Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Ga Hà Nội

Ga Hà Nội, ga hà nội, ga ha noi
Vị trí: Đống Đa - Hà Nội
Ga Hà Nội (trước kia gọi là Ga Hàng Cỏ) là nhà ga đường sắt chính của Hà Nội. Từ đây, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước. Phía đường Lê Duẩn là khu A, chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất. Phía sau khu A là khu B nằm trên phố Trần Quý Cáp (đoạn gần ngã ba Nguyễn Khuyến - Trần Quý Cáp)
Ga Hà Nội- trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902. Hơn một thế kỷ qua, ga Hà Nội luôn là một đầu mối giao thông vận tải quan trọng của nước Việt Nam ta nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Từ tháng 6/1940, tại Hà Nội đã thành lập chi bộ Hoa xã Hà Nội lãnh đạo công nhân Đường sắt chống lại sự áp bức, cai trị của Thực dân Pháp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Hoa xã Việt Nam đã góp phần vận chuyển hàng hoá, vũ khí; chi viện sức người, sức của cho quân và dân Nam bộ kháng chiến. Đến năm 1955, Tổng cục Đường sắt được thành lập và Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt ra đời. Lúc này trực thuộc Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt gồm 6 chi bộ, trong đó có Chi bộ các nhà ga thuộc Hà Nội. Giai đoạn này miền Bắc bước vào xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thưng chiến tranh, chi viện đắc lực cho nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai.
Tiếp sau đó đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cùng với toàn Ngành Đường sắt, Đảng bộ ga Hà Nội đã lãnh đạo CBCNV ga Hà Nội chấp nhận mọi hy sinh để giữ vững mạch máu giao thông Đường sắt, vận tải chi viện cho chiến trường đánh to, thắng lớn, với tinh thần: "Qua sông không cầu, chạy tàu không ga". Năm 1972, giặc Mỹ đã ném bom Hà Nội, trong đó ga Hà Nội là một mục tiêu quan trọng, Đảng bộ, CBCNV ga Hà Nội đã không quản ngại vất vả, hy sinh để bảo quản và vận chuyển hàng hoá, khôi phục nhà ga, đường tàu để đảm bảo giao thông thông suốt. Trong thời kỳ này, nhiều tập thể, cá nhân trong Ngành Đường sắt đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Cùng với toàn Ngành Đường sắt, Đảng bộ ga Hà Nội và toàn thể CBCNV nhà ga đã góp một phần không nhỏ cùng quân và dân ta đánh thắng Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau khi hoà bình lập lại và trong thời kỳ đổi mới, ga Hà Nội đã được xây sửa lại khang trang hơn, nhà ga đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng vận chuyển hành khách, hàng hoá với 5 tuyến đường sắt trong nước và liên vận Quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước. Đảng bộ ga Hà Nội được xây dựng ngày càng lớn mạnh, đến nay Ga đã có 11 chi bộ với 86 đảng viên luôn là lực lượng tiên phong cùng với toàn thể CBCNV ga tiếp bước trên chặng đường đổi mới.
http://www.gahanoi.com.vn/Portals/0/about_image.jpg
Ga Hàng Cỏ nay

Với những thành tích đóng góp to lớn trong thời kỳ kháng chiến, hòa bình và giai đoạn đổi mới, ga Hà Nội đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý.
- Đơn vị dẫn đầu Thi đua Ngành Đường sắt: 1995, 2001 - 2005
- Cờ Thi đua xuất sắc nhất của Bộ Giao Thông Vận tải: 1998, 2002.
- Bằng khen của Chính phủ: 1992, 1997.
- Cờ Thi đua của Chính phủ: 1999, 2003, 2004.
- Huân chương Lao động hạng ba; 2000.
- Huan chương Lao động hạng nhì: 2005.
- Anh Hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 2005.
- Đảng bộ Đường sắt Việt Nam công nhậ: Đảng bộ trong sạch vững mạnh: 2001 - 2005.
- Bằng khen " Đơn vị Chính quy - Văn hóa - An toàn " của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
- Cờ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị Thi đua dẫn đầu về phong trào "Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn vệ sinh lao động": 1993, 2002 - 2005.


Khách Sạn Cây Xoài(Mango) là một trong những khách sạn tại hà nội phù hợp với bạn.
Toạ lạc trên trục đường Lê Duẩn, một con phố trung tâm của thành phố Hà Nội, khách sạn Cây Xoài là một trong những khách sạn có uy tín nhất tại khu vực này về chất lượng dịch vụ và sự thuận tiện cho du khách. Nằm ngay sát ga Hà Nội-ga tàu hoả trung tâm của thủ đô, khách sạn Cây Xoài cách khu di sản Văn Miếu Quốc Tử Giám, quần thể Hồ Hoàn Kiếm, khu đi bộ Hàng Ngang-Hàng Đào, khu phố cổ và khu trung tâm mua sắm Tràng Tiền khoảng 5 phút taxi. Từ khách sạn Cây Xoài, du khách cũng có thể đi dạo bộ khoảng chừng 500m tới chùa Quán Sứ-trung tâm Hội Phật giáo Việt Nam để thắp hương và ngoạn cảnh chùa. 

Sau đó thăm chùa Tiên Tích

Chùa Tiên Tích, chua,tien,ich
Chùa Tiên Tích tại 110 Lê Duẩn phường Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm có lịch sử ra đời vào đầu đời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786).
Chùa nằm trong khu vực cửa Nam, một  trong bốn cửa ngõ của tòa thành Thăng Long xưa. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, khu vực Cửa Nam nhanh chóng phát triển sầm uất, các hoạt động văn hóa - xã hội phong phú.
Trong mấy thế kỷ đầu của Thăng Long, triều đình đã cho xây dựng rất nhiều công trình nổi tiếng, trong đó chùa Tiên Tích là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng từ ngày ấy.
Tương truyền vào đời nhà Lý, có một hoàng tử đi chơi bị lạc được các tiên đưa về nên nhà vua dựng ngôi chùa này để tạ ơn các tiên. Lại có truyền thuyết kể lại rằng, nhà vua đi chơi hồ Kim Âu thấy có vết tích của Tiên giáng trần hiện ra ở gần hồ bèn cho xây dựng ngôi chùa đặt tên là Tiên Tích (Vết tích của Tiên).
Theo sử sách xưa viết lại, chùa Tiên Tích ngày xưa rất rộng lớn, sân chùa lát đá, phong cảnh hữu tình, có hồ nước xanh mát, có hương sen thơm ngát.
Chùa được xây theo hình chữ Đinh gồm Tiền Đường, Thiên Hương và Thượng điện. Kết cấu ở đây chủ yếu là gạch, ngói và gỗ. Trong chùa, hệ thống 5 bệ thờ Phật được xếp đặt cao dần tại Thượng điện, trên đó bài trí các pho tượng của Phật giáo. Phần lớn các pho tượng này được làm dưới triều Nguyễn, thế kỷ thứ XIX.
Chùa Tiên Tích được xây dựng từ rất sớm, được Chúa Trịnh mở rộng vào đầu đời vua Lê Cảnh Hưng (1740) và là một thắng tích trong vùng. Chùa được khôi phục vào đời vua Minh Mạng thứ 14 (1835) và liên tục được tu sửa, hoàn thiện.
Chùa Tiên Tích đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, với nhiều biến cố của thời gian, tuy đã làm thay đổi nhiều về diện mạo, nhưng đến nay vẫn mang đậm giá trị về mặt lịch sử, khoa học và nghệ thuật.
Sự có mặt của di tích đến hôm nay cùng các di vật như chuông đồng, bia đá là nguồn tư liệu quý phản ánh sự tồn tại không thể thiếu của đạo Phật trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Đây cũng là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam, về lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Nó giúp chúng ta hình dung được cảnh quan của mảnh đất kinh kỳ, hiểu thêm phần nào về đời sống cung đình, vua chúa ngày xưa.
Cho đến nay, về mặt kiến trúc, nghệ thuật, chùa Tiên Tích còn bảo lưu được khá nguyên vẹn về hình thức, kết cấu, kiến trúc tôn giáo dưới thời Nguyễn. Hệ thống tượng tròn mang giá trị thẩm mỹ cao, các pho tượng của chùa được gia công tỷ mỷ, công phu, giàu tính sáng tạo. Các hiện vật này ngoài giá trị nghệ thuật còn là khối di sản quý giá kho tàng di sản văn hóa nước nhà.
Bên cạnh những giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật, chùa còn là nơi giáo dục truyền thống tốt đẹp cho nhân dân địa phương, là nơi điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi thành viên trong cộng đồng.
Với những giá trị quý báu trên, di tích chùa Tiên Tích đang được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt cho Sở VHTT và UBND phường Cửa Nam cùng nhân dân tôn tạo và trùng tu lại. Đây cũng là công trình xây dựng hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Bánh đúc nộm, món ngon Hà Thành

Từng miếng bánh đúc mềm mịn hòa quyện trong nước canh vừng lạc thơm ngậy tạo nên món quà ăn chơi mang hương vị mộc mạc, chân chất như chính đồng quê Bắc Bộ.
Vào những ngày rằm hay mùng một hàng tháng, hình ảnh các bà các mẹ đi lễ về trên tay cầm theo túi bánh đúc lạc với tương hay bánh đúc nộm đã trở nên khá quen thuộc trong nhiều gia đình. Bánh đúc vốn là món ăn bình dị, mộc mạc của vùng nông thôn nhưng lại dần len lỏi vào những bữa quà chiều ở chốn thành thị lúc nào không hay. Món ăn dân dã mang đậm hồn quê Việt có sức hấp dẫn đặc biệt.
Có thể tìm thấy khá nhiều gánh bánh đúc nộm trên các con phố của thủ đô nhưng ngon và nổi tiếng nhất phải kể đến quán bánh đúc ở 47 Châu Long hoặc gánh hàng rong của cô Lê, buổi sáng ngồi trước cửa nhà số 66 Hàng Bạc, còn buổi chiều cô chuyển ra ngồi ở trước ngôi nhà cổ số 14 Đào Duy Từ.
Từng miếng bánh đúc bóng mịn được cô bán hàng nhanh tay thoăn thoắt cắt thành sợi mỏng, dài cho vào bát lớn rồi chan thêm nước canh vừng lạc lẫn giá chần vào. Mọi thao tác của cô bán hàng đều rất nhanh và thuần thục, chỉ một loáng thôi thực khách đã thấy ngay bát bánh đúc nộm thơm ngon trước mắt. Ăn kèm với bánh đúc nộm không thể thiếu các loại rau thơm như rau ngổ, kinh giới, tía tô, hoa chuối hay thân chuối non thái mỏng... Nếu ăn được cay, thực khách có thể cho thêm một chút ớt bột hoặc vài lát ớt tươi để cảm nhận trọn vẹn màu sắc và hương vị của món ăn chân chất, bình dị mà lại đầy tinh tế này.
Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận thấy từng miếng bánh đúc mềm mịn hòa quyện với vị thơm ngậy, bùi bùi của nước canh vừng lạc, ngọt mát của giá chần và phảng phất mùi ngan ngát của các loại rau sống, tạo thành một hương vị nhẹ nhàng mà cuốn hút cứ lan tỏa trong miệng, làm say lòng những con người của mảnh đất Hà thành.
Để có bánh đúc ngon, khi nấu phải lấy đũa cả quấy liên tục thật đều tay sao cho bột không vón, không sát nồi. Lửa nấu bánh phải nhỏ và đều thì bánh mới chín và không bị khê. Bánh đúc đạt "chuẩn" là khi nguội phải có độ mặn, bóng mịn, không nồng vôi và khi cắt không bị dính tay.
Nhưng "hồn cốt" của món bánh đúc nộm lại nằm ở chính thứ nước canh màu trắng sữa béo ngậy từ vừng lạc. Người bán hàng phải rất cẩn thận trong khâu chọn nguyên liệu, vừng lạc phải hoàn toàn tươi mới nếu không chỉ cần có một hạt hỏng thôi thì cả nồi nước canh sẽ bị ám mùi rất khó chịu. Sau đó, vừng lạc được đem xay nhỏ và đun cùng với nước giá chần tạo thành thứ nước canh dậy mùi thơm, ngậy ngậy, béo béo nhưng không bị ngấy mà vẫn đảm bảo được vị thanh mát đầy hấp dẫn.
Với những nguyên liệu đơn giản, bình dị như gạo, rau, vừng, lạc cùng hương vị nhẹ nhàng, tinh tế, bánh đúc nộm là món chay, món quà ăn chơi mộc mạc chinh phục vị giác cả những người sành ăn nhất. Một bát bánh đúc nộm có giá 20.000 đồng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét