Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Lễ hội Quan Thế Âm

Lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội quan thế âm, quan thế âm, ngũ hành sơn, đà nẵng
Vị trí: Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn - Non Nước TP Đà Nẵng bắt đầu được tổ chức từ năm 1991 đến nay. Hàng năm, vào ngày 19/2 âm lịch, người dân khắp nơi lại kéo về đây chung vui ngày hội Quan Thế Âm, lễ hội Phật Giáo nổi bật của Quảng Nam Đà Nẵng và ả miền Trung
Lễ hội Quán Thế Âm là một lễ hội Đà Nẵng được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng được xem là một trong 15 lễ hội du lịch đặc sắc nhất của Việt Nam. Lần đầu tiên lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thủy Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại. Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễ hội Đà Nẵng này lại được tổ chức với một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.

* Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:
- Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ. Trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.
- Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.
- Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.
- Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.
- Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu trên có tượng Phật bà đi trước, và đồng bào Phật tử đi sau, kiệu được khiêng từ trên chùa và đi xuống chiếc thuyền đậu trên Sông Cầu Biện (nhánh của sông Cổ Cò), sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18. Trong ngày lễ này các bô lão của các phường Hòa Hải, Hòa Quý khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo. Sau khi làm lễ và đọc văn tế, đoàn bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện để mở hội hoa đăng, rồi từ chùa Quán Thế Âm đi quanh các khu phố qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài với lộ trình dài hơn 2km.

Khách Sạn Chance ở  63 Dương Khuê, Ngũ Hành Sơn, Q. Thanh Khê là một trong những khách sạn ở đà nẵng phù hợp với bạn.

Sau đó thăm di tích K20

Di tích K20, di tích k20 , k20
Khu di tích nằm trên địa bàn khối phố Đa Mặn, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, trên tuyến đường từ trung tâm thành phố đến khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và phố cổ Hội An.
Vị trí: Khu di tích nằm trên địa bàn khối phố Đa Mặn, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, trên tuyến đường từ trung tâm thành phố đến khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và phố cổ Hội An.
Đặc điểm: Với hơn 3 nghìn dân, rộng 3km², K20 là một trong những căn cứ cách mạng quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong chiến tranh.
Khu Di tích lịch sử cách mạng K20 là tên gọi do Quận ủy Quận III đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ. Sau khi chiếm giữ Đà Nẵng năm 1954, Mỹ Ngụy đã xây dựng nhiều đồn bót quanh Đa Mặn, hình thành bộ máy kìm kẹp nhân dân, ngăn cản lực lượng cách mạng ngay từ bên ngoài vào thành phố. Chính trong điều kiện đó chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân Đa Mặn đã được phát huy cao độ, trở thành bài học quý báu cho phong trào cách mạng địa phương. Trong đó, nhiều sự kiện, cột mốc lịch sử vẫn còn được lưu truyền sinh động trong nhân dân và đi vào sử sách. Đáng kể là sự kiện năm 1962, nơi đây đã tổ chức được lực lượng du kích mạnh, làm nhiệm vụ “diệt ác phá kìm”, đến năm 1964 phát triển tới 27 đội viên, tiêu diệt 12 tên ác ôn, phá hủy nhiều ấp chiến lược... Hầu hết các gia đình ở Đa Mặn thời đó đều có hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ.
Nhà truyền thống được xây dựng khang trang, hiện đang lưu giữ tương đối đầy đủ các hiện vật của một thời đấu tranh ngoan cường, bất khuất. Những địa chỉ đỏ, hầm bí mật, chiến hào xưa đang được đưa vào các chương trình tham quan, giáo dục truyền thống. Mỗi hiện vật, mỗi sự tích đều gắn liền những con người có thật, trong đó có người đang còn sống, đang xây dựng cuộc sống mới ngay tại mảnh đất lịch sử này.

Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng

Món bánh tráng cuốn thịt heo đang được người dân Đà Nẵng ngày càng ưa chuộng bởi sự hòa trộn tuyệt vời giữa vị, sắc, hương
Món ăn này không đòi hỏi chế biến một cách cầu kì, thoạt nhìn bạn hãy khoan vội đánh giá về sự đơn giản của nó. Bởi nó chú trọng đến cách lựa chọn các loại thực phẩm sao cho tươi sống, đảm bảo được hương vị đậm đà của nguyên liệu.
đặc sản bánh tráng thịt heo Đà Nẵng
Chỉ cần nghe tên món ăn, bạn có thể đoán ra ngay bí quyết của món bánh tráng cuốn thịt heo nằm ở đĩa thịt. Để chọn được loại thịt ngon nhất, người ta chỉ chọn heo nặng từ 50-70kg, và lấy phần mông hoặc vai của con heo, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt sắc đậm của thịt.
bánh tráng cuốn thịt heo
Tiếp đến rau là nguyên liệu bắt buộc đối với món ăn này, bánh tráng cuốn thịt heo mà không ăn với rau thì thật là vô vị. Những loại rau ở đây đều là nhứng loại rau thông dụng, rất dễ tìm. Nhưng để đảm bảo ra được tươi xanh, không héo úa thì đòi hỏi người đầu bếp phải thật khéo léo trong khâu chọn lựa. Với từng cuốn bánh tráng thịt he, chắc hẳn thực khách sẽ khong bao giờ quên được vị ngọt đậm của thịt heo kết hợp với vị tươi mát của xà lách, vị cay nồng của húng, quế và vị chua chua chát chát của chuối trái và khế.
Và cuối cùng, mắm nêm loại nước chấm không thể thay thế đối với món này, nếu bạn dùng bánh tráng cuốn thịt heo với một loại nước chấm nào khác sẽ làm mất đi hương vị đậm đà của cá biển, vị cay nồng của tỏi ớt. Đó là điều làm ai ai cũng phải xuýt xoa khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo.
món ngon bánh tráng thịt heo
Tay cầm chiếc bánh tráng, nhẹ nhàng xếp gọn miếng thịt heo lên trên những loại rau được cuộn tròn, chấm vào chén mắm nêm, để rồi khi cắn vào chiếc bánh, cái dai dai của bánh tráng lề, vị mềm mại của miếng mì ướt thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng của mắm sẽ giúp bạn nhận ra rằng dù trong thời đại nào, ẩm thực vẫn là nét văn hóa độc tôn của vùng miền. Nếu thưởng thức món ăn này qua lời tả của tôi chắc rằng bạn vẫn chưa cảm nhận được hết hương vị của nó. Vì vậy, hãy đánh dấu món ăn này vào sổ tay du lịch để dành cho những cuộc hành trình của mình nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét