Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Gốm Đông Triều

Gốm Đông Triều , gốm đông triều, gốm đt, gđt, đông triều, đt, quảng ninh
Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Đông Triều là một trong những điểm dừng chân cho rất nhiều khách du lịch nước ngoài cũng như các du khách Việt Nam mỗi khi có dịp đến với Hạ Long. Huyện Đông Triều nằm trên trục quốc lộ 18 A, cách thành phố Hạ Long 60 km là một huyện có các làng nghề gốm sứ nổi tiếng ở Việt Nam.
Nếu so về lịch sử, nghề gốm Đông Triều (Quảng Ninh) còn rất non trẻ. Người có công nhân nghề sứ ở Đông Triều là ông Hoàng Bá Huy, người mở tổ sản xuất có quy mô gia đình vào năm 1955. Cùng với thời gian, nghề này được nhân rộng và đến nay trên địa bàn đã có khoảng trên 50 lò đang ngày đêm hoạt động, chủ yếu tập trung tại địa bàn của khu vực Cầu Đất và Vĩnh Hồng, thu hút được gần 1.500 lao động địa phương.
Dòng sứ Đông Triều là dòng sứ nặng lửa, những người thợ gốm ở đây chủ yếu dùng hệ thống lò bầu và nhiệt độ nung đạt tới 1300oC. Để đạt được điều này những người thợ gốm Đông Triều đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu ra được cách pha chế nguyên liệu cũng như kết cấu của lò đốt. Nguồn nguyên liệu chính là đất cao lanh chịu lửa được khai thác trên địa bàn của xã Tử Lạng huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương và nguồn đất sét trắng dẻo Trúc Thôn. Chính do nhiệt độ đốt ở các lò của Đông Triều rất cao nên các sản phẩm làm ra có thời gian sử dụng rất lâu, đồng thời nước men cũng rất trong. Việc tiến hành xử lý đất được những người thợ Đông Triều hết sức chú trọng, do đó hầu như không có các tạp chất lẫn - đặc biệt là không còn lượng ô xít sắt Fe2O3, vì vậy đảm bảo độ trắng đều của sản phẩm.

gốm đông triều

Sản phẩm ở đây cũng mang nét đặc trưng riêng mà các làng sản xuất sứ khác không thực hiện được, đặc biệt là các loại chậu hoa to có đường kính lên tới 100 cm, các loại đôn để kê chậu, các loại ang trồng. Việc tạo dáng sản phẩm được làm trên bàn xoay điện cho phép họ sản xuất với năng suất cao, các loại hoa văn, họa tiết phong phú đa dạng thể hiện dưới lớp men không những phản ánh sâu đậm cuộc sống, con người và thiên nhiên Việt Nam như tứ quý, sông nước hữu tình… mà còn đảm bảo độ bền và an toàn cho sản phẩm.
Khách hàng nước ngoài đánh giá rất cao chất lượng hàng sứ của Đông Triều. Các mặt hàng sứ, đặc biệt là các chậu hoa, đôn đã được xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Đài Loan, Canada…
Đánh giá được tầm qua trọng và tương lai phát triển của nghề gốm sứ ở Đông Triều, một số doanh nghiệp sản xuất gốm sứ trong nước, ngoài việc đầu tư tại Bát Tràng đã đầu tư xây dựng nhà xưởng mới ở đây nhằm tận dụng ưu thế thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu, nguồn lao động lành nghề và vị trí giao thông thuận tiện cho việc xuất khẩu. Đây là một sự chuẩn bị chiến lược trong xu hướng phát triển kinh tế theo xu hướng toàn cầu hiện nay

Có rất nhiều khách sạn ở hạ long cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn Khách Sạn Sao Đỏ ở 119 Nguyễn Trãi, P. Sao Đỏ, TX. Chí Linh
 Với vị trí địa lý thuận lợi, với phong cách kiến trúc độc đáo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại cùng với các dịch vụ tiêu chuẩn, sang trọng, chất lượng chắc chắn sẽ đáp ứng những nhu cầu cao về thị hiếu khác nhau của mọi doanh nhân và khách lữ hành. Khách Sạn Sao Đỏ nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nơi có các danh lam thắng cảnh và các di sản thiên nhiên nổi tiếng thế giới thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước. Nằm tại trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của thị xã Chí Linh “ Địa linh nhân kiệt” với các di tích lịch sử quốc gia như: khu di tích Côn Sơn – Kiếp bạc, đền Chu Văn An, đền Gốm, đền Sinh, đền Hóa

Chùa Quỳnh Lâm là điểm đến tiếp theo

Chùa Quỳnh Lâm, chùa quỳnh lâm, quỳnh lâm

Vị trí: xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Chùa nằm trên một ngọn đồi thấp Tiên Du, thuộc xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Toàn cảnh chùa

Mặt tiền chùa

Tên thường gọi:
Chùa Quỳnh Lâm
Chùa nằm trên một ngọn đồi thấp Tiên Du, thuộc xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được khởi dựng từ thời Lý.  Theo truyền thuyết thì Thiền sư Không Lộ đời Lý – có tài liệu ghi là Quốc sư Minh Không – cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao 6 trượng, là một trong “Thiên Nam tứ khí” (bốn bảo vật của Việt Nam).
Chùa trở thành một trung tâm Phật giáo của cả nước từ lúc Trúc Lâm đệ nhị tổ Pháp Loa lập Viện Quỳnh Lâm vào năm 1317 để đào tạo tăng ni. Bấy giờ chùa được giới quý tộc đóng góp nhiều của cải, ruộng đất, tất cả hơn nghìn mẫu và nô tỳ hơn nghìn người. Năm 1319, Thiền sư Pháp Loa kêu gọi tăng ni và Phật tử chích máu in kinh Đại Tạng hơn 5.000 quyển cất giữ ở chùa. Chùa cũng là nơi Thiền sư Pháp Loa giảng hội thứ năm và hội thứ chín kinh Hoa Nghiêm. Mỗi lần giảng, có từ 500 đến hơn 1000 người dự nghe. Năm 1325, Thiền sư tổ chức lễ hội nghìn Phật ở chùa trong 7 ngày đêm. Năm 1327, Thiền sư cho đúc pho tượng Di Lặc lớn. Năm 1329, Thiền sư  cho đem một phần xá lợi của Trần Nhân Tông về đặt trong tháp đá ở chùa.
Chùa bị hư hỏng hoàn toàn vào cuối thời Trần. Tấm bia Trùng tu tái tạo Tiên Du sơn đệ nhất Quỳnh Lâm tự bi năm 1629 cho biết chùa đã được dựng lại quy mô tổng cộng 103 gian, gồm: Tam quan, tiền đường, tòa thiêu hương, hành lang tả hữu, gác chuông, nhà tăng…
Ở sân trước chùa có nhiều tháp cổ, trong đó có tháp Tịch Quang là tháp mộ Thiền sư Chân Nguyên (1727). Trên tháp có tấm bia Tuệ Đăng Chính Giác Hòa thượng Chân Nguyên Thiền sư ghi tiểu sử của Thiền sư Chân Nguyên.
Tháp Tịch Quang (1726)

Con sấu đá (dài 3,3 m)
Đặc biệt, chùa còn giữ một tấm bia thời Lý cao 2,43m, ngang 1,54m, khắc chữ hai mặt, và một số di vật bằng đá, đất nung cổ.
Thời Thiệu Trị, chùa bị cháy chánh điện và tiền đường. Năm 1910 và năm 1947, chùa lại bị hỏa hoạn và chiến tranh tàn phá nặng nề.
Chùa hiện được Thượng tọa Thích Đạo Quang tổ chức trùng tu mở rộng. Năm 1995, chùa đã xây nhà bia, nhà thờ Trúc Lâm Tam Tổ và gác chuông.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Bánh gật gù Tiên Yên Quảng Ninh

Bánh gật gù nổi tiếng nhất nhất là ở Tiên Yên. Tuy nhiên trên khắp các vùng của Quảng Ninh cũng đều có thể tìm được món bánh gật gù vừa ngon vừa độc đáo này.Thêm một lần tới Quảng Ninh, thêm hiểu biết về phong tục và tập quán của một vùng đất nước được mở rộng.
Ẩm thực Quảng Ninh rất ngộ, còn đọng nhiều phong cách của cộng đồng cư dân biển đảo. Bánh “gật gù”, bò “lúc lắc”, kẹo “cu đơ” nếu được kết hợp trong cùng một thực đơn, rất có thể tạo ấn tượng thú vị cho du khách không chỉ vì phẩm chất của món ăn, mà còn tạo ra ít nhiều thi vị đặc sắc cho bữa ăn.
banh gat gu tien yen quang ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét