Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Lễ hội làng Cổ Trai

Lễ hội làng Cổ Trai, lễ hội làng cổ trai, làng cổ trai, làng ct, cổ trai, ct
Vị trí: xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Cổ Trai là một trong 6 thôn thuộc xã Đại Xuyên (Phú Xuyên, Hà Nội) gồm: Kiều Đông, Kiều Đoài, Cổ Trai, Thường Xuyên, Thái Lai và Đa Chất.
Cổ Trai là một trong 6 thôn thuộc xã Đại Xuyên (Phú Xuyên, Hà Nội) gồm: Kiều Đông, Kiều Đoài, Cổ Trai, Thường Xuyên, Thái Lai và Đa Chất. Hệ thống đình, chùa ở Đại Xuyên được xây dựng từ khá sớm, có quy mô bề thế và đều có sự tu bổ, sửa chữa ở các triều đại phong kiến về sau. Tiêu biểu hiện nay ở đình Cổ Trai là vì những mảng chạm trên hệ thống bộ vì (bộ phận gồm những thanh cứng, chắc dùng để chống đỡ), với dòng lạc khoản ghi trên câu đầu tại Đại bái đình: “Hoàng triều Cảnh Hưng tứ thập tứ niên tu tạo” (1783).
Đình Cổ Trai thờ Trung Thành Đại vương - một vị thần thời Hùng Vương thứ 18. Nói đến vị thần, sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Đền thần Trung Thành ở xã Đa Chất, huyện Phú Xuyên. Tương truyền thần Trung Thành tức là thủy thần ở ngã ba Bạch Hạc”. Nhiều làng quanh khu vực cũng thừa nhận Thành hoàng ở đình Đa Chất là chính, các làng khác chỉ thờ vọng. 
Trai làng reo hò cổ vũ đám rước.
Mỗi làng xã đều có những nét văn hóa riêng biệt, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đặc biệt nhân dân Đại Xuyên, tuy mỗi thôn có giọng nói khác nhau, nhưng từ xưa đã hình thành nên bản sắc văn hóa truyền thống chung, mang đặc trưng của cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau trong lao động. Điều đó được xuất phát từ yêu cầu của công tác trị thủy (sông Lương và sông Nhuệ chảy qua), đòi hỏi người dân phải phòng, chống lụt lội... 

Đánh đu - trò chơi dân gian
Hàng năm, nhân dân Đại Xuyên đều tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày 10 - 8 đến 15 - 8 (âm lịch). Nhân dân các thôn với trang phục lễ hội truyền thống cùng đoàn rước đến đình Đa Chất rước Thành hoàng về đình làng mình. Đối với làng Cổ Trai, lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mồng 8 đến ngày 11 - 8 (âm lịch). Trước ngày Đại kỳ phước, trong làng nhà nhà, người người cùng nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội. Ngày mồng 7 - 8, cụ thủ từ và các cụ trong làng gia đình song toàn, không vướng bụi ra đình làm lễ Mộc dục và phong mã cho long ngai bài vị thờ thánh. Nước làm lễ Mộc dục được lấy từ sông Lương trước đó. 
Tiêu biểu và đông vui là ngày hội rước nước do nhân dân địa phương tiến hành. Lực lượng tham gia lễ rước được chia thành 2 đội. Các đội này mặc trang phục ngày hội. Đi đầu đoàn rước là đội múa rồng, lộng lẫy uy nghi, uốn lượn theo nhịp trống, phách dồn dập. Múa rồng là một nghệ thuật, đòi hỏi người múa sao cho giống “rồng bay, uốn lượn nhịp nhàng. Tiếp sau là đội bát âm, nhã nhạc như: Sáo, nhị, đàn gảy, tù và... Cụ thủ từ tay cầm trống khẩu làm điều lệnh đối với đội kiệu.
Kiệu, chóe đựng nước do 4 thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng. Chiếc chóe sứ đặt trên bệ để trên kiệu và có lọng che. Đoàn người trong trang phục ngày hội nối tiếp nhau rước kiệu tới bờ sông Lương. Đến bờ sông thì đoàn rước dừng lại. Trên sông đã có hàng chục chiếc thuyền kết đầy cờ hội chờ sẵn. Sau tiếng trống, tiếng tù và, sáo, nhị, đàn gảy, nghi lễ lấy nước được tiến hành. Người được chọn giao lấy nước là một cụ cao niên trong làng, khỏe mạnh, có đức độ, mặc lễ phục dùng gáo dừa để lấy nước đổ vào chóe. Khi chóe đã đầy nước, sau một hồi trống giục thì nước được đưa vào bờ. Đoàn rước theo thứ tự như lúc đi trở về đình. Nước này được dung để tế hàng tháng. 
Đoàn rước
 Lễ rước nước trong lễ hội làng Cổ Trai đưa chúng ta trở về với không khí của những hội làng thuở xưa. Nội dung lễ rước nước này mang đậm nét tín ngưỡng cầu nước của cư dân nông nghiệp. Đây là một động thái thiêng liêng đã trở thành một nghi lễ mở đầu cho nhiều hội làng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. 
 
 Niềm vui của các bà đi hội.
Lễ hội làng Cổ Trai được diễn ra trong một không gian thiêng như đưa chúng ta trở về với quá khứ, niềm cộng cảm của cộng đồng được tái hiện, đắm chìm trong những ước vọng của người xưa cầu cho dân khang vật thịnh, mùa màng bội thu. Lễ hội được tổ chức hàng năm là dịp để người dân nơi đây tưởng nhớ Thành hoàng làng nhưng thực chất là để tưởng nhớ tới tổ tiên, qua đó giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước cho toàn thể cộng đồng, ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Có rất nhiều khách sạn ở hà nội cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn Thác Đa Resort ở Thôn Muồng Cháu - Xã Vân Hoà - Huyện Ba Vì là điểm nghỉ ngơi cho bạn.

Khu Du lịch Sinh thái Thác Đa nằm cách Hà Nội 60 km về phía Tây, cùng trong quần thể du lịch nổi tiếng Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Suối Mơ... thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Với diện tích trải rộng gần 100 hecta, Khu Du lịch sinh thái Thác Đa sẽ mang đến cho du khách cảm giác lạc vào núi rừng thiên nhiên hùng vĩ với các dấu ấn lịch sử, những nét văn hoá truyền thống.
Đến với Thác Đa bạn được thoả thích hít thở không khí trong lành, được đắm mình trong cảm xúc nguyên sơ nhất ở một vùng non nước thần tiên. Bạn sẽ được sống trong không khí tập thể đầm ấm trong những ngôi nhà sàn của dân tộc Thái, Mường rộng hàng trăm mét vuông, hay trong những ngôi nhà sàn với các phòng nghỉ khép kín, tiện nghi hiện đại hoặc trong những nhà sàn xinh xắn xen kẽ giữa vườn cây xanh tươi hoa trái bốn mùa và những dòng suối nhỏ chảy róc rách ngày đêm – giống như thế giới riêng của những cặp tình nhân, và cảm giác một mái nhà tranh hai trái tim vàng hoàn toàn là có thật giữa núi rừng hoang vu Ba Vì. Và tất cả những ai yêu thơ, cảm thơ, đều có thể bỗng nhiên trở thành thi sĩ nếu vô tình được chứng kiến một đêm trăng rằm vằng vặc, hoặc một buổi bình minh với tiếng gà rừng làm thức dậy cả mặt trời nơi đây.
Thác Đa sẽ đưa bạn ngược dòng thời gian bước vào thế giới truyền thuyết mộng mơ như đang đươc sống trong tộc người Việt cổ, trong những trận thắng năm xưa của Thánh Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu, ...
 Thác Đa sẽ giúp bạn tạm quên những bộn bề của cuộc sống mưu sinh để hoà mình trong không khí lễ hội, bạn sẽ cùng vui múa xoè, nhảy sạp cùng các chàng trai cô gái dân tộc ít người, say trong men rượu Cần của những đêm lửa trại bập bùng và thưởng thức các món nướng từ ngô, sắn, khoai…
Thác Đa sẽ đem đến cho các bạn yêu thể thao một khu thể thao trên núi mà chưa một khu du lịch nào có được. Người chơi được giáp với mây trời, thả mình trong sân tennis, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông...
 Và nơi đây cũng có khu vật lý trị liệu, khu giải trí với các phòng karaoke, những hồ câu dưới chân núi, những vườn quả đang mùa kết trái sẽ làm hài lòng Quí khách.
 Hơn thế nữa, Thác Đa còn là nơi lý tưởng để tổ chức Hội nghị, Hội thảo, lớp học dài hạn với các loại phòng đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại.

Sau đó thăm Đình Thổ Tang

Đình Thổ Tang, đình thổ tang, đình tt đtt, thổ tang, tt
Đình Thổ Tang thuộc xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, được xây dựng từ thế kỷ XVII, là một trong những ngôi đình cổ nhất còn lại của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, thờ thành hoàng Phùng Lộc Hộ đô thống Đại Vương tức Lân Hổ Hầu - một vị tướng có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh giặc Nguyên Mông ở phòng tuyến Gia Ninh thế kỷ XIII. Lễ hội đình Thổ Tang tổ chức vào ngày 10 đến ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Trong lễ hội có lễ rước kiệu từ miếu trúc về đình làng và các trò chơi thi lợn, dưa hấu, trò vui diễn xướng dân gian, chọi gà, đấu vật.. Du khách muốn đến đình Thổ Tang có thể xuất phát từ thủ đô Hà Nội tới trung tâm thành phố Vĩnh Yên, đi khoảng 20km dọc theo quốc lộ 2A rẽ trái theo đường 305 là sẽ tới đình Thổ Tang. 
Đình Thổ Tang thuộc xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, được xây dựng từ thế kỷ XVII, là một trong những ngôi đình cổ nhất còn lại của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, thờ thành hoàng Phùng Lộc Hộ đô thống Đại Vương tức Lân Hổ Hầu - một vị tướng có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh giặc Nguyên Mông ở phòng tuyến Gia Ninh thế kỷ XIII.
  
Lễ hội đình Thổ Tang tổ chức vào ngày 10 đến ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Trong lễ hội có lễ rước kiệu từ miếu trúc về đình làng và các trò chơi thi lợn, dưa hấu, trò vui diễn xướng dân gian, chọi gà, đấu vật..Du khách muốn đến đình Thổ Tang có thể xuất phát từ thủ đô Hà Nội tới trung tâm thành phố Vĩnh Yên, đi khoảng 20km dọc theo quốc lộ 2A rẽ trái theo đường 305 là sẽ tới đình Thổ Tang.


Nội thất

Đình Thổ Tang kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, cửa hướng Tây Nam, gồm hai tòa Đại Đình và Hậu cung. Đình dài 25,8m, rộng 14,2m, nền được bó vỉa bằng đá xanh, kết cấu kiến trúc kiểu tứ trụ, chồng rường giá chiêng, gia cố bền chắc. Đại đình gồm năm gian, hai dĩ với 60 chiếc cột to làm bằng gỗ tốt, từ nền đình tới nóc cao 7m. Cột cái có đường kính 0,8m, cao 5m, cột con có đường kính 0,61m. Ngoài kiến trúc cổ độ sộ, gia cố bền chắc, đình Thổ Tang còn được trang trí bằng nghệ thuật chạm khắc cực tinh tế sinh động với nội dung phong phú sâu sắc.
Một số điêu khắc gỗ trên điện thờ, mây mũi mác thời Lê

Đình Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh phúc), có thể coi là ngôi đình đẹp nhất tỉnh Vĩnh phúc hiện còn với các trang trí mỹ thuật tinh xảo xoay quanh các đề tài sinh hoạt của con người như "chèo thuyền", "bắn hổ", "đấu vật"... Đình hiện còn 21 bức chạm trên gỗ rất đẹp, sống động, nội dung phản ánh phong phú, khái quát về chu trình lao động - làm ăn - hưởng thụ của cư dân nông nghiệp nước ta thời Lê Trung Hưng.



Một số bức chạm trổ điêu khắc nổi tiếng như: cảnh đi cày, chăn trâu, đánh ghen, vũ nữ cưỡi rồng, vợ chồng lười, cảnh con mọn, cảnh nghỉ ngơi sau giờ lao động, cảnh đá cầu, đấu vật, múa, bắn hổ, đánh cờ uống rượu… thể hiện nghệ thuật chạm trổ tinh vi qua bàn tay khéo léo đạt đến trình độ điêu luyện, tài ba của các nghệ nhân xưa.

Bức ngày hội xuống đồng chạm trên một kẻ nghé ở hè đình ngay sau cửa ra vào, bức chạm dài 1,5m, rộng 0,7m, 25 nhân vật trên tác phẩm đều được chạm bong sinh động, phản ánh ngày hội xuống đồng đầu năm. Trong đình gian cạnh, phía bên phải là bức bắn hổ có kích thước 0,8 x 0,6m, chạm một người và một con hổ trên một vách đá cheo leo.


Một số họa tiết trang trí cảnh sinh hoạt con người trên xà nách

Bức chạm Ðá cầu tả cảnh đá cầu, được đặt ở ngách cột cái gian cạnh hình vuông, mỗi chiều dài 0,4m, thể hiện hình ảnh hai người đá cầu khá đẹp cùng những động tác vô cùng sống động. Thu hút sự quan tâm của du khách khi đến thăm đình là bức chạm Múa có kích thước 1,05 x 0,7m với hai người đang trong động tác múa uyển chuyển, đầu chít khăn, tay cong xòe rộng, một người ngồi xem tay vuốt râu, dưới là một con rồng.



Cửa võng đình Thổ Tang được chia làm 3 tầng chạm trổ tinh tế, tầng trên chạm hai con rồng lớn và 18 rồng con đang vờn ngọc, tầng giữa chạm rồng chầu mặt nguyệt, hai bên có 2 con phượng đang bay, tầng dưới chạm lục tiên, cửu trùng, gai dứa rất đẹp mắt và sống động. Bên trái cửa võng gần hậu cung còn có bức chạm cảnh sinh hoạt của đời sống nông thôn Việt Nam dài 1,4m, rộng 0,75m, thể hiện cảnh một gia đình với trung tâm bức chạm là hình ảnh một đôi trai gái đang tình tự. Bốn góc bức chạm tả các sinh hoạt trong cuộc sống gia đình: từ cảnh chồng đèn sách, vợ chăm con...



Một điều rất đặc biệt nữa ở đình Thổ Tang đó là bức hoành phi với ba chữ "Hòa Vi Quý" thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc chỉ thấy có ở đây. Bức hoành phi có xuất xứ khá thú vị: "Hồi ngôi đình mới làm xong lúc này dân trong làng rất hay đánh lộn, anh em mất đoàn kết, hàng xóm ghen ghét nhau, vào đúng lúc đó có viên Tổng đốc Sơn Tây kinh lý qua. Biết vị tổng đốc là người hay chữ, dân làng thỉnh cầu ông cho chữ hoành phi. Sau khi nghe kỳ mục bẩm báo tình hình mọi mặt của làng, vị Tổng đốc nhíu mày suy nghĩ rồi viết luôn 3 chữ: "Hòa Vi Quý". Thấy nghĩa chữ hay quá, dân làng phẩn khởi lập tức khắc ngay vào bức hoành phi treo lên và mở luôn hội khánh thành đình. Và thật lạ, tự nhiên sau đó trong làng yên ắng hẳn không còn chuyện đánh lộn thường xuyên như trước, tình hình đó được duy trì cho mãi tới nay".

Nội dung của các bức chạm tinh xảo này góp phần rất nhiều cho các nhà nghiên cứu dân tộc học, trang phục... khi nghiên cứu về lĩnh vực này ở giai đoạn Hậu Lê thế kỷ XVII. Vào năm 1964 đình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam xếp hạng A trong danh mục Di tích Lịch sử Văn hóa tiêu biểu của đất nước, đến năm 17/2/1990 được cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hoá quốc gia.

Bánh cuốn Thanh Vân ở Hàng Gà, Gia An ở Thái Phiên

Nổi danh nhất nhì ở Hà Nội, bánh cuốn Thanh Vân mở hàng cách đây hàng chục năm, đây là địa chỉ quen với dân Hà thành và nơi "nhất định phải đến" của khách du lịch. Điểm hút khách chính của quán chính là chất lượng bánh, mỏng, mềm, nhân cũng rất ngon. Nhà hàng có món bánh cuốn nhân gà, 30.000 đồng một đĩa, thịt gà được cắt nhỏ xíu lẫn với mộc nhĩ. Hành khô của hàng cũng tự làm nên ăn giòn, không bị khô, ỉu và có mùi hôi như loại làm hàng loạt, giao khắp các hàng. Ruốc tôm của nhà hàng được xay mịn, ăn cũng khá ngon.


alt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét