Cầu Giấy )
thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua. Các thời sau đều theo cách ấy mà phân chia.
Sau cuộc đảo chính êm ả,nhà Trần lên ngôi và tiếp thu toàn bộ tài sản của kinh đô nhà Lý rồi tiếp tục tu bổ,xây dựng theo yêu cầu mới.

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Đô rồi Đông Kinh (1430). Về cơ bản Đông Đô thời Lê không khác nhiều Thăng Long đời Lý Trần Hồ chỉ có điều cung điện đền đài đã bị phá phách hết cả nhà Lê mới dần dần sửa chữa xây dựng thêm.

Từ năm 1490 cho đến thế kỷ 16 kinh thành mới có nhiều thay đổi. Trong thời gian này tường hoàng thành cũng như Đại La thành luôn được xây đắp mở rộng thêm ra... Từ năm 1516 đén năm 1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, kinh thành Thăng Long chìm trong loạn lạc. Hầu hết các cung điện kho tàng đền chùa cũng như phường phố bị thiêu đốt tàn phá nhiều lần. Trong nửa cuối thế kỷ 16, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều. Họ Trịnh lần lượt chiếm được nhiều tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh... và đánh đến tận Thăng Long. Nhà Mạc phải rời bỏ kinh thành chạy lánh nạn nơi này nơi khác.
Thăng Long ngày một điêu tàn. Đến năm 1585, không chịu nổi kiếp sống lưu vong trường kỳ như vậy Mạc Mậu Hợp quyết định trở lại Thăng Long. Một đợt xây dựng đại quy mô được khởi động. Từ đó về sau cũng không có lần nào Hoàng Thành được xây dựng quy mô như thế nữa.Năm 1599 Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản Thăng Long. Hoàng Thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra. Rồi từ ấy trở đi những cung điện mới xây ở đều nằm trong phủ Chúa. Hoàng Thành bị bỏ hoang phế nhiều.

THÀNH HÀ NỘI TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ KINH THÀNH THĂNG LONG SANG TỈNH THÀNH HÀ NỘI
Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem đại quân 29 vạn người sang chiếm Thăng Long không tốn một hòn tên mũi đạn. Dựa thế quân Thanh Lê Chiêu Thống điên cuồng trả thù họ Trịnh. Phủ chúa bị Lê Chiêu Thống đốt trụi cháy ròng rã một tuần mới hết. Tất cả những gì liên quan đến chúa Trịnh ở Thăng Long bị phá sạch. Kinh thành lại một lần nữa ra tro.

Đầu năm 1789,Quang Trung-Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ở Phú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành.

Năm 1802 sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn,Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế. Kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân. Thăng Long vẫn mang tên gọi là Thăng Long nhưng chữ "Long" là rồng bị chuyển thành chữ "Long" nghĩa là thịnh vượng ý rằng nhà vua không còn ở đấy. Đồng thời những gì còn sót lại của Hoàng Thành sau những trận đại hủy diệt cuối thế kỉ 18 cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phục vụ cho công cuộc xây dưng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi Ngự giá Bắc thành.

Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng Thành cũ vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành mà Hoàng Thành Thăng Long thì rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vauban của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều.

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp. Người Pháp đổi Hà Nội thành thành phố. Đến khi chiếm xong toàn Đông Dương họ chọn đây là thủ đô của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy làm đất công sở và trại lính cho người Pháp. Ngoại trừ của bắc và cột cờ những gì còn sót lại của thành Hà Nội hôm nay chỉ là di tích khảo cổ phục hưng.

DI TÍCH THÀNH CỔ HÀ NỘI

CỘT CỜ HÀ NỘI

Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812).

Sau ngày giải phóng Thủ đô (10 – 10 – 1954 ) Kỳ đài Hà nội được treo cờ đỏ sao vàng và đón các du khách đến tham quan.Kỳ đài Hà nội ở phố Điện Biên Phủ.
Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố.

Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch.
Từ tầng 1 đến tầng 3 đều có cầu thang xoắn dẫn lên.

Hiện Cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Quân đội), trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình. Dưới chân cột cờ hiện đang được khai thác bởi Highland Cafe phục vụ khách vào tham quan bảo tàng và du lịch.

ĐOAN MÔN

Đoan Môn là cửa đầu mối,cửa chính ra vào khu vực cấm thành thời Lê(XV-XVIII) và khu hành cung thời Nguyễn (XIX). Đoan Môn được xây vào thời Lê và tu bổ vào thời Nguyễn. Công trình kiến trúc dù đã trải qua hang trăm năm mưa nắng nhưng vẫn tồn tại sừng sững giữa thủ đô cho đến tận ngày nay.Vật liêu chủ yếu để xây dựng Đoan Môn là gach vồ và đá.
Cuối thế kỉ XIX,thành cổ Hà Nội bị quân Pháp triệt phá. Đoan Môn là 1 trong số ít những công trình kiến trúc được giữ lại …
Sở dĩ cửa Đoan Môn quay về hướng Nam vì hướng Nam chính là hướng quan trọng nhất trong các công trình kiến trúc cổ truyền xưa của người Việt. theo qua điểm của nhà phật,hướng Nam là hướng của trí tuệ.
Vào thời Nguyễn,Đoan Môn được trùng tu và cho xây dựng thêm 2 cửa ở hai bên làm lối đi lại cho dân chúng

Sau lần thất thủ của thành Hà Nội lần thứ hai năm 1882,thực dân Pháp cho quan lính chiếm đóng tại đây. Rất nhiều công trình đã bị phá hủy hoặc sửa đổi mà Đoan Môn là 1 trong số đó.
Năm 1998,di tích Đoan Môn đã được bàn giao từ bộ Quốc Phòng sang UBND thành phố Hà Nội với tổng diện tích quản lý là 3681,5m2. Vào khoảng đầu năm 2000 Đoan Môn được tiến hành trùng tu bởi công ty tu sửa các di tích lịch sử. Toàn bộ nền đá lát nền sân gạch trước đây của Đoan Môn đã được thay thế bằng loại đá khác được trở từ Thanh Hóa.


ĐIỆN KÍNH THIÊN VÀ KhU A THÀNH HOÀNG DIỆU

Điện Kính Thiên
Điện Kính Thiên vốn là trung tâm của hoàng thành thời Lê rồi tỉnh thành Hà Nội dưới thời Nguyễn,bị người Pháp phá hủy khi họ chiếm được thành Hà Nội.
Diện tích của điện Kính Thiên không lớn(khoảng 1,5km). Dưới mỗi thời kì các vị vua lại cho xây dựng lại điện Kính Thiên với nhiều chức năng khác nhau. Chính điện quan trọng duy nhất là Càn Nguyên(sau đổi thành Thiên An). Ngoài ra còn có nhiều cung điện khác...
Tuy nhiên,thật đáng tiếc là cung điện lộng lẫy khi xưa không còn nữa …

Năm 1886,sau khi đánh chiếm thành Hà Nội người Pháp đã phá hủy điện Kính Thiên. Dấu tích còn lại duy nhất của điện Kính Thiên chỉ là 4 con rồng đá(phía trước và sau). Đây là thềm rồng còn lại của điện Kính Thiên thời Lê được tạc vào giữa thế kỉ 15Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ.



Nhà con rồng
Ngay phía sau đôi rồng đá là đỉnh ngọn núi Nùng(Nùng sơn),ngọn núi của sự mượt mà và tươi tốt hay còn gọi là núi Long Đỗ(rốn rồng) gợi mở vị trí vô cùng linh thiêng của đỉnh núi này. Các nhà sử học gọi đây là tuyệt điểm huyệt đạo của kinh thành Thăng Long xưa. Đây chính là vị trí trung tâm của trời và đất.năm 1010, Lý Thái Tổ sau khi định đô ở Thăng Long đã chọn đỉnh núi này để xây dựng chính điện của kinh đô mang tên Càn Nguyên. Tòa chính điện là nơi để vua thiết triều, là trung tâm quan trọng nhất trong cung điện của nhà vua.
Năm 1029,vua Lý Thái Tông đi thăm nơi này vẫn thấy rồng hiện lên ở điện Càn Nguyên cũ đã bị sét đánh hỏng năm 1017. Nhà vua cho rằng đấy vẫn là nơi đất tốt nên cho xây dựng trên nền cũ của điện Càn Nguyên tòa chính điện mang tên Thiên An,đến thời Lê được đổi thành điện Kính Thiên. Như vậy đây chính là thềm rồng còn lại của điện Kính Thiên thời Lê. Suốt từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 18 chính tại tâm của đỉnh núi này đã được chọn dựng các tòa chính điện của kinh đô qua các triều đại Lý-Trần-Lê.
Cho đến khi kinh đô được chuyển vào Huế điện Kính Thiên mới mất đi vai trò thiết triều và được đổi thành hành cung Kính Thiên nơi các vua quan nhà Nguyễn tuần du ra Bắc và nhận sắc phong của nhà Thanh.
Sau khi đánh chiếm thành của chúng ta lần 2 năm 1882,người Pháp đã sai phá tất cả cửa thành,bạt tường và điện Kính Thiên bị sửa thành lô cốt. Năm 1886,người Pháp đã phá hành cung Kính Thiên cho xây dựng nhà con rồng gồm 2 tầng 7 phòng. Tòa nhà trở thành sở chỉ huy pháo binh Pháp.
Từ năm 11954,khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì toàn bộ khu vực này trở thành khu A của Bộ quốc phòng được bảo vệ nghiêm ngặt. Tòa nhà con rồng chính là tổng hành dinh của QĐNDVN,nơi làm việc chính của các đại tướng:Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng cùng các đồng chí khác trong bộ tổng tham mưu quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam,ở dưới có hầm D67.
Như vậy di tích thành cổ Hà Nội có lịch sử trải dài từ thời vua Lý Thái Tổ đến thời đại chủ tịch Hồ Chí Minh quang vinh. Bên cạnh những di tích cổ xưa còn có những di tích cách mạng tái hiện lại cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước ví đại của dân tộc Việt Nam.

Nhà D67
Từ Tổng hành dinh - Nhà D67 Khu A Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam.
Đây là nơi diễn ra nhiều cuộc họp,nhiều sự kiện quan trọng gắn với những mốn son của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân và dân ta. Đó là: Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 Cuộc Tổng tiến công năm 1972 Đánh thắng hai cuộc chiến của Mỹ mà đỉnh cao là 12 ngày đêm cuối năm 1972. Tổng tiến công năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh .
Như vậy phòng họp D67 chính là nơi hội tụ kết tinh và tỏa sang tinh hoa Việt Nam,trí tuệ Việt Nam để đưa nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Hầm ngầm D67

Khu hầm lớn nhất nằm dưới khoảng sân nối giữa điện Kính Thiên và nhà D67 dành cho Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương gọi là hầm D67.
Hai đường dẫn xuống hầm bắt nguồn từ hai phòng làm việc của tướng Giáp và tướng Dũng trong nhà D67, đường hầm rộng 1, 2m, có 45 bậc thang bêtông, trát đá granite.
Ngoài hầm của Bộ Chính trị vừa nói còn có hầm trước cửa nhà “con rồng” (dưới nền điện Kính Thiên), hầm gần khu làm việc của Cục Tác chiến và hầm của Ban cơ yếu có qui mô nhỏ hẹp, đơn giản hơn nhưng cũng chống được bom và tên lửa hạng nặng.

KHU KHẢO CỔ 18 HOÀNG DIỆU - "NƠI TRUNG TÂM CỦA TRUNG TÂM"


Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ 19. Tại đây các nhà kaor cổ đã khai quật được rất nhiều những di vật như đồ gốm sứ,gạch đá cổ...

HẬU LÂU


Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau), hoặc là lầu Công chúa do cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành.
Hậu Lâu cũ đã bị đổ nát(hoặc phá hủy) vào năm 1870 sau đó đã được dựng lại. Nền kiến trúc của Hậu Lâu mang đậm phong cách thế kỉ XVIII. Hậu Lâu ngày nay không còn mang dáng vẻ duyên dáng của 1 lầu dành cho các cô công chúa nữa bởi vì người Pháp đã làm lại kiến trúc đó để phục vụ cho mục đích đóng quân tại đây(ngoại trừ các bậc thềm rất cao). Hiện nay di tích được sử dụng để trưng bày 1 số hiện vật tìm thấy trong cuộc khai quật t10/1998 trên khu vực quanh đây và cũng là nơi trưng bày giới thiệu 1 số hình ảnh về Hà Nội qua 1 số thời kì lịch sử.

CỬA BẮC ( CHÍNH BẮC MÔN )


Thành Hà Nội mở ra 5 cửa:Bắc,Đông,Tây,Đông Nam và Tây Nam trong đó Cửa Bắc là cửa duy nhất còn sót lại. Tên Hán Việt là Bắc Môn, là một trong năm cổng của thành Hà Nội thời Nguyễn. Trong 3 năm, đến cuối thế kỉ 19(1894-1897) người Pháp đã cho đấu thầu và phá hủy toàn bộ tòa thành đồ sộ để xây trại lính và lập khu phố tây. Ngoài cửa bắc còn có Đoan Môn,Hậu Lâu,Cột cờ và đôi rống đá còn may mắn sót lại trong việc thầu phá thành do 1 me tây tên là Tư Hồng đảm nhiệm.
Trên mặt thành có thể thấy 1 tấm biển đá khắc ngày 25/04/1882 với 2 vết lõm ngay cạnh. Đó là dấu tích khi Pháp phá thành Hà Nội chúng giữ lại cửa Bắc vì nơi đây còn hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu-những anh hùng đã tỏ rõ khí tiết kiên trung của mình trước thế lực xâm lăng của giặc Pháp trong 2 lần đánh phá thành Hà Nội.

Trong vòng có 10 năm,thành Hà Nội đã 2 phen bị giăc Pháp tấn công và cả 2 lần đều thất thủ. Lần thất thủ thứ nhất vào năm 1873 khi Francis macdior tấn công thành. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân lính chiến đấu rất dũng cảm. Khi bị thương ở bụng và rơi vào tay quân giặc,cụ đã khảng khái rất quyết liệt sự băng bó của người Pháp rồi nhịn ăn 1 tháng và mất. Sau hòa ước 1871,thành Hà Nội lại được trả cho triều đình.
Số phận của thành Hà Nội được định đoạt khi năm 1882,thực dân Pháp tấn công thành lần thứ hai do tên Rivie chỉ huy. Tổng đốc thành Hoàng Diệu cũng đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu rất ngoan cường ở Cửa Bắc nhưng do trong thành có kẻ nội gián đốt kho súng gây hỗn loạn vì thế thành đã bị thất thủ. Sauk hi tạ tội với triều đình,cụ đã treo cổ tự vẫn theo thành Hà Nội. Thi hài của cụ đã được các sĩ phu và nhân dân đưa về nơi an tang tại dinh Đốc học(gần ga Trần Quí Cáp ngày nay)


Có thể nói các di tích lịch sử và di tích cách mạng trong khu vực Thành Cổ Hà Nội tạo thành 1 quần thể di tích đan xen nhau trải dài hơn 10 thế kỉ,minh chứng cho sự trường tồn của kinh đô-đất nước,là biểu trưng cho lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Hà Nội nói riêng.

Khách Sạn Royal Gate ở 9 Nguyễn Biểu, Q. Ba Đình, Hà Nội là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn.

Nằm ở trung tâm thủ đô, Royal Gate là một khách sạn 3 sao sang trọng.
Từ khách sạn, bạn chỉ cần tản bộ khoảng 5 phút là đến khu vực Lăng Chủ tịch hay những danh lam thắng cảnh khác của Hà Nội như: Hồ Hoàn Kiếm, Phố Cổ (15 Phút đi taxi), Hồ Trúc Bạch, Hồ Tây (5 Phút đi bộ)...Nằm Trên đường 2 chiều Nguyễn Biểu, khách sạn không bị bó hẹp bởi không gian vốn rất "chật chội" của thủ đô mà có một không gian thoáng đãng với chỗ đỗ xe cho oto 5-7 chỗ ngay trước khách sạn, tầng hầm để xe. Đi vào khách sạn, mở ra trước mắt là sảnh rộng và sắp xếp rất tinh tế mà ít khách sạn nào có được.
Khách sạn có nhà hàng rộng đủ chỗ cho 70 đến 80 người, rất thuận tiện cho tổ chức tiệc. Nhà hàng nằm trên tầng 11 nên có view ra Hồ Tây rất đẹp, lãng mạn.
Tầng 12 của khách sạn là phòng họp rộng rãi cho 20 - 30 người, nếu công ty cần tổ chức hội họp thì đây là sự lựa chọn hoàn hảo

Nhà thờ Cửa Bắc là điểm đến tiếp theo

Nhà thờ Cửa Bắc, nhà thờ cửa bắc, nhà thờ cb, nt cửa bắc, cửa bắc
Nhà thờ mang tên chính thức là Giáo đường kính Nữ Vương Các thánh, lấy từ ý Đức Mẹ là Nữ vương của tất cả các Thánh. Sau này người ta gọi tắt là nhà thờ Đức Mẹ Hà Nội, và cũng do nằm cạnh Cửa Bắc thành Thăng Long nên dân gian cũng quen gọi là nhà thờ Cửa Bắc.

Nhà thờ gồm một không gian lớn hình chữ nhật kéo dài với hai hàng cột song song theo hai phía, được chia tương đối thành một không gian đón tiếp nhỏ và một không gian long trọng dành cho cha xứ hành lễ
Giữa hai khu vực này có một không gian chuyển tiếp lớn phía dưới mái vòm, bên phải có một không gian thờ các thánh, bên trái là phòng tiếp khách của cha xứ. Không gian nội thất được cấu tạo và trang trí hoàn toàn theo kiểu nhà thờ châu Âu.
 


Kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard đã tạo ra một không gian kiến trúc phi đối xứng với một tháp chuông vút cao phía bên sảnh chính. Điều này làm cho nhà thờ Cửa Bắc có được nét đặc biệt so với đa phần các công trình Thiên Chúa giáo theo hình thức đăng đối nghiêm cẩn mà người Pháp thường đã xây dựng ở Việt Nam.

 
Có tác giả đã cho rằng đây là sáng tạo đặc biệt của Hébrard nhằm tạo sự phù hợp với cảnh quan khu vực, nhưng thực chất điều này chỉ là sự khai thác một cách khéo léo nguyên tắc tổ hợp nhà thờ thời Phục Hưng, chính nhờ vậy mà nhà thờ Cửa Bắc, ngoài gác chuông như một điểm nhấn còn có một mái vòm ở khu vực trung tâm.




Hệ thống mái ngói được kéo suốt từ gác chuông qua mái vòm tới các không gian chính và phụ khiến cho ta thấy một cảnh quan quen thuộc như đã từng bắt gặp ở đâu đó trong những ngôi đình chùa truyền thống ở các làng quê Việt Nam.





Hệ thống cửa sổ, cửa lấy ánh sáng và thông gió đều được xử lý che nắng và chống mưa hắt, ngoại trừ các cửa trang trí và lấy ánh sáng lớn được lắp kính cản quang, việc tận dụng tối đa hệ thống cây xanh cũng làm cảnh quan thêm gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.



Sự kết hợp các yếu tố kiến trúc truyền thống phương Đông với những hình thức trang trí nhà thờ công giáo truyền thống cùng với sự hài hòa của cảnh quan thiên nhiên xung quanh đã tạo nên ấn tượng đẹp về một công trình Thiên chúa giáo. Chính vì vậy mà nhà thờ Cửa Bắc vẫn luôn được đánh giá là điển hình cho phong cách kiến trúc kết hợp châu Âu và Việt Nam.

Đã gần một thế kỷ trôi qua, cũng đã qua vài lần tu sửa nhưng đến nay nhà thờ Cửa Bắc vẫn còn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ.

Xôi chả cua, món ngon Hà Nội

Nằm ngay cạnh ngõ Yên Thái trên phố Đường Thành, những người dân trong khu vực phố cổ chắc chẳng còn xa lạ gì quán xôi bà Thảo, nổi tiếng với hai món xôi chả cua và cơm rang cua lạ miệng. Vào khoảng chiều tối, bên trong quán nhỏ luôn chật kín người ngồi, còn vỉa hè trước quán thì rất đông khách đứng chờ xếp hàng mua về, đủ để thấy sức hút của cửa hàng xôi lâu năm này thế nào.
Một bát đầy đặn gồm trứng, ruốc, pate và chả cua có giá 45.000 đồng. Ảnh: An Thy
Một bát đầy đặn gồm trứng, ruốc, pate và chả cua có giá 45.000 đồng. Ảnh: An Thy
Một bát xôi ở đây cũng được ăn kèm với những món quen thuộc như trứng, thịt kho, lạp xưởng, ruốc, thịt gà, tùy theo khẩu vị của mỗi thực khách mà có những lựa chọn khác nhau. Nhưng chả cua là món không thể không gọi bởi đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt so với rất nhiều hàng xôi khác trên khắp các con phố lớn nhỏ ở Thủ đô. Món chả cua do mang đặc trưng riêng nên đã tạo thành một “thương hiệu” gắn liền với cửa hàng, nói đến xôi chả cua là người ta sẽ nghĩ ngay đến xôi bà Thảo và ngược lại.
Thoạt nhìn những miếng chả cua của cửa hàng trông hơi giống chả cốm nhưng được nặn to và dày dặn hơn. Từng miếng chả có màu vàng rộm đẹp mắt, vị ngọt thơm của cua bể, một chút mặn mặn của nước mắm, cay nhẹ của hạt tiêu, ăn đậm đà hơn những loại chả giò thông thường khác và cũng rất hòa quyện với vị gạo nếp dẻo thơm của xôi. Được đồ khá khéo và đều tay nên những hạt xôi ở đây mềm dẻo vừa phải, dù để nguội cũng không bị khô cứng. Tuy nhiên, nếu chỉ có xôi với chả cua không thôi thì món ăn sẽ hơi đơn điệu và cảm giác chưa đủ no nên thực khách thường gọi thêm cả trứng, pate hoặc thịt gà.
Bên cạnh xôi chả cua là món tủ thì cửa hàng còn có món cơm rang cua được thực khách ưa chuộng không kém. Nếu đã một lần thưởng thức cơm rang cua chắc chắn bạn sẽ cảm nhận ngay được rằng món ăn này đậm đà hơn bất kỳ loại cơm rang nào bạn từng thử.
Hạt cơm săn ráo hòa quyện với thịt cua thơm bùi ăn rất đậm đà. Ảnh: An Thy
Hạt cơm săn ráo hòa quyện với thịt cua thơm bùi ăn rất đậm đà. Ảnh: An Thy
Cơm được đảo lẫn với trứng và hành tây nhưng không bết dính mà vẫn tơi đều, hạt cơm săn ráo, không ngấm dầu mỡ nên ăn không hề bị ngấy dù chẳng có nhiều rau củ màu mè như cơm rang thập cẩm hay dưa chua đưa đẩy như cơm rang thịt bò. Phủ trên cơm rang là một lớp thịt cua màu nâu được giã khô, vụn nhỏ như ruốc rất bùi và thơm, khi ăn thỉnh thoảng còn thấy lạo xạo tí xíu vỏ cua trong miệng khá thú vị. Vì thịt cua nhiều lại có vị đậm nên thực khách không cần rưới thêm xì dầu nữa, nếu không ăn sẽ rất mặn. Lớp hành phi rắc trên cùng càng làm đĩa cơm thêm phần đẹp mắt và hấp dẫn. Cơm rang cua khá đầy đặn và có giá 45.000 đồng/ suất.
Xôi chả cua và cơm rang cua là hai món được ưa chuộng nhất của quán. Ảnh: An Thy
Xôi chả cua và cơm rang cua là hai món được ưa chuộng nhất của quán. Ảnh: An Thy
Ngoài hai món ăn “khét tiếng”, quán còn bán cả xôi chả mực, cơm rang thập cẩm, cơm rang dưa bò, súp cua… cũng khá chất lượng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét