Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Hội thả diều Bá Giang

Vị trí: xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội
Hội thả diều làng Bá Giang ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây diễn ra vào ngày rằm tháng ba âm lịch. Hội thả diều này gắn với "tiệc" ông Nguyễn Cả, một danh nhân của làng, nguyên là tướng giỏi của Đinh Tiên Hoàng.
Hội thả diều làng Bá Giang ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội diễn ra vào ngày rằm tháng ba âm lịch. Hội thả diều này gắn với "tiệc" ông Nguyễn Cả, một danh nhân của làng, nguyên là tướng giỏi của Đinh Tiên Hoàng.
Sau khi từ quan ông về quê dạy dân trồng trọt, mở mang cơ nghiệp. Có truyền thuyết cho rằng, ông Nguyễn Cả vốn là con của một Hầu Công (ông khỉ). Về cuối đời, ông sống cảnh điền viên và bày những trò vui thanh cao, trong đó có chơi diều cùng đám trẻ mục đồng. Một hôm, trên gò đất ông hay cùng mọi người chơi diều, bỗng Hầu Công xuất hiện. Ông cúi đầu làm lễ kính cẩn. Sau đó ông hóa cùng đám mây ngũ sắc. Và văng vẳng có giọng đọc thơ:
 
"Giáng sinh trần thế tại gò này
Nay lại về trời tựa áng mây..."

Tiếng thơ vừa dứt thì sấm chớp, mưa gió. Ông Nguyễn Cả biến mất theo đám mây. Nhân dân tiếc thương lập miếu thờ ông Nguyễn Cả ở gò đất này.Đây cũng là địa điểm hằng năm mở hội thả diều. Hiện nay, miếu ông Cả còn đôi câu đối:

"Sinh tiền tích trứ Đinh triều soái
Hóa hậu linh chiêu Bá ấp thần"
(Khi sống triều đình lừng tướng giỏi
Hóa rồi ấp Bá rạng thần thiêng)
Ngày nay, miếu Bá Giang đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Cửa miếu nhìn ra cánh đồng rộng và con đê sông Hồng. Đây cũng là địa điểm hằng năm mở hội thả diều.



Cánh diều gắn liền với tuổi thơ của những trẻ em nông thôn. Đặc biệt đối với Bá Giang , Đan Phượng nó lại càng ý nghĩa hơn không chỉ với thanh thiếu niên mà đến với cả những ông lão, những người gắn bó với làng quê này đều coi những cánh diều đó là điều gì đó đặc trưng cho quê hương mình.



Tháng ba mới là hội thi, nhưng từ tháng tám năm trước, trong làng đã rục rịch làm diều. Người ta chọn tre, mua giấy, khoét sáo, chuốt dây... rất tỷ mỉ, công phu. Xưa kia, dây diều làm bằng tre bánh tẻ vót chuốt đều, nối dài, rồi cuộn lại ngâm vào nước quả cây chuối hột và muối, rồi ninh sôi trong nồi ba mươi cả một ngày, thành dây vừa dai vừa mềm.

Điểm đặc biệt nhất của diều làng Bá Giang chính là ở những con sáo to, tiếng trong vi vút
Làm sáo diều bằng cách dùng nan tre đan thành ống, dùng sơn ta đun mà gắn với miệng sáo khoét bằng gỗ vàng tâm. Chiếc sáo vừa nhẹ, lại có tiếng vừa thanh, vừa ấm. Giấy dán diều bồi bằng giấy bản. Thời nay, dây diều là dây ni-lông, diều càng nhẹ càng dễ bay cao.





Mở màn hội thi thả diều là lễ rước bánh dày tưởng nhớ thần nhân. Sau đó, cuộc thi diều bắt đầu. Một người khéo tay nhất làng được cử làm chiếc diều tượng trưng to nhất, dài 5m, rộng 1,5m dán giấy hồng điều, trên cánh diều có đề bài thơ:
Gió hát trăng thanh hồn non nước

Sải cánh diều bay nhạc sáo ngân

Khi thiêng tướng Cả lưu truyền thống

Anh hùng rạng rỡ sáng lòng dân.
  


“Người mang diều đi thi không quan trọng tuổi tác, chỉ cần có niềm đam mê”

Mở đầu cuộc thi là lễ trình diều. Mọi người dự thi đều mang diều đến trình trước cửa Miếu. Mỗi năm có dăm, sáu chục người dự thi, ngoài người Bá Giang, còn có người Hạ Mỗ, Tân Hội, Liên Trung... Diều dự thi có thể dài đến 3m, nhỏ thì cũng dài tới 1m.





Hội thả diều diễn ra trên cánh đồng làng, thu hút nhiều người dân xã Hồng Hà và các xã lân cận đến xem và cổ vũ. Thả diều cánh chanh, quan trọng nhất là tìm được địa điểm tốt. “Thí sinh” trong ảnh này đã chọn vị trí chân đê để thả diều…

trong khi đó nhiều người khác lại chọn vị trí nóc nhà, hay dưới chân ruộng
Sau khi chọn được chỗ đẹp, chỉ chờ có gió là tung diều lên cao
… người thả phải chạy thật nhanh…
… hoặc rướn người đẩy diều lên cao

Có những con diều kích thước khá lớn, sải cánh lên đến 3 - 4m

Diều dự thi có thể dài đến 3 m, nhỏ thì cũng dài tới 1 m. Trong gió nồm nam của buổi chiều quê, mấy chục cánh diều cùng bay lên. Dưới đồng, lúa đang thì con gái rì rào. Trên trời, tiếng sáo vi vút bay xa.


Trẻ nhỏ trong làng đua nhau thả lên trời hàng trăm diều nhỏ có đuôi bay phấp phới. Như vậy, trên không gian có mấy tầng diều cao thấp bay chấp chới nhiều vẻ. Tiếng sáo càng cao lại càng vang xa, làng diều trông thật ngoạn mục.


Người ở trên bờ đê, ở trước sân đình, ở trong làng đều có thể ngắm diều bay và nghe tiếng sáo hòa âm nhiều giọng rất đa cảm. Thỉnh thoảng, có con diều đứt dây, bay về phía sông Hồng. Người xem hội hò reo huyên náo và cười vang rất sảng khoái. 




Hội diều diễn ra chừng hai tiếng đồng hồ thì một số diều bị đứt dây, tự loại khỏi cuộc thi. Số diều đạt đến tầng cao và bay đậu giữa trời đã giảm dần. Vào giai đoạn chung kết chỉ còn mươi chiếc diều. Ban tổ chức hội thi tập trung ở đền Châu Trần, n_ cạnh miếu Bá Giang. Những người ứng thí lùa dây diều vào buộc ở hàng cột trước cửa đền Châu Trần. Các giải nhất, nhì, ba trao cho những người có diều bay cao, không chao đảo và có tiếng sáo hay nhất. Sau khi người trúng giải đem phần thưởng vào lễ tạ nhân thần, hội thi kết thúc.




Hội diều diễn ra chừng hai tiếng đồng hồ thì một số diều bị đứt dây, tự loại khỏi cuộc thi. Số diều đạt đến tầng cao và bay đậu giữa trời đã giảm dần.



Vào giai đoạn chung kết chỉ còn mươi chiếc diều. Ban tổ chức hội thi tập trung ở đền Châu Trần, ngay cạnh miếu Bá Giang. Những người ứng thí lùa dây diều vào buộc ở hàng cột trước cửa đền Châu Trần. Các giải nhất, nhì, ba trao cho những người có diều bay cao, không chao đảo và có tiếng sáo hay nhất. Sau khi người trúng giải đem phần thưởng vào lễ tạ nhân thần, hội thi kết thúc.


Vậy nhưng, những con diều vẫn còn bay đến tận đêm khuya. Làng Bá Giang trong đêm trăng với tiếng sáo diều thật thanh bình, thật thương mến.

Có vô vàn khách sạn tại hà nội cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn một nơi nghỉ ngơi phù hợp với bạn chẳng hạn như Văn Minh Resort  Ngọc Giả, Ngọc Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội .
 Khu nghỉ dưỡng Văn Minh Resort nằm giữa một không gian ngoại ô đậm đà bản sắc văn hoá Đồng bằng bắc bộ và phảng phất chút hương vị của núi đồi Tây Bắc. Cách trung tâm Hà Nội nửa giờ đi ô tô và gần hai danh thắng Quốc gia là Chùa Trầm và Chùa Trăm Gian, Văn Minh Resort được du khách gần xa biết đến là một khu nghỉ dưỡng với đa dạng các dịch vụ bao gồm:
+ Hệ thống phòng nghỉ tiện nghi, hiện đại và sang trọng.
+ Vườn ẩm thực mang những nét đặc trưng riêng biệt: Nhà hàng Xứ Đoài (đặc sản của núi rừng Tây Bắc), Nhà hàng  Cá sông Đà (đặc sản của sông Đà) và Nhà hàng Chúc Sơn (các món ăn dân tộc của địa phương).
+ Bên cạnh đó, Khu nghỉ dưỡng còn đầu tư sân Tennis trên nền đất nện và khu Vật lý trị liệu kết hợp phương pháp bấm huyệt cổ truyền y học phương Đông với các loại thảo dược từ thiên nhiên.
+ Ngoài ra, khu thư giãn, giải trí của Văn Minh Resort đa dạng và hiện đại đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách bao gồm khu Café, Karaoke, khu câu cá và khu vui chơi trẻ em.
+ Hệ thống phòng Hội nghị, hội thảo được trang bị hiện đại.
+ Hoạt động Teambuilding, tổ chức tiệc cưới, tiệc Hội nghị được phục vụ nhiệt tình, chu đáo.

Sau đó thăm Đình làng Đĩnh Tú

Đình làng Đĩnh Tú, đình làng đĩnh tú, làng đĩnh tú, đĩnh tú, đt
Thôn Đĩnh Tú, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Tây có một ngôi đình cổ, năm 2008, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình làng Đĩnh Tú được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, được thiết kế theo kiểu chữ nhất, gồm 5 gian và 2 dĩ, tiêu biểu cho dạng kiến trúc của các ngôi đình cổ ở xứ Đoài. Theo người dân địa phương, đình Đĩnh Tú có diện tích khoảng 325m², thờ Trung Á Đại vương thời Hùng Vương, là người có công khai lập ra làng Đĩnh Tú ngày nay.
 

Thôn Đĩnh Tú, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Tây có một ngôi đình cổ, năm 2008, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình làng Đĩnh Tú được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, được thiết kế theo kiểu chữ nhất, gồm 5 gian và 2 dĩ, tiêu biểu cho dạng kiến trúc của các ngôi đình cổ ở xứ Đoài. Theo người dân địa phương, đình Đĩnh Tú có diện tích khoảng 325m², thờ Trung Á Đại vương thời Hùng Vương, là người có công khai lập ra làng Đĩnh Tú ngày nay.
Hiện ngôi đình vẫn còn giữ được lối kiến trúc cổ, lưu giữ được nhiều di vật có giá trị, đó là cuốn thần phả "Hùng Duệ Vương triều công thần nhất vị đại vương phả lục", 14 đạo sắc phong của các triều vua phong kiến Việt Nam gồm 5 đạo sắc thời Lê, 1 đạo sắc thời Tây Sơn và 8 đạo sắc thời Nguyễn.
Di vật gỗ chạm cổ có 1 cỗ long ngai bài vị đức Thành hoàng làng và nhiều di vật khác, nghệ thuật điêu khắc kiến trúc của đình được thể hiện trên toàn bộ khung nhà gỗ rất tinh xảo. Tuy nhiên, qua thời gian và chiến tranh tàn phá, lại không được tu bổ thường xuyên nên nhiều hạng mục của ngôi đình đã bị hư hỏng nặng.
Đình Đĩnh Tú có giá trị tinh thần rất lớn, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người dân địa phương. Đây cũng là địa điểm diễn ra nhiều cuộc họp, bàn thảo các chiến lược quan trọng của chính quyền Cách mạng ở phủ Quốc Oai trong Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp.

Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống

Cứ cuối giờ chiều, quầy bánh tráng trộn trên phố Hàng Trống (Hà Nội) lại tấp nập khách. Nếu như món ăn bình dân này đã quen thuộc với người dân Sài Thành thì chỉ mới vài năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ cũng như giới văn phòng Hà Nội mới biết đến nó. Quán mở cửa từ 17h-22h và đông nhất là từ 17h-19h, mức giá 20.000 đồng/suất.
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 1
Bánh tráng trộn món ăn bình dân với sự kết hợp của vị chua, cay, thơm của trứng cút, rau răm
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 2
Mỗi suất bánh tráng chỉ khoảng 20.000 đồng
Sự hấp dẫn của bánh tráng trộn là sự kết hợp giữa nhiều hương vị, chút chua của xoài, thơm của bánh tráng trộn lạc, dầu, thịt bò khô, chút thơm của rau răm và ngon của mực khô xé, quả trứng cút béo ngậy. Không gian ăn cũng bình dân như món ăn này, ngồi túm tụm 3-4 người bên quầy hàng, thưởng thức vị thơm ngon và chua cay hòa quyện.
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 3
Bánh tráng trộn được cho thêm xoài, rau thơm giúp tăng hương vị, màu sắc cho món ăn
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 4
Không quên cho thêm chút quất, chút thịt bò khô làm cho vị càng chua chua, đậm đà
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 5
Trứng cút nhỏ xíu được đặt bên trên mỗi suất bánh tráng trộn
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 6
Mực khô xé giúp suất bánh tráng trộn thêm ngon hơn
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 7
Món ăn này đã quen thuộc với nhiều người dân Hà Nội trong những năm gần đây
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 8
Suất bánh tráng trộn là sự kết hợp giữa nhiều hương vị và nguyên liệu
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 9
Chỉ cần trộn đều các gia vị, nguyên liệu sẽ hòa quện với nhau
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 10
Món ăn này có thể ăn cả mùa đông và mùa hè, đặc biệt cuối giờ chiều
Quầy bánh tráng trộn đơn giản chỉ là dăm ba chiếc hộp đựng nguyên liệu. Khi có khách gọi, chủ cửa hàng nhanh thoăn thoắt trộn bánh tráng óng ánh mỡ với các nguyên liệu. Không quên thêm chút quất, đôi tay đảo đều, bánh tráng thấm gia vị tạo nên một sự hòa trộn giữa hương vị, màu sắc rất tinh tế.

 

1 nhận xét:

  1. Hội thi diều làng Bá Dương Nội năm 2015: http://dieusao.com/f/bai-viet/48-hoi-thi-dieu-truyen-thong-lang-ba-duong-noi.kite

    Trả lờiXóa