Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Bãi Cháy

Bãi Cháy, bai bien bai chay , bãi biển bãi cháy , quang ninh , quảng ninh

Vị trí: Hạ Long, Quảng Ninh
Bãi Cháy là một bãi biển nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam, thuộc phường Bãi Cháy, Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Bãi Cháy là một bãi tắm nhân tạo, nằm dọc vịnh Hạ Long có bãi cát với chiều dài hơn 500m và rộng 100m. Đây là bãi tắm thu hút rất đông du khách vào mùa du lịch biển. Đặc điểm địa hình là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển, kéo dài hơn 2km ôm lấy hàng thông cổ thụ, nằm xen là những khách sạn, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt.
Theo truyền thuyết xưa, Bãi Cháy chính là nơi đoàn thuyền lương của quân Nguyên Mông do Trương Văn Hổ cầm đầu vào xâm lược Việt Nam đã bị Trần Khánh Dư cùng quân dân nhà Trần thiêu cháy và bị dạt vào bờ. Do nhiều thuyền giặc bị cháy, gió Đông Bắc lại thổi tạt lửa vào bờ phía tây Cửa Lục làm cháy luôn khu rừng đang hanh khô. Khu rừng bị cháy đó thành Bãi Cháy ngày nay.
Một truyền thuyết dân gian lại cho rằng trước đây tầu thuyền thường neo đậu vào bãi biển phía tây Cửa Lục. Dưới đáy và bên sườn thuyền thường có con hà bám vào rất chắc có thể ăn hỏng thuyền vì thế dân chài phải lấy lá phi lao đốt xung quanh.
Từ bên phía Hòn Gai và các nơi khác nhìn vào đó luôn luôn thấy lửa cháy rực lên nên gọi nơi này là Bãi Cháy. Bãi Cháy quanh năm đón gió biển từ ngoài vịnh thổi vào. Đặc điểm địa hình là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển, kéo dài hơn 2km ôm lấy hàng thông cổ thụ, nằm xen là những khách sạn, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt. Bên con đường trải nhựa là hàng cây xanh mát, những hàng quán nhỏ xinh ẩn mình dưới những tán phi lao. Tắm biển xong du khách có dịp thưởng thức các món đặc sản chế biến từ hải sản. Gió biển ở đây như bàn tay thần kỳ mơn man xua đi nỗi ưu tư, phiền muộn.
http://ninhphan.files.wordpress.com/2009/06/img_1181.jpg?w=500&h=375
Bãi Cháy nhìn từ cầu
http://ninhphan.files.wordpress.com/2009/06/img_1182.jpg?w=500&h=375
Thật không hổ danh là kỳ quan thế giới
http://ninhphan.files.wordpress.com/2009/06/img_1185.jpg?w=500&h=375
Thuyền bè ra vào ở đây khá tấp nập
http://ninhphan.files.wordpress.com/2009/06/img_1184.jpg?w=500&h=375
Ở đây đang có dự án xây dựng khu du lịch sinh thái lớn 
http://ninhphan.files.wordpress.com/2009/06/img_1173.jpg?w=500&h=375 
http://ninhphan.files.wordpress.com/2009/06/img_1172.jpg?w=500&h=375
Bãi tắm 
http://ninhphan.files.wordpress.com/2009/06/img_1175.jpg?w=500&h=375
Cầu tàu: nơi đón và trả khách

Khách Sạn Công Đoàn Hạ Long  Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Tp. Hạ Long là một trong những khách sạn tại hạ long phù hợp cho bạn nghỉ ngơi.

Sau đó đến thăm Đảo Ti Tốp

Đảo Ti Tốp, đảo ti tốp , ti tốp
Giữa biển nước mênh mông xuất hiện một hòn đảo kỳ thú với bãi cát trắng mịn như cho ta lạc vào cảnh tiên giữa hư ảo của thực tại.
Đảo Ti Tốp cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 7 - 8 km về phía đông nam. Đảo Ti Tốp có bãi cát hình vành trăng lưỡi liềm. Cát ở đây bốn mùa được nước thủy triều rửa sạch trắng tinh. Ngày 22/11/1962 hòn đảo nhỏ này được đón Hồ Chủ Tịch cùng nhà du hành vũ trụ, anh hùng lao động Liên Xô, anh hùng lao động Việt Nam Giéc Man Ti Tốp lên thăm và nghỉ tại đây. Để ghi dấu kỷ niệm chuyến đi đó, Hồ Chủ Tịch đã đặt tên cho đảo là đảo Ti Tốp. Nơi đây đã trở thành điểm du lịch tắm biển hấp dẫn. Các dịch vụ thuê áo tắm, phao bơi, nước ngọt luôn sẵn sàng phục vụ du khách.
Trong bản đồ của Pháp vẽ về Hạ Long cuối thế kỷ 19, đảo Ti Tốp có tên là hòn Cát Nàng, hòn đảo nhỏ xinh đẹp ấy tựa lưng vào vịnh Cửa Lục phía trước là vụng Sửng Sốt có đảo Bồ Hòn, bên phải là hòn Dầm Nam.
Ngày 27/6/1997 Giéc Man Ti Tốp có dịp trở lại hòn đảo xưa mang tên mình. Ông đã xúc động ghi vào sổ lưu niệm của Ban Quản lý vịnh Hạ Long: “Cảm ơn số phận đã cho tôi có dịp trở lại hòn đảo nhỏ này”.
 
baitamttx-jpg-03012011125825-U1.jpg
 Titop nhìn từ xa
       Titop nhìn từ trên cao

Ruốc lỗ Hạ Long

Đến với Du lịch Hạ Long bạn sẽ được thưởng thức những sản vật nổi tiếng nơi đây như món Ruốc lỗ Hạ Long. Ruốc lỗ là một loài thuộc họ bạch tuộc nhưng lại có những con chỉ nhỏ bằng ngón chân cái đứa trẻ, người ta gọi chúng là con ruốc, đào lỗ dưới bùn, nơi bãi vẹt bãi sú, sống nhút nhát cạnh miệng lỗ nên còn gọi là con ruốc lỗ.
Cái lúc mà cả nước còn đói kém, ở chỗ rạp Bạch Đằng (xưa là TX Hòn Gai, nay là TP Hạ Long), thỉnh thoảng người ta thấy một ông già đầu đội mũ lá, vai đeo một cái giỏ hình trái bí đao to, đi rong rao mời mọi người mua ruốc lỗ. Hỏi, được biết ông ở mạn huyện Hoành Bồ ra. Cũng chẳng mấy ai dám mua, bởi trong túi không có tiền, mà đây lại thường là thứ để ăn chơi. Nhưng cũng có lúc phải mua được chứ! Những con ruốc lỗ màu xám có ánh xanh, còn sống nguyên, giác của chúng bám chặt lấy thành giỏ, muốn kéo nó ra, phải giằng. Ông bán theo con, bán chục, gắng mua lấy chục con…
Hòn Gai, đường phố cây dâu da xoan khá sẵn, vặt lấy một nắm lá về rửa sạch lót đáy nồi, rồi bỏ ruốc lỗ cũng đã rửa sạch vào, đậy vung, khi sôi thì xóc đều chúng lên vài lượt. Những con ruốc lỗ khi chín chúng trở nên màu hồng, các giác bám quăn ngược lại thành những vòng tròn nhỏ, nhìn giống như một bông hoa nhiều cánh, thật đẹp.Pha mắm tôm chanh đường ớt tỏi, đánh cho ngấu bọt. Lấy ruốc mà chấm với thứ ấy, mới ngon làm sao! Nếu xôm, có khế chua chuối chát ăn kèm, có rượu quốc lủi nhâm nhi thì… ở đời cũng chỉ cần đến thế mà thôi.
ruoc lo ha long
Lại nhớ một thời làm báo lang thang về vùng Quảng Yên (huyện Yên Hưng) vào đúng mùa ruốc lỗ đang có trứng, dân gọi là ruốc cơm xôi. Người đã trở thành thiên cổ từ lâu – anh Ngô Xuân Gô, lúc ấy là Trưởng phòng Văn hoá huyện rủ về nhà uống rượu. Những người phụ nữ ”quân” của anh và chị vợ anh làm món ruốc cơm xôi đãi. Đĩa ruốc cơm xôi thật đa màu, gợi cảm: Có màu xanh mát của khế chua, màu phớt trắng của chuối chát, màu hơi tím của lá mơ, màu ngắt xanh của lá đinh lăng, màu phớt hồng của ruốc và đặc biệt, màu trắng của những ”hạt cơm xôi” ở mình con ruốc bị cắt ngang… Tất cả đã được trộn lẫn với mắm tôm ớt tỏi vừa ăn. Bánh đa nướng giòn, bẻ ra ăn kèm, thỉnh thoảng nhấp hớp rượu ngán, mới ngon, mới bùi làm sao!… Ồ mà, không nhớ bữa ấy cuối cùng mình có ăn cơm không, hình như không ăn, sao không thấy háo, chỉ thấy một sự thoả mãn ngập tràn.
Bạch tuộc, hay con bạch tuộc con mà người ta cứ gọi chệch sang là con ruốc, thứ ấy có sẵn hơn, luộc ăn thịt dai, hơi nhớt. Trong khi ruốc lỗ không có nhiều, thậm chí là khan hiếm. Vì thế ruốc lỗ đã trở thành đặc sản. Ở Hoành Bồ có quán bán. Cái quán mà trong bài viết về ”Cá nhệch rau sam” đã viết – quán của chị Mỳ: ”Đi qua cầu Trới chừng ba – bốn trăm mét, đến ngã ba đường rẽ vào xã Lê Lợi, theo đường đó đi thêm hơn trăm mét nữa thì đến…”.
Ruốc lỗ, thì hẳn, ở Hoành Bồ. Có những người như ông lão nọ và nay có thêm không ít người khác nơi đây đã mưu sinh bằng nghề bắt ruốc lỗ. Hồi hôm đi với Anh-ân-nhân vào quán chị Mỳ đó, mới biết thêm ruốc lỗ Hoành Bồ không luộc bằng lá dâu da xoan hay lá mít, mà luộc bằng lá ổi và lá chùn mũn. Lá ổi hẳn ai cũng biết, song lá chùn mũn? Nó là một thứ lá hoang dại ở rừng, nhấm thử, có vị chua na ná như lá sấu, hình thù cũng hơi giống lá sấu, nhưng nhỏ hơn, màu xanh thẫm hơn, cứng hơn. Có thể nhờ hai loại lá hoang dại này chăng (lá ổi cũng vặt ở rừng về), mà ăn miếng ruốc lỗ luộc Hoành Bồ thấy nó giòn, ngọt, thơm, bùi. Ruốc-bạch-tuộc, thậm chí ruốc lỗ Hoành Bồ đã không ít lần ăn, nhưng vẫn không thoát khỏi cảm giác dai, hơi nhớt, sao lần này ăn ở quán chị Mỳ không thấy? Rõ ràng là khâu chế biến đã quyết định tăng độ ngon của món ăn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét