Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Hội đả ngư

Vị trí: Ba Vì, Hà Nội
Mỗi khi vào hội Đả ngư, dân hai bờ sông Tích xứ Đoài xưa (nay là Hà Nội) đổ ra kín cả một khúc sông, dưới nước trai đinh nhộn nhịp bơi lội úp xúc, trên bờ dân làng thôi thúc trống chiêng cổ vũ. Dù bắt được ít hay nhiều cá, người dân đều quan niệm là có lộc.
Lễ hội đả ngư (đánh cá), lễ hội truyền thống của vùng non Tản, được tổ chức vào ngày 15/9 hàng năm, bắt nguồn từ một truyền thuyết về lần Đức Thánh Tản kéo vó trên sông Tích.

Chuyện kể rằng, có một hôm, Thánh Tản giả dạng thành một lão nông đi dạo trên sông Tích, đến đoạn giữa Cầu Vang và Má Mang thấy một ông già ngồi kéo vó. Lúc trời đứng bóng, ông già mở cơm nắm muối vừng rồi mời Ngài cùng ăn. Cảm kích trước tấm lòng của ông, Ngài hỏi thăm và muốn giúp ông việc kéo cá. Ông già than phiền vì từ sáng đến giờ chả được con nào. Ngài vui vẻ xin ông kéo thử một mẻ. Thật kỳ lạ, khi cầm vó kéo lên ông già thấy bao nhiêu là cá, cá lớn, cá nhỏ thi nhau quẫy đành đạch làm ông hoa cả mắt. Ông sung sướng vội vàng bắt cá vào giỏ. Hai người vừa bắt vừa đếm được 99 con. Thấy đáy vó còn duy nhất một con cá trê đang mang bụng chửa, ông già đã nghe lời Ngài thả nó về sông để làm phúc.


Rồi vì mải vui vì được nhiều cá, khi ngoảnh lại ông già đã không thấy vị khách qua đường đâu. Nhớ lại phong độ đạo mạo và việc làm dị thường của người khách lạ, ông biết rằng mình vừa được gặp Thánh nhân nên vội về làng loan báo tin vui. Từ đấy hàng năm, dân trong vùng lại mở hội đánh cá trên trên sông Tích, chọn 99 con cá làm lễ vật dâng lên Thánh Tản để cảm tạ ân đức của Ngài. Lại nói chuyện con cá trê, sau khi được phóng sinh đã sinh nở đầy đàn. Nhớ ơn cứu mạng, khi sắp chết, cá trê nọ đã cố bơi về gần đền Và, ngoảnh đầu bái lạy. Nơi này về sau gọi là xóm Trê.

 

Ngoài mục đích dựng lại tích Thánh Tản kéo vó, lễ hội đả ngư còn mang tính khuyến ngư và giữ gìn môi trường sinh thái vùng sông Tích. Lệ vùng này quy định, mùa đánh cá trên sông Tích được diễn ra trong 3 tháng, nhất thiết chỉ được bắt đầu từ ngày mở hội, trước đó, ai lén lút phạm luật sẽ bị thánh giáng họa. Mỗi khi vào hội, dân hai bờ sông Tích đổ ra kín cả một khúc sông, dưới nước trai đinh nhộn nhịp bơi lội úp xúc, trên bờ dân làng thôi thúc trống chiêng cổ vũ. Dù bắt được ít hay nhiều cá, ai cũng có lộc. Số cá được chọn để dâng lên Đức Thánh Tản là 99 con. Theo quan niệm dân gian đây là con số thiêng như là có 99 núi Voi quay đầu về đền Hùng, 99 núi voi quay về Chùa Hương... Con số 99 ở hội đả ngư còn nhắc chuyện con cá trê mang bụng trứng được phóng sinh năm xưa. Nghĩa cử ấy hợp với việc bảo tồn nguồn thủy sản ngày nay.
Hội đả ngư là nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng xứ Đoài. Chính bởi điều này nên trong dịp Đường Lâm đón Bằng công nhận Di tích quốc gia làng Việt cổ, dân làng đã dựng lại trò đả ngư xưa. Hội đả ngư được tổ chức trên một đoạn sông Tích với sự tham gia của 50 tráng đinh (tượng trưng cho 50 người con theo mẹ lên núi), vật dụng cho mỗi người là một chiếc giỏ, một chiếc dập sào và một chiếc vợt. Khai hội, vị trưởng lão mặc trang phục truyền thống tay cầm trống khẩu hướng về núi Tản cầu Thánh phù hộ dân khang, vật thịnh.


Kết thúc phần lễ, một ngư đồng sẽ đánh mõ cá và tất cả tráng đinh nhảy xuống sông dập úp cá trong tiếng cổ vũ, reo hò của mọi người. Người nào bắt được cá, đem đến dâng cho vị trưởng lão để cho vào một chiếc giỏ cho đến khi đủ 99 con. Lễ dâng cá thờ được diễn ra n_ tại bờ sông Tích. Vị trưởng lão hành lễ, tráng đinh và nam nữ múa mừng công.

Khách Sạn Khoang Xanh Suối Tiên Xã Vân Hòa, Huyện Ba Vì, Hà Nội là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn.
 Khách sạn Khoang Xanh Khách sạn Khoang Xanh hiện nay đã xây dựng được hơn 160 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3 sao. Du khách sẽ nhận được sự phục vụ tận tình bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và mến Khách. Nhà hàng Suối Tiên Hệ thống nhà hàng Suối Tiên 1 và Suối Tiên 2 phục vụ các món ăn đặc sản vùng Núi và ẩm thực vùng Trung du. Với đầy đủ tiện nghi, sự phục vụ ân cần sẽ mang lại cho Du khách cảm giác ngon miệng và thoải mái trong khi thưởng thức hương vị ẩm thực. Với diện tích lớn, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, Nhà hàng có thể phục vụ được cả những Hội nghị lớn với hơn 800 thực khách.

Đền thờ Thánh Tản Viên là điểm đến tiếp theo

Đền thờ Thánh Tản Viên, đền thờ thánh tản viên, thánh tản viên, tản viên
Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì - được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì - được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
Đây là nơi thờ chính và gắn liền với những di tích huyền thoại về Đức Thánh Tản (nhân gian thường gọi là Sơn Tinh) - một trong “tứ bất tử” Việt Nam.

Đền Thượng xưa thuộc đất Thủ Pháp, tổng Hoằng Nhuệ, huyện Bất Bạt, nay thuộc địa giới hành chính xã Ba Vì, huyện Ba Vì và nằm trong diện tích lân phần của Vườn Quốc gia Ba Vì quản lý. Năm 1993 Đền Thượng đã được khởi dựng lại trên mái núi thắt cổ bồng nằm trên độ cao 1.227m.

 
Đền Thượng gồm ba gian hai chái, một nửa mái sau Đền là vách đá, không có mái, kết cấu công trình làm bằng bê tông xi măng theo kiểu kiến trúc xà, cột. Phần mái được lợp bằng ngói mũi hài với đầu đao cong vút. Hai tường hồi bố trí hai vòng tròn sắc không đối diện nhau mô phỏng biểu tượng của nhà Phật. Trên bàn thờ Thánh Tản Viên có một khám thờ, trong có ba ngôi tượng đá cổ, mỗi pho tượng được tạc ở ba tư thế khác nhau.

Cổng Lên Đền Thượng dưới chân núi Tản 
Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía Tây Ba Vì, là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Đền Trung được xây dựng từ triều Lý, đền triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại. Nằm ở sườn núi trên một cánh rừng tương đối bằng phẳng, cửa đền nhìn về hướng Tây, đối diện là núi Chàng Rể, phía dưới là dòng sông Đà như một dải mụa trắng vắt ngang, lại càng tôn lên vẻ thiêng liêng hùng vĩ
Đền Trung kiến trúc kiểu chữ tam, phỏng quẻ Càn trong Kinh dịch, biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của đền đặt ba pho tượng Tam vị Đức Thượng đẳng. Chính giữa là tượng thờ Tản Viên, hai bên là tượng Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương. Trong cung gian giữa bài trí tượng bốn vị quan ở tư thế đứng, mũ áo cân đai chỉnh tề, đứng hai bên đối diện nhau, biểu thị bốn vị đại thần trấn ở bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc.

 

Trước Trung cung là nhà tiền tế năm gian còn lưu dấu tích lại bài thơ chữ Hán vịnh cảnh đền Trung. Nằm ở bên phải Đền Trung còn có dãy nhà ba gian gọi là đền Lang hay đền Lang Mẫu, bên trong đặt ngai thờ bà Mai Thị. Đền Trung còn có tên gọi là “Đền ba dân” nghĩa là có dân Mường ở xã Thủ Pháp xưa và hai dân Kinh ở chân núi gọi là làng Vô Khuy và làng Ngọc Nhị cũng biện lễ chung để thờ cúng Thánh Tản.


Đây là ngôi Đền có quy mô lớn, hoành tráng tạo thành quần thể di tích liên quan đến sự tích Thánh Tản Viên, là ngôi đền có một vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì.


Đền Hạ còn có tên gọi là Tây cung, là ngôi đền cổ tọa lạc dưới chân núi Tản Viên, ven bờ sông Đà thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, được xây dựng từ đầu thế kỉ XVIII. Kiến trúc của đền Hạ theo kiểu chữ tam, ngoài sân có tấm bia đá ghi dòng chữ “Tản viên từ ký” (ghi chép về Đền thờ Tản Viên), dựng vào năm Tự Đức thứ 1 (1848) triều Nguyễn. Nội dung bia cho biết đền Hạ được xây dựng quy mô lớn, vua Tự Đức đã cấp hai nghìn quan tiền để xây dựng Đền.
Đền Hạ còn có tên gọi là “Đền năm dân” (dân Trung Nghĩa thuộc Tổng Tu Vũ, dân Đồng Luận, Lương Khê thuộc Tổng Lương Truyền, dân Đan Thê, Thạch Xá thuộc Tổng Lương Truyền, dân Đan Thê, Thạch Xá thuộc các địa phận trên trước đây cùng được hưởng nguồn lợi đất bãi hai bên tả hữu ngạn sông Đà đoạn từ Khánh Trúc đi Khê Thượng, còn đất phía Tây núi Ba Vì thì của ba dân Thủ pháp, Vô Khung, Ngọc Nhị hưởng lợi thì cùng đồng sự thực hiện nghi lễ thờ cúng Tản Viên ở Đền Trung.

 
Đền Hạ có ba dãy nhà ngang, nhiều hạng mục lớn như cổng Tam quan, Đại bái, Tiền tế, Hậu cung, nhà thờ Mẫu. Đền Hạ có hai pho tượng Hộ pháp dáng oai phong, tay cầm giáo trấn giữ hai bên. Trên mái cổng Tam quan có lưỡng long chầu nguyệt, hai tầng, tám mái đao cong, lợp ngói ri.
Giữa hai tầng mái là bốn chữ Hán "Quốc Sơn Từ Hạ" cùng nhiều các bức tranh chạm trổ mô phỏng hình tượng mặt trời, tia sét, chim phượng, con nghê, đao mác, lửa theo phong cách nghệ thuật điêu khắc, đặc trưng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII

Nộm bò khô

Nộm đu đủ đã không xa lạ với người Việt, nhưng nộm đu đủ trộn cùng bò khô mang đến một dư vị độc đáo hơn rất nhiều.
 
Gọi tên nộm thịt bò khô, nhưng thành phần không thể thiếu của món ăn là đu đủ xanh, cà rốt nạo sợi. Thịt bò khô được ngâm tẩm gia vị trước đó thật kĩ cho ngấm ớt, đường… rồi mới cho vào lò nướng, để miếng thịt quắt lại, màu đỏ cháy, nhìn đã thấy vị cay. Thịt bò khô, phần sẽ được tước sợi như ruốc thịt, phần còn lại sẽ được cắt nhỏ.
Nộm bò khô Hà Nội giản đơn, ngon miệng và nếu có cuộc bình chọn cho những món ăn nhiều màu sắc nhất, nó cũng xứng đáng được xướng tên.
Đu đủ xanh, cà rốt bào sợi sau khi sơ chế để có vị giòn cho vào đĩa, lạc rang xát vỏ rồi đập dập, rau thơm cho thêm, bên trên cùng là thịt bò khô rắc đỏ như tâm điểm của món ăn. Tất cả được chan lên một thứ nước chua ngọt mặn cay được pha rất khéo, sao cho khi người ăn trộn đều đĩa nộm lên, mỗi miếng là một sự xuýt xoa vì cay, vì ngon. Người lần đầu ăn chợt thắc mắc tại sao Hà Nội có món ăn hài hòa đến thế!
Nộm đu đủ đã không xa lạ với người Việt, nhưng nộm đu đủ trộn cùng bò khô mang đến một dư vị độc đáo hơn rất nhiều. Thịt bò thơm, cay, khi kết hợp với cái giòn, mát của đu đủ xanh làm cho món ăn không có cảm giác đơn điệu.
Nộm bò khô không thể thiếu lạc rang và lá rau kinh giới. Đĩa nộm có hạt lạc điểm xuyết không chỉ đẹp hơn, mà còn mang tới cho vị bùi béo. Lá rau kinh giới thơm, tính mát, món ăn vị cay nóng đặc trưng như nộm bò khô thêm vị mát của lá rau, món ăn Việt bao giờ cũng chứa đựng những sự trung hòa tưởng như ngẫu nhiên mà hết sức chí lý.
Bạn có thể thưởng thức món ăn đủ vị này ở các địa chỉ sau: Phố Hàm Long, phố Hàng Chiếu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét