Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Đình hàng thiếc

Vị trí: Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đình hàng thiếc ở số 2 hàng Nón, (Thời Pháp thuộc phố có tên là Rue des Chapeaux, dịch từ chữ Hàng Nón. Từ năm 1945, phố nà chính thức được gọi là phố Hàng Nón.


Đình Hàng Thiếc là nơi thờ thần sáng lập của những người thợ thiếc – Phạm Ngọc Thạch;  Ông là người giới thiệu kỹ thuật này ở Việt Nam năm 1518 Ngày nay chỉ có ban thờ là thứ cổ duy nhất còn lại của ngôi đền.

Khách Sạn Hanoi Wing Cafe  23 Hàng Nón , quận Hoàn Kiếm , Hà Nội là một trong những khách sạn tại hà nội phù hợp với bạn.
Nằm ở trung tâm khu Phố cổ, Hanoi Wing Hotel cung cấp các phòng nghỉ máy lạnh và Wi-Fi miễn phí. Trong khách sạn có 1 nhà hàng, xe đạp cho thuê và bàn bán tour.
Các phòng nhìn ra cảnh thành phố và có truyền hình plasma, minibar cùng két an toàn. Trong phòng tắm riêng có vòi sen, một số phòng có cả bồn tắm.
Khách sạn có lễ tân 24 giờ, nơi cũng cung cấp dịch vụ giữ hành lý cho khách. Wing Hanoi có dịch vụ lo vé và hỗ trợ khách trong việc bố trí thuê xe hơi.
Bữa sáng tự chọn hàng ngày được phục vụ tại quán cafe-nhà hàng của khách sạn.
Hanoi Wing Hotel nằm cách Hồ Hoàn Kiếm và Chợ Đồng Xuân 2 phút đi bộ. Ga Hà Nội và Bảo tàng Hồ Chí Minh đều cách đó 10 phút lái xe.

Phố Hàng Nón là điểm đến tiếp theo

Phố Hàng Nón, phố hàng nón, pho hang non
Phố Hàng Nón dài 216m, từ Hàng Quạt đến phố Đường Thành. Đoạn cuối là phố Hàng Nón cũ, bán các loại nón thời cổ rộng vành, có loại đường kính đến 1m, nặng, cồng kềnh, khi đội phải buộc quai chặt vào cằm.
Thời Pháp thuộc phố có tên là Rue des Chapeaux, dịch từ chữ Hàng Nón. Từ năm 1945, phố này chính thức đựơc gọi là phố Hàng Nón.Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Hàng Nón bán những chiếc nón Chuông, nón Huế, vừa gọn, nhẹ, lại duyên dáng. Lúc đó còn có cả mặt hàng dành cho nam giới gồm các loại mũ. Hàng Nón vừa làm, vừa bán buôn, bán lẻ các loại mũ đắt tiền, loại rẻ tiền làm bằng bấc. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, người Hàng Nón mua những cốt mũ do làng Hồ ép bằng bột giấy, rồi dùng vải ka ki xanh lợp lên thành những chiếc "mũ cối", rất được ưa chuộng, bán khắp các tỉnh, thành miền Bắc lúc ấy.  
Trong những năm 1928 - 1929 do hoạt động của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, có tổ chức ra những Công hội; Nguyễn Đức Cảnh năm 1929 đã triệu tập được một cuộc họp có nhiều đại biểu tham dự trong một nhà có cửa hàng thuốc lào nhỏ (số 15 Hàng Nón). Qua cơn khủng hoảng kinh tế những năm 1930 - 1931 và nhất là đời sống khó khăn thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới (1939 - 1940) nhiều nhà buôn ở Hàng Nón bị sa sút phải bán cửa hàng  dọn đi đến ở phố khác; nhưng cũng có nhiều công chức lại chuyển sang kinh doanh hàng tơ sợi Nhật, tơ Bình Định, Quy Nhơn, tranh khách hàng tơ lụa Lyon của Pháp (như nhà Tô Châu).
Ngày nay phố không còn bán các mặt hàng truyền thống mà bán các mặt hàng khác nhau, chỗ giáp Hàng Quạt có bán các loại trướng thêu. Phố Hàng Nón hiện nay là một phố tương đối dài hơn mấy phố chung quanh. Cuối phố Hàng Nón có gần chục cửa hàng bán guốc, đủ kiểu dáng, phù hợp yêu cầu của khách.
Đặc biệt, Hàng Nón ngày này gồm phần lớn là những cửa hàng chuyên làm và bán hàng tủ, chạn bát trước kia đãä chuyển hướng sang làm tủ bằng khung nhôm kính, vừa sang, vừa chắc, lại gọn, đẹp, thay thế khung gỗ dễ bị mối mọt.
Cũng như nhiều phố cổ ở Thủ đô, người Hàng Nón cũng có truyền thống "buôn có bạn, bán có phường". Phố đã tạo được nét đặc trưng cho riêng mình với bản sắc của những mặt hàng trong thời kỳ đổi mới.

Xôi chả cua, món ngon Hà Nội

Cũng là gạo nếp trắng dẻo thơm nhưng khi kết hợp với chả cua đậm đà, ngọt thịt lại tạo nên một hương vị riêng mà chỉ có ở cửa hàng xôi lâu năm nằm đối diện chợ Hàng Da nhộn nhịp.
Nằm ngay cạnh ngõ Yên Thái trên phố Đường Thành, những người dân trong khu vực phố cổ chắc chẳng còn xa lạ gì quán xôi bà Thảo, nổi tiếng với hai món xôi chả cua và cơm rang cua lạ miệng. Vào khoảng chiều tối, bên trong quán nhỏ luôn chật kín người ngồi, còn vỉa hè trước quán thì rất đông khách đứng chờ xếp hàng mua về, đủ để thấy sức hút của cửa hàng xôi lâu năm này thế nào.
Một bát đầy đặn gồm trứng, ruốc, pate và chả cua có giá 45.000 đồng. Ảnh: An Thy
Một bát đầy đặn gồm trứng, ruốc, pate và chả cua có giá 45.000 đồng. Ảnh: An Thy
Một bát xôi ở đây cũng được ăn kèm với những món quen thuộc như trứng, thịt kho, lạp xưởng, ruốc, thịt gà, tùy theo khẩu vị của mỗi thực khách mà có những lựa chọn khác nhau. Nhưng chả cua là món không thể không gọi bởi đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt so với rất nhiều hàng xôi khác trên khắp các con phố lớn nhỏ ở Thủ đô. Món chả cua do mang đặc trưng riêng nên đã tạo thành một “thương hiệu” gắn liền với cửa hàng, nói đến xôi chả cua là người ta sẽ nghĩ ngay đến xôi bà Thảo và ngược lại.
Thoạt nhìn những miếng chả cua của cửa hàng trông hơi giống chả cốm nhưng được nặn to và dày dặn hơn. Từng miếng chả có màu vàng rộm đẹp mắt, vị ngọt thơm của cua bể, một chút mặn mặn của nước mắm, cay nhẹ của hạt tiêu, ăn đậm đà hơn những loại chả giò thông thường khác và cũng rất hòa quyện với vị gạo nếp dẻo thơm của xôi. Được đồ khá khéo và đều tay nên những hạt xôi ở đây mềm dẻo vừa phải, dù để nguội cũng không bị khô cứng. Tuy nhiên, nếu chỉ có xôi với chả cua không thôi thì món ăn sẽ hơi đơn điệu và cảm giác chưa đủ no nên thực khách thường gọi thêm cả trứng, pate hoặc thịt gà.
Bên cạnh xôi chả cua là món tủ thì cửa hàng còn có món cơm rang cua được thực khách ưa chuộng không kém. Nếu đã một lần thưởng thức cơm rang cua chắc chắn bạn sẽ cảm nhận ngay được rằng món ăn này đậm đà hơn bất kỳ loại cơm rang nào bạn từng thử.
Hạt cơm săn ráo hòa quyện với thịt cua thơm bùi ăn rất đậm đà. Ảnh: An Thy
Hạt cơm săn ráo hòa quyện với thịt cua thơm bùi ăn rất đậm đà. Ảnh: An Thy
Cơm được đảo lẫn với trứng và hành tây nhưng không bết dính mà vẫn tơi đều, hạt cơm săn ráo, không ngấm dầu mỡ nên ăn không hề bị ngấy dù chẳng có nhiều rau củ màu mè như cơm rang thập cẩm hay dưa chua đưa đẩy như cơm rang thịt bò. Phủ trên cơm rang là một lớp thịt cua màu nâu được giã khô, vụn nhỏ như ruốc rất bùi và thơm, khi ăn thỉnh thoảng còn thấy lạo xạo tí xíu vỏ cua trong miệng khá thú vị. Vì thịt cua nhiều lại có vị đậm nên thực khách không cần rưới thêm xì dầu nữa, nếu không ăn sẽ rất mặn. Lớp hành phi rắc trên cùng càng làm đĩa cơm thêm phần đẹp mắt và hấp dẫn. Cơm rang cua khá đầy đặn và có giá 45.000 đồng/ suất.
Xôi chả cua và cơm rang cua là hai món được ưa chuộng nhất của quán. Ảnh: An Thy
Xôi chả cua và cơm rang cua là hai món được ưa chuộng nhất của quán. Ảnh: An Thy
Ngoài hai món ăn “khét tiếng”, quán còn bán cả xôi chả mực, cơm rang thập cẩm, cơm rang dưa bò, súp cua… cũng khá chất lượng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét