Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Nhà thờ cổ Sapa

Vị Trí: Nhà thờ cổ Sapa nằm ngay trung tâm thị trấn Sapa.
Đặc Điểm :
Là dấu ấn vẹn  toàn nhất theo kiến trúc Pháp còn lại nơi đây. Nhà thờ cổ Sapa nằm ngay trung tâm thị trấn Sapa là dấu ấn vẹn  toàn nhất theo kiến trúc Pháp còn lại nơi đây.

Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá cổ Sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.

Hằng ngày, người dân tộc tập trung đông đúc ở đây mua bán, trao đổi hàng hóa. Đây cũng chính là nơi mà thứ 7 hàng tuần réo rắt tiếng khèn gọi bạn của những đôi trai gái trong phiên chợ tình mang đầy nét văn hóa dân tộc và hơi thở núi rừng. Vào dịp Giáng sinh, hầu hết các giáo dân đều tập trung về đây - chánh xứ Sapa để mừng lễ, cầu nguyện và ca hát nhảy múa. Giáo dân đến với nhà thờ cổ Sapa đa phần là người dân tộc


nha tho co sapa

Nhà thờ cổ Sapa được xây bằng đá đẽo

Việc chọn hướng của nhà thờ cổ Sapa có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Công giáo: Đầu di tích quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng Thiên Chúa. Cuối nhà thờ (khu Tháp chuông) là hướng Tây, nơi sinh thành của Chúa Kitô.

Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn…đều là hình chóp tạo cho công trình nét bay bổng thanh thoát. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung quanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Phần tường của cánh thánh giá bên phải được tạo nhám như nhũ đá chảy xuống làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho di tích. Mái nhà lợp ngói, trần nhà bằng vôi rơm (nay làm mới). Đặc biệt trần ở phần gác chuông (gần quả chuông) là hỗn hợp của vôi, rơm, sắt, chưa sửa chữa lần nào.

ben trong nha tho co sapa

Không gian bên trong của nhà thờ cổ Sapa

Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: Khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh. Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ gồm 5 gian.

Nhà thiên thần gồm: một tầng hầm, ba gian tầng trên là nơi cứu chữa người bệnh tật, người lữ hành qua đêm, khu để xác, công trình vệ sinh, bếp ăn…; khu vườn thánh có hai ngôi mộ, 5 cây Kháo Vàng trên trăm tuổi, trong đó 4 cây mọc trên đá.

Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao 20 m, trong tháp có quả chuông cao 1,5 m, đúc năm 1932, nặng 500 kg, tiếng vang trong vòng bán kính gần 1km. Hiện, trên bề mặt của chuông còn rõ nét ghi đúc, số người quyên góp tiền đúc chuông…Phần giá đỡ chuông bằng gỗ pơmu vẫn giữ nguyên sau lần trùng tu.
Nhà thờ Mân côi giữa khu trung tâm Sa Pa là điểm hẹn của nhiều du khách mỗi khi có dịp đến đây. Tuy qua một số lần trùng tu, cải tạo do chiến tranh và sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên nhưng nhà thờ vẫn giữ được nét duyên dáng và hồn của công trình kiến trúc tôn giáo.

Từ khi được xây dựng đến nay, nhà thờ Sa Pa luôn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi đây. Ngay phía trước Nhà thờ là khu vực Sân quần và hàng thông lưu niên, nơi đây vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần thường diễn ra các sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”. Với tiếng sáo, kèn lá, đàn môi dìu dặt, tha thiết và những điệu xoè chao nghiêng của những chàng trai, thiếu nữ người Mông, Dao... Cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày cuối tuần tạo cho không gian của Nhà thờ thêm lung linh, huyền ảo và có sức lôi cuốn lạ thường.


Bạn có thể chọn những khách sạn gần nhà thờ Sapa ví dụ như  Khách Sạn Hoàng Hà Sapa ở Số 08B - Đường Thác Bạc - SaPa - Laocai
Hệ thống phòng nghỉ với 55 phòng với nhiều loại hình đa dạng, từ phòng nghỉ tiêu chuẩn đến phòng Sang trọng đều có hướng nhìn hòa quyện vào thiên nhiên cho du khách những giây phút thư thái ngắm nhìn và chiêm ngưỡng dãy núi Fansipan kỳ vĩ.
Các dịch vụ đi kèm hoàn hảo càng thể hiện sự chuyên nghiệp của Hoàng Hà Sapa. Nhà hàng sang trọng giúp Khách lưu trú có thể thưởng thức các món ăn ngon theo phong cách Á, Âu, và các món đậm đà hương vị Việt Nam, đặc biệt là các món sơn hào vùng núi SaPa do các đầu bếp lành nghề chế biến. Bên cạnh đó, với diện tích rộng lớn và cách bố trí khoa học có thể phục vụ cùng lúc 200 thực khách, rất thuận tiện để quý khách tổ chức tiệc chiêu đãi hoặc những buổi gặp mặt với quy mô lớn.
Đội ngũ cán bộ nhân viên của Hoàng Hà SaPa vừa giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, lại luôn nêu cao tinh thần nhiệt tình, hết lòng vì khách hàng, luôn ân cần và chu đáo sẽ mang đến cho khách du lịch cảm giác ấm cúng, thân thiện như đang được ở chính ngôi nhà của mình.
Với vị trí tuyệt đẹp, trang thiết bị tiện nghi, cao cấp, đội ngũ phục vụ thân thiện, ân cần và chuyên nghiệp, Khách sạn Hoàng Hà SaPa xứng đáng với sự lựa chọn của du khách trong những chuyến tham quan tại Sapa.
Có rất nhiều khách sạn ở sapa cho bạn lựa chọn.
 
Đến Sapa bạn không thể không bỏ qua những địa điểm này:
Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng - Sapa
Trên núi Hàm Rồng có rất nhiều loài hoa khoe sắc, đặc biệt là hoa Lan
Núi Hàm Rồng nằm ngay sát ngay thị trấn Sapa, cách 3 km, du khách có thể đi bộ đến đó. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng, bạn được ngắm toàn cảnh Sapa, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
Thung lũng mường Hoa – Bãi đá cổ Sapa
Thung lũng mường Hoa
Thung lũng mường Hoa với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ
Thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí 80.000 VND/người), bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ.
Thác Bạc – Đỉnh Đèo
thác Bạc, Sapa
Thác Bạc là thắng cảnh rất nổi tiếng tại Sapa
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía Tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc ào ào chảy xuống từ độ cao trên 200m vào dòng suối dưới thung lũng Ô Quy Hồ, tạo nên âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. Tuy nhiên vào mùa xuân du khách nên cân nhắc trước khi tham quan Thác Bạc vì khi ấy thác rất ít nước. Đi thêm 3 km nữa từ Thác Bạc là du khách đến với địa danh Đỉnh Đèo. Nơi đây có tầm nhìn tuyệt đẹp lên Phan Si Păng, dưới sâu là con đường độc đạo đi sang Bình Lư.
Cổng trời
Cổng trời, Sapa
Lên cổng trời để được ngắm phong cảnh núi non hùng vĩ…
Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này. Đứng giữa cổng trời Sapa, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược, xa xa là Thác Bạc. Cũng ở cổng trời này bạn mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Si Păng vời vợi lưng trời, bên dưới là những vực sâu thăm thẳm.

Những món ngon khách du lịch sapa nên thưởng thức

Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của sapa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su… Mỗi năm, du lịch Sapa xuất đi khắp nước cả chục nghìn tấn quả su su. Nhưng du khách vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại sapa mới là ngon nhất.  

Đã đến sapa, dứt khoát nên gọi món su su luộc chấm muối vừng.
Đã đến du lịch Sapa, dứt khoát nên gọi món su su luộc chấm muối vừng. Miếng su su luộc có màu xanh non nõn nà, cắn sần sật, có vị ngọt lừ quyện với một chút muối vừng thơm thơm, bùi bùi. Su su luộc phải vừa chín tới và phải ăn nóng mới ngon. Luộc quá lửa một chút hoặc để nguội ăn mất hết vị su su du lịch Sapa.
Rau du lịch Sapa nhiều loại, lại tươi non mơn mởn. Ấy vậy mà món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ sapa lại là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su… Ăn ngồng hợp nhất là xào chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi ngăm ngắm đắng rất dễ chịu. 

Món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ sapa lại là “ngồng”.
du lịch Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” – giống lợn bản địa thả rông, mỗi khi cần tiền đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán. Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới… cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo sapa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”
Là huyện miền núi, nhưng kho tàng ẩm thực sapa lại có đặc sản từ…cá. Thứ nhất, phải kể đến cá do đồng bào dân tộc bắt từ những con sông, dòng suối ầm ào réo gào dưới những hẻm núi sâu thẳm của sapa. Cá bắt được, đồng bào nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối sapa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài quanh năm vật lộn giữa đá tảng trong dòng chảy cuồn cuộn miền sơn cước, tốn bia lắm !  Thứ hai, phải kể đến cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở sapa. Trứng cá hồi nhập về từ Phần Lan và cá tầm nhập về từ Nga, ươm nở và nuôi thành cá thành phẩm (nặng khoảng 1,5 kg/con) trong những bể nhân tạo nơi có nguồn nước lạnh ngắt một đầu vào một đầu ra chảy liên tục. Khác với cá hồi, cá tầm nhập khẩu thường hơi béo, cá nước lạnh nuôi ở sapa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ. Trong cái lạnh sapa, một nồi lẩu cá hồi nóng hổi ăn cũng các loại rau tươi roi rói, thực khách không nhớ suốt đời mới là chuyện lạ.

Lẩu cá suối thơm ngon tại Cầu Mây
Món ngon sapa còn có thể kể được nhiều nữa, như món xúc xích thịt lợn các gia đình thường tự làm hong khói trong bếp, nấm hương tươi xào thịt, thịt gà đen (đen từ da, thịt, đến tận xương), các món nướng đủ loại v.v…Nhưng, có lẽ tốt hơn là để cho du khách tự khám phá khi có dịp đến với sapa.

 





 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét