Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Tháp Hoà Phong

Tháp Hoà Phong, hòa phong, tháp hòa phong, hoa phong, thap hoa phong

Vị trí: Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tháp đứng trên vỉa hè bên phía hồ Hoàn Kiếm đối diện với Trung tâm Ngoại vụ Bưu điện Hà Nội qua trục đường Đinh Tiên Hoàng.
          Đây là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, còn gọi là chùa Quan Thượng, một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng một thời. Nguyên là vào giữa thế kỷ XIX ở chỗ này và toàn thể khu vực trung tâm Bưu điện có một ngôi chùa lớn. Khuôn viên hình tám cạnh gồm hai chục nếp nhà, nhà thờ Phật, nhà thờ Mẫu, nhà in Kinh, nhà cho các sư ở, cả thảy trên một trăm gian, bên trong trang trí rất tráng lệ. Ngoài chùa là hồ sen.
          Trước cửa chùa là ngọn tháp Hoà Phong. Chùa được xây dựng vào năm 1846 theo sáng kiến của Quan Thượng (chức quan đứng đầu tỉnh Hà Nội) Nguyễn Đăng Giai.
         
Năm 1898, cùng với đà mở mang xây dựng đường phố mới, chùa bị phá hủy, chỉ còn ngọn tháp Hòa Phong. Đây là một loại tháp hiếm có ở Hà Nội, thuộc loại tháp bốn cửa, biến dạng của Stupa (một loại hình tháp của Phật giáo Ấn Độ). Bốn mặt tầng hai có hình bát quái. Bát quái ban đầu là công cụ chỉ phương hướng, theo vũ trụ quan Trung Hoa. Tháp Hòa Phong là tổng hợp những quan niệm về vũ trụ của Phật giáo.

http://du-lich.chudu24.com/f/d/091007/thuhn3.jpg?c=1&w=450

Đến đây bạn hãy thăm :

Tháp Rùa

Tháp Rùa , thap,rua
Tháp Rùa là một ngọn tháp ở khoảng giữa, phía nam Hồ Gươm, Hà Nội. Đây từng là nơi câu cá giải trí của vua quan triều Lê Tầng dưới vốn là đình Tả Vọng, di tích cũ do Trịnh Giang xây từ thế kỳ 18.
Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa.
Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.
Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội.
Ngôi tháp được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn. Phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh. Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.
Tầng một xây trên móng cao 0,8m. Tầng này do là hình chữ nhật nên chiều dài mở ra ba cửa, còn chiều ngang mở ra hai cửa, tất cả là 10 cửa, đỉnh nhọn như cửa các nhà thờ Thiên chúa giáo. Bên trong tầng này phân ra ba gian, các gian thông với nhau bằng các cửa ngăn, đỉnh cũng nhọn như tất cả các cửa khác. Cả tầng có 4 cửa ngăn, tổng cộng 14 cửa.
Tầng hai xây lùi vào một chút, chiều dài 4,8m, chiều rộng 3,64m, cũng chia ra ba gian, kiến trúc y như tầng một với 14 bộ cửa nhưng nhỏ hơn.
Tầng ba thu nhỏ hơn nữa, dài 2,97m, rộng 1,9m, chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68m. Sát tường phía Tây có một ban thờ, không rõ thờ ai và có từ lúc nào.
Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m. Trên tường mặt phía Đông, bên trên cửa tròn của tầng ba có ba chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là Tháp Núi Rùa.
Như vậy, từ nền đất Gò Rùa lên đến đỉnh tháp là 8,8m.

 http://ccbsu9.org/content/images/stories/280211rua.jpg
 
Thời Pháp thuộc, trên đỉnh Tháp Rùa có dựng một phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do (1890-1896) (hay còn được gọi là tượng Đầm Xòe). Sang thập niên 1950 tượng này đã bị phá bỏ khi chính phủ Đế quốc Việt Nam của thủ tướng Trần Trọng Kim nắm chính quyền thay cho quân Pháp.
Đã hơn một thế kỉ tồn tại, dù có nét kiến trúc lai tạp châu Âu nhưng Tháp Rùa đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hồ Gươm và là một phần của tâm hồn Hà Nội. Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc Âu châu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam.

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm, hồ hoàn kiếm, hồ hoàn kiếm, hoàn kiếm lake, hoan kiem lake, hồ gươm, ho guom

Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia hồ có các tên gọi như hồ Lục Thủy (nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (nơi duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (thời Lê mạt)[3]. Tên gọi hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được đặt cho một quận của Hà Nội, là quận Hoàn Kiếm.
Vị trí
Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Là vị trí kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch thực hiện cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu...



http://www.vietbalo.vn/images/Dia_diem_tham_quan/nam-tren-ho-guom1.jpg

Lịch sử
Hồ Hoàn Kiếm với Tháp Rùa
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước, hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối, tiếp đó lại đổ ra nhánh chính của sông Hồng [4]. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
Thời Lê Trung hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở, đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng bên ngoài Hoàng thành và trở thành cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn [5]. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung 

Đến Hà Nội bạn có thể chọn một khách sạn tại hà nội để nghỉ ngơi. Bạn có thể chọn Khách sạn Ideal Hà Nội ở 32 Lý Thái Tổ , quận Hoàn Kiếm , Hà Nội
Ideal Hotel nằm trong khu Phố Cổ nhộn nhịp của Hà Nội, cách Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn 5 phút đi bộ. Trong phòng có Wi-Fi miễn phí, một số phòng nhìn ra cảnh thành phố.
Hanoi Ideal Hotel có vị trí trung tâm cách Nhà hát Múa rối Nước Thăng Long và Nhà hát Lớn 8 phút lái xe. Sân bay quốc tế Nội Bài ở cách đó 45 phút lái xe.
Các phòng được trang bị minibar cùng tiện nghi pha trà và cà phê. Trong phòng tắm riêng có bồn tắm và đồ dùng cá nhân.
Khách có thể thuê xe đạp đi khám phá thành phố và các điểm tham quan quanh đó. Dịch vụ giặt thường và giặt hấp cũng được cung cấp cho khách. Bàn bán tour trong khách sạn sẽ giúp bạn thu xếp việc đi tham quan và thu đổi ngoại tệ.

Đến Hà Nội thưởng thức món Phở 

Nhắc đến ẩm thực Hà Nội là nhắc đến phở và các biến tấu của phở. Có lẽ chẳng có nơi nào trên khắp đất nước Việt Nam lại có nhiều loại phở và hàng phở như ở xứ sở kinh kỳ. Nhưng không vì vậy mà người dân thủ đô dễ dãi khi chọn quán phở để nhâm nhi, thưởng thức. Vậy mà có một quán phở khiến những người khó tính nhất cũng phải gật gù hài lòng. Đó là quán phở gà ta trên phố Ngũ Xã.
Để thu hút sự chú ý của thực khách, mỗi quán hàng thường có biến tấu riêng cho mình. Nằm trên con phố nổi tiếng về các loại phở độc đáo như phở cuốn, phở chiên phồng, phở chiên trứng…, phở gà ta vẫn giữ được lượng khách đáng kể, mà chẳng cần có một “chiêu trò” nào.

Ngày đông thưởng thức phở gà ta Ngũ Xã

Chỉ là một bát phở thông thường nhưng hương vị của phở gà tại đây không thể trộn lẫn. Nước dùng ở đây có mùi vị đặc trưng thơm lừng của thảo quả, hành lá, gừng nước thơm, rất “chất” chứ không nhạt thếch như ở nhiều nơi khác.
Bát phở thêm đậm đà bởi những miếng thịt. Đúng như tên gọi đơn giản của quán: “Phở gà ta”, thịt gà trong bát phở đều là gà ta, thịt chắc mà vẫn mềm, da béo mà giòn sần sật, cắn miếng nào là thấm thía miếng đó, nhất là khi ăn bát phở gà đùi.

Ngày đông thưởng thức phở gà ta Ngũ Xã

Quán thường xuyên đông khách, nhất là những buổi sáng ngày nghỉ, vì vậy, để tránh chen chúc, chật chội, bạn hãy vào quán cà phê đối diện, nhờ cô chủ quán gọi hộ một bát phở để vừa thưởng thức phở gà ngon tuyệt cú mèo, vừa nhâm nhi một cốc cà phê nóng trong ngày đông giá rét.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét