Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Chợ Hàn

Chợ Hàn, chợ hàn, cho han

Vị trí: quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Chợ Hàn thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nằm giữa bốn đường phố Trần Phú, Bạch Đằng, Hùng Vương và Trần Hưng Đạo.
Chợ Hàn vốn có lịch sử từ lâu, ban đầu chỉ là một tụ điểm buôn bán nhỏ tự sản, tự tiêu. Nhưng với điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thuỷ nên dần dần trở thành một chợ lớn, do nằm bên cạnh sông Hàn nên có tên là chợ Hàn.

Chợ được xây dựng đưa vào hoạt động vào những năm 1940. Tại đây, Pháp cho xây dựng ga xe lửa trung chuyển Tourane marché để chuyên chở hàng hoá đến ga chính. Theo đà buôn bán phát triển, một số thương gia người Hoa và người Việt đã xây dựng quanh chợ một khu thương mại khá sầm uất với các cửa hiệu tạp hóa, vàng bạc, thuốc bắc...  Năm 1989, chợ được xây mới hoàn toàn, gồm hai tầng khang trang với diện tích 28.000m². Kiến trúc chợ đẹp và thoáng, cách bày trí hàng hoá gọn gàng tạo cho những người đi chợ không có cảm giác mệt mỏi.
Thời trước dân Đà Nẵng gọi chợ Hàn là “chợ nhà giàu” vì khách mua thường là những người thuộc giới thượng lưu, còn bây giờ mọi người đều thích đến đây để mua sắm. Hoạt động buôn bán diễn ra nhộn nhịp suốt cả ngày, hàng hoá phong phú và nổi tiếng với thực phẩm tươi sống (gà, vịt và thuỷ hải sản...), các loại hoa tươi và trái cây tươi. Chợ Hàn còn nổi tiếng với sự đa dạng các mặt hàng vải, áo quần và giày dép, đặc biệt là những gian hàng mắm du khách thường thích mua về làm quà - món ăn rất đặc trưng và gần gũi của người dân miền Trung.
Ngoài ra, sức hấp dẫn của chợ Hàn còn ở giá cả hàng hoá tương đối rẻ, bởi lẽ đây là chợ đầu mối cung cấp hàng sỉ cho các chợ nhỏ lẻ khác.

Khách Sạn Daisy 1 Đà Nẵng 115 Trần Phú, Đà Nẵng, Việt Nam là một trong những khách sạn ở đà nẵng phù hợp với bạn.
 Được xây dựng năm 2011, Daisy Hotel Danang mang nét độc đáo riêng, tô điểm thêm cho những tòa nhà chọc trời trong thành phố này. Khách sạn không quá xa trung tâm thành phố: chỉ cách 1 km, và thông thường chỉ mất khoảng 10 phút để đến sân bay. Như một thiên đường nghỉ dưỡng và thư giãn, khách sạn mang lại sự đổi mới hoàn toàn so với những điểm thú vị trong thành phố như chợ Hàn, Dana Tours, Indochina Riverside Towers.
Với việc mang lại dịch vụ cao cấp cho khách và một loạt những tiện nghi hiện đại, Daisy Hotel Danang đã cam kết sẽ đem đến cho bạn một kì nghỉ thoải mái dễ chịu nhất có thể. Khi nghỉ ngơi trong khách sạn tuyệt vời này, khách có thể tận hưởng dịch vụ giặt là/giặt khô, phòng gia đình, phục vụ ăn tại phòng, Wi-Fi ở khu vực công cộng, dịch vụ Internet.
Khách có thể chọn 10 phòng có không khí yên bình và tuyệt vời. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Dù cho lý do của bạn khi tham quan Đà Nẵng là gì đi nữa, Daisy Hotel Danang là một nơi tuyệt vời cho chuyến nghỉ mát vui vẻ và thú vị.

Cầu sông Hàn (cầu Quay) là điểm đến tiếp theo

Cầu sông Hàn (cầu Quay), cầu sông hàn, cầu quay sông hàn ,cầu quay đà nẵng
Vị trí: Thanh Khê, Đà Nẵng
Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Đây là cây cầu đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam thiết kế và thi công. Và còn đặc biệt hơn khi đây là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn - cây cầu quay  đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân.

Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất khi có thêm cầu Sông Hàn. Cầu không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.

Năm 1998, một năm sau khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1, công trình cầu Sông Hàn mang tính bứt phá đã được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, một công trình sẽ có một chỗ đứng trong lịch sử phát triển của thành phố.

Công trình cầu dây văng này có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng nhưng phải thi công trong 2 năm liên tục. Từ nguồn cảm hứng của cây cầu sau khi hoàn thành vào đầu năm 2000, đường Bạch Đằng được lột xác lần thứ hai trong cuộc đời dài hơn 3 thế kỷ.

Cây cầu là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng vì chính nhân dân thành phố đã đóng góp phần lớn tiền xây dựng cầu. Cây cầu đã trở thành một trong những điểm thu thu hút khách du lịch.

Hàng ngày, vào khoảng 2 giờ sáng, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục, nằm xuôi theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua. Tuy nhiên hiện nay do nguyên nhân kinh phí, người ta không quay cầu hàng ngày, mà chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Cảng vụ Đà Nẵng.

Hiện thành phố đã có thêm vài cây cầu mới nữa bắc ngang sông Hàn, như cầu Thuận Phước bắc ngang cửa sông nhìn ra vịnh Đà Nẵng, được đánh giá như là cầu Mỹ Thuận thu nhỏ về mặt mỹ quan. Tuy nhiên sẽ không có cây cầu nào tạo được nhiều cảm xúc đối với người dân thành phố như những gì mà cầu Sông Hàn đã đem lại.

Gỏi cá Nam Ô

Là món ăn Đà Nẵng nổi tiếng bao đời, gỏi cá Nam Ô là đặc sản của vùng đất giàu nét văn hóa ẩm thực này.
gỏi cá nam ô
Cá để chế biến món gỏi là cá mòi, cá tớp, cá cơm...Ngon và thích hợp nhất là cá trích, vì cá này thịt có vị ngọt, săn chắc. Cá trích sống gần bờ được các ngư dân đánh bắt quanh năm nên còn là nguồn nguyên liệu dồi dào cho món gỏi. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và “thính”.
Trước khi ướp, cá được ép lấy nước để làm ráo cá và lấy nước cốt này làm món nước chấm: nước cá tươi đem đun sôi hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt.
gỏi cá nam ô
Thính riềng hơn hẳn những loại thính thường ở chỗ vừa làm cho thịt cá khô ráo, lại vừa ướp thơm và khử khuẩn cho cáKhi dọn ăn, trộn thêm mè và đậu phộng rang giã nhỏ vào nước chấm.
Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt quí hiếm. Đây là những đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… với gam màu “tím úa”, chứa nhiều tanin, ngoài mang hương vị riêng cho món gỏi cá sống ra, các loại rau này còn giúp tiêu hóa tốt…”. Các loài này chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân, vì vậy người bán phải lên rừng hái mang về.
gỏi cá nam ô
Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại được cuốn bánh tráng mỏng và chấm nước chấm, ăn thêm với bánh tráng nướng; hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm vào một tô, cứ thế mà “lùa” đã đời.
Gắp một chiếc lá rừng lớn, thêm một nhúm lá thái nhỏ, vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng rộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và bắt đầu thưởng thức.
Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với hương vị các loại lá mang hương rừng, kèm thêm miếng chuối xanh chan chát, miếng khế chua chua... cái ngon như ngấm vào chân răng, đầu lưỡi, chạy thẳng xuống đến dạ dày.
Hằng ngày vẫn nge các mụ hàng rong, hai đầu hai gánh gỏi cá, miệng rao inh ỏi “gỏi cá Nam ô tươi sống đây” là bao tử lại cứ sôi sục, phải chạy ngay ra chặn lại mua cho được một phần gỏi cá mang vào cả gia đình cũng thưởng thức.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét