Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Làng hương Yên Phụ

Vị trí: quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Làng nằm ở cửa ô Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Người dân trong làng có nghề làm hương đốt từ lâu đời.

http://www2.vietbao.vn/images/viet2/xa-hoi/20749257_images1428845_yen%20phu.jpg

Nằm ở cửa ô Yên Phụ, qua dốc Thanh Niên - Cổ Ngư là tới làng nằm ven hồ Tây mênh mông kỳ bí, trước kia thuộc quận Ba Ðình, nay về quận mới Tây Hồ. Ngoài nghề nuôi cá cảnh mới được du nhập mấy chục năm nay, thì người dân ở đây vẫn có nghề làm hương đốt từ lâu đời.

http://thanglong.cinet.vn/UserFiles/Image/HA/thang%203/news_raovat3693.jpg
Theo một số tư liệu cũng như các bậc cao niên trong làng kể lại thì nghề làm hương ở đây do một người Trung Hoa mang tới từ thế kỷ 13 và dạy cho dân làng. Ðạo Phật và tục đốt hương phát triển ở đây mà còn ở nhiều nơi khác. Bước sang thế kỷ này, nghề hương ở Yên Phụ phát triển mạnh mẽ nhất và không chỉ thu hút dân trong làng mà còn hấp dẫn các làng An Dương, Nghi Tàm theo nghề với số lượng lớn.
Ðầu những năm 80 nghề hương ở đây có dấu hiệu bị mai một khi rất nhiều gia đình bỏ nghề chuyển qua nuôi cá cảnh và kinh doanh, buôn bán. Lúc này chỉ còn khoảng 20% số hộ trong làng còn làm nghề. Thế nhưng, chỉ 7-8 năm sau, bước sang những năm 90, nghề này lại được khôi phục
Nghề làm hương tuy không nhàn hạ và thi nhập cũng chẳng lấy gì làm cao nhưng người dân vẫn một mực theo nghề vì họ cho rằng đây là nghề truyền thống, vả lại từ lâu người dân đã sống bằng nghề này giờ không biết chuyển nghề nào cho hợp.
Quả đúng như vậy, nghề hương ở đây rất vất vả, để làm ra được que hương phải mất bao nhiêu công đoạn. Nhà làm nghề thì tất cả các thành viên trong gia đình đều phải làm việc cật lực với sự phân công mỗi người một việc, từ nhỏ tới lớn, từ đơn giản nhất tới phức tạp.
Người già và trẻ em thường đảm nhiệm những công việc nhẹ nhàng không phức tạp như vót que, phơi và thu lượm, đóng bao thành phẩm. Công đoạn khó và phức tạp nhất là khâu pha trộn bột mùn hương (loại mùn cưa gỗ) với một số hương liệu như bột hồi, quế, trầm... Công việc này phải do người có tay nghề, kỹ thuật và kinh nghiệm đảm nhiệm bởi nếu pha chế không cẩn thận hoặc không đúng liều lượng, hương sẽ không thơm...

http://www.asiahotelbiz.com/uploads/Top%20destinations//Yen%20Phu%20Incense%20Village.gif  
Mặc dù đầu những năm 80 nghề làm hương ở đây có dấu hiệu bị mai một nhưng nó đã được khôi phục lại và tiếp tục phát triển cho đến tận ngày nay. Vào những tháng giáp Tết, đi trên đê Yên Phụ, nhìn xuống cánh đồng chỉ thấy hương là hương, nhà nhà làm hương, người người làm hương. Những cánh đồng phơi hương trải dài một màu vàng óng trông thật vui mắt. Bà hàng nước kể cho tôi câu chuyện làng hương Yên Phụ hơn 30 năm về trước.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/04/26/sac%20mau%201.jpg
Bây giờ Yên Phụ ít người làm hương lắm, cả làng chỉ còn độ đôi mươi nếp nhà giữ nghề truyền thống. Những năm gần đây, chính quyền và nhân dân Yên Phụ quyết tâm khôi phục lại làng nghề truyền thống của quê hương. Nhờ đó, nghề làm hương đã trở lại với nhiều hộ gia đình.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tới hôm nay có rất nhiều những làng nghề ở Hà Nội đã mai một như Ngọc Hà, Ngũ Xã, An Thái... nhưng Yên Phụ, một làng làm hương vẫn như sống mãi với thời gian.

Khách Sạn Sofitel Plaza Hà Nội số 1 đường Thanh Niên, Quận Ba Đình, Hà Nội là một trong những khách sạn tại hà nội phù hợp với bạn.

Nổi tiếng là khách sạn có phong cảnh đẹp nhất của Hà Nội, khách sạn có 322 phòng Deluxe và phòng suite có cửa sổ thông gió và nhìn phong cảnh ngoài trời.Với vị trí lý tưởng này Khách Sạn Sofitel Plaza Hà Nội là địa chỉ tốt nhất cho các khách thương gia và du lịch ưa chuộng... 

Các tiện nghi trong phòng tắm rất hiện đại, trong phòng được trang trí hài hoà mà bạn cảm nhận như đang ở nhà, với các thiết bị như: bàn làm việc, truyền hình cáp thu qua vệ tinh, Công tắc điện tự động và điện thoại quốc tế và đường dây riêng truy cập mạng
Phòng họp khách sạn Sofitel Plaza có thể chứa đến 600 khách là nơi thuận lợi cho việc tổ chức các hội nghị quan trọng, dạ tiệc, tiệc đứng và hội thảo. Quí khách có thể lựa chọn 4 trong các phòng họp của chúng tôi, với nhiều diện tích khác nhau để phù hợp cho việc tổ chức các hội nghị, dạ tiệc của quí vị. Cùng với hệ thống âm thanh và các vật dụng sẵn có như: Hoa tươi, các dịch vụ văn phòng, quán bar rượu, rượu cocktail chúc mừng, các món thực đơn ăn tối...v.v..
Nằm trên tầng thượng khách sạn Nhà hàng Summit Lounge với quang cảnh thành phố, tầng bên dưới là là nhà hange Le Panorama chuyên phục vụ các loại dạ tiệc và hội nghị. Tầng thứ 2 nhà hàng Ming Palace chuyên phục vụ các món ăn Quảng Đông.
Nhà hàng Hồ Tây ngoài trời chuyên phục vụ các mọi món ăn tự chọn trên thế giới vào các ngày trong tuần và các món ăn tự chọn. Quán bar Sông Hồng là nơi quí khách có thể vừa uống rược, bia và vừa thư giãn sau những giờ làm việc Phòng tập thể dục của khách sạn được trang bị các thiết bị hiện đại, có hồ bơi ngoài trời, phòng xoa bóp, phòng tắm hơi, phòng tắm khoáng sẽ làm cho bạn thư giản và càng khoẻ hơn.

Hồ Trúc Bạch là điểm đến tiếp theo

Hồ Trúc Bạch, hồ trúc bạch, ho truc bach, truc bach, trúc bạch
Hồ Trúc Bạch là một hồ thuộc quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Việt Nam, nguyên là một phần hồ Tây.
Trước kia đây là hồ Tây, ở vào góc Đông Nam. Thời trước khu vực này vì sóng lặng hơn nên cá hồ Tây thường tụ về đây. Dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp một con đê nhỏ để ngăn góc này lại, đánh cá cho dễ hơn, và sau là nuôi cá. Sau đó chúa Trịnh cho đắp con đê rộng ra, và gọi là đê Cố Ngự (nghĩa là giữ vững). Sau này đường Cố Ngự bị đọc chệch thành Cổ Ngư, và là đường Thanh Niên ngày nay.
Phía Đông hồ có bán đảo, dân năm làng đúc đồng ở Bắc Ninh tụ ở đây, hình thành làng đúc đồng Ngũ Xã.
[sửa] Tên hồ
Khi mới bị ngăn ra, hồ chưa có tên riêng, vẫn chỉ là một góc của hồ Tây.
Gần hồ có làng Trúc Yên, trồng nhiều trúc, cũng có tên là Trúc Lâm.
Vào thế kỉ 18, chúa Trịnh Giang cho xây một cung điện để nghỉ mát cạnh hồ và cũng gọi là Trúc Lâm. Sau đó Trúc Lâm trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội, họ buộc phải tự dệt lụa để nuôi sống bản thân. Lụa của họ rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lụa trúc (chữ Hán là Trúc Bạch). Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, và hồ cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.
[sửa] Di tích
Xung quanh hồ có nhiều nơi di tích cổ như: đền Quán Thánh, chùa Châu Long, đền Cẩu Nhi.
Năm 1925, xưởng phát điện Yên Phụ được người Pháp cho xây dựng bên bờ phía Bắc của hồ Trúc Bạch và nó trở thành nguồn cung cấp điện quan trọng nhất cho Hà Nội đến tận cuối thập niên 1980. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không lực Hoa Kỳ đã tập trung oanh tạc nhà máy này. Để bảo vệ nhà máy điện và khu vực Ba Đình gần đó, hệ thống phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam được bố trí dày đặc ở đây. Ngày 26/10/1967, máy bay của John McCain trong khi thực hiện nhiệm vụ oanh tạc nhà máy điện Yên Phụ đã bị tên lửa bắn rơi. Ông nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và bị dân quân ở khu vực này bắt.
Cùng với quá trình đô thị hóa, các làng cổ xung quanh hồ Trúc Bạch không còn nữa, thay vào đó là các nhà và công trình theo kiến trúc hiện đại. Bờ hồ được kè đá và làm đường lưu thông xung quanh.
[sửa] Các con đường quanh hồ
    * Đường Thanh Niên, nối từ đường Yên Phụ tới phố Quán Thánh, có tên cũ là đường Cổ Ngư[1]. Dọc theo đường này về phía hồ Trúc Bạch có đền Quán Thánh và đền Cẩu Nhi dời từ núi Nùng về, có từ đời Lý Công Uẩn[2], có tên là "Thủy Trung Tiên từ" tức đền thờ bà tiên trong nước. Đường Thanh Niên có tên thời Pháp là đường thống chế Ly-ô-tây rue Maréchal Lyautey. Năm 1958-1959, nhiều thanh niên, học sinh Hà Nội đã tới đây lao động, mở rộng và đắp đường này cao lên, và Ủy ban hành chính thành phố lúc đó đã đổi tên theo gợi ý của Hồ Chủ tịch
    * Phố Trúc Bạch dài 165m, chạy từ đầu đường Thanh Niên, vòng bờ phía đông tới phố Châu Long
    * Phố Trấn Vũ

http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=3020

http://www.nhchau.com/files/16_0.jpg

Thơm ngon đậu phụ làng Mơ - Đậu mơ món ngon nổi tiếng Hà Nội

Người xưa truyền lại rằng nghề làm đậu phụ vốn xuất xứ từ làng Mơ - Mai Động (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), do chính ông tướng Tam Trinh từ thời Hai Bà Trưng sáng chế ra và truyền lại cho dân chúng trong làng, rồi lưu giữ cho đến tận ngày nay. Nói đến đậu Mơ, ta nghĩ ngay đến những bìa đậu nhỏ xinh, có màu vàng nhạt và thơm ngậy.
Cũng những công đoạn và cách làm đậu phụ như rất nhiều vùng miền khác nhưng đậu làng Mơ được lọc kỹ, gói khéo nên ăn mềm và béo hơn rất nhiều so với đậu phụ những nơi khác. Cũng có tương truyền rằng đậu Mơ nổi tiếng là do từ xưa đậu được nấu bằng nước giếng làng Mơ có mùi vị đặc biệt nên đậu mới thơm ngon.
Người làm đậu thường dậy từ rất sớm, khoảng 3 giờ sáng để bắt đầu công việc của mình. Để có được mẻ đậu ngon thì việc chọn đậu tương là giai đoạn quan trọng đầu tiên, đậu tương phải được chọn kỹ, hạt tròn đều, vàng mẩy rồi phơi khô, xay vỡ đôi cho tróc vỏ mới đem ngâm để lấy nước cốt rồi mới cho vào túi vải thô, thưa sợi, vắt bớt chất xơ, lọc ra nước đậu sống đem nấu chín. Đây là khâu quyết định chất lượng của đậu phụ, bởi đậu chín non hay quá lửa đều không đạt chất lượng. Phần nước tinh chất này sau khi chín tới thì được đổ ra chum đất lớn, để nguội bớt rồi hòa với phần nước chua sao cho đậu tương kết tủa thành bánh, có ánh vàng nhạt, người ta vẫn hay gọi là “óc đậu”. Người làm đậu sẽ dùng một chiếc thìa kim loại có dạng hình tròn, đáy lõm vớt “óc đậu” cho vào chiếc khăn xô nhỏ, tiếp đó đặt vào khuôn gỗ. Đậu vào khuôn xong sẽ chuyển sang ép, thời gian cho công đoạn này thường mất khoảng ba mươi phút. Sau khi ép xong, đậu được dỡ ra để nguội và bóc lớp “áo” vải xô. Quá trình này được gọi là lột đậu. Chiếc đậu thành phẩm vừa lột ra vẫn còn nóng hổi, được xếp lên sàng. Nếu bán ngay người ta sẽ mang thẳng ra chợ, còn để đến chiều bán thì đậu sẽ được thả vào nước lạnh để bảo quản.

Chế biến công phu, nhưng món đậu phụ xưa nay vẫn là một trong những món ăn bình dân nhất. Và với người sành ăn Hà Nội, từ một thức bình dân ấy đã cho ra đời biết bao món đặc trưng đất kinh kỳ. Người Hà Nội có rất nhiều cách biến tấu đậu Mơ cho hợp với khẩu vị. Có thể ăn nóng khi vừa mới cắt từ khuôn ra, chấm với mắm tôm, mắm tép hoặc nước mắm tỏi hay đơn giản hơn là chấm muối chanh. Đây là món ăn đơn giản lại mát, rất thích hợp cho những ngày hè nóng bức.
Còn đậu rán là món ăn phổ biến nhất. Người ta rán đậu trong mỡ sôi già để có miếng đậu với lớp vỏ vàng, ròn và ngậy. Đậu rán có thể ăn với cơm hoặc bún. Món bún đậu mắm tôm với rau kinh giới là món ăn rẻ, ngon và hấp dẫn rất nhiều người.
Ngoài ra, người Hà Nội còn có món đậu nướng thơm lừng, nóng hổi, khi ăn phải dùng tay bẻ từng miếng đậu, chấm mắm tôm, rồi tay kia nhón vài cọng kinh giới, cắn một miếng ớt bỏ vào miệng cay nồng.
Quen thuộc và dễ làm như đậu chao, bún đậu ốc, các món canh đậu, đậu sốt cà chua… Mỗi cách làm lại mang lại những cảm nhận thú vị khác nhau, nó gần gũi và gắn bó như một phần không thể thiếu trong ẩm thực Hà thành. Không chỉ có trong bữa cơm gia đình, các thức ấy còn đến nhà hàng, khách sạn qua bàn tay của những người đầu bếp tài hoa, những thanh đậu trắng ngần nhỏ bé lại như được lột xác làm nên những món ăn thật ấn tượng với những cái tên mới nghe thôi cũng đã thấy hấp dẫn: đậu phụ om nấm, đậu phụ xào xả ớt, súp đậu phụ hải sản, nộm hoa chuối đậu phụ… Dù chế biến đơn giản hay cầu kỳ, đậu Mơ đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng của người Hà Nội.
Dân dã, bình dị là thế mà từ lâu món đậu Mơ đã đi vào lòng người. Du khách ghé thăm Hà Nội đều muốn thử món đậu ấy để rồi cứ mang theo cái hương vị ngọt, mát trong lòng mà chẳng nỡ rời đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét