Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Tịnh Xá Ngọc Phước

Tịnh Xá Ngọc Phước, tịnh xá ngọc phước, tx ngọc phước, tx np, ngọc phước, np

Vị trí: phường long Toàn, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tịnh xá Ngọc Phước, Gó Cát 1, phường long Toàn, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay, tiền thân là tịnh xá Ngọc Hòa, toạ lạc tại núi Chân Tiên, xã Tam Phước, tỉnh Phước Tuy (cũ), do Hòa thượng Pháp sư Trưởng Giáo đoàn 5 cùng với chư tôn đức sáng lập năm 1957, trên đường hành đạo từ miền Trung đi về phương Nam.
Tịnh xá Ngọc Phước, Gó Cát 1, phường long Toàn, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay, tiền thân là tịnh xá Ngọc Hòa, toạ lạc tại núi Chân Tiên, xã Tam Phước, tỉnh Phước Tuy (cũ), do Hòa thượng Pháp sư Trưởng Giáo đoàn 5 cùng với chư tôn đức sáng lập năm 1957, trên đường hành đạo từ miền Trung đi về phương Nam.
    Hơn một năm sau, Hòa thượng Pháp sư cùng với chư Tăng được ông Trần Văn Phán ở chợ Lớn, một Phật tử tín tâm hết lòng vì Phật pháp, hiến cúng một khu đất có diện tích 1.000m2  nằm cạnh hòn Bút, gần chùa Thiên Thai, Long Điền, để xây dựng ngôi tịnh xá Ngọc Hòa, làm nơi tịnh tu cho chư Tăng. Buổi đầu khai sơn tạo tự giữa khu rừng hoang trong thời điểm hết sức khó khăn; ngôi chánh điện và các am cốc đều chỉ bằng vật liệu thô sơ, tuy vậy chư Tăng vẫn giữ được nếp sống thanh bần lạc đạo của người hành giả Khất sĩ.
    Đến năm 1961, một lần nữa tịnh xá Ngọc Hòa lại phải tính đến việc dời về Bà Rịa; được Phật tử ở đây hỗ trợ, ngôi tịnh xá mọc lên, lần này đổi hiệu là tịnh xá Ngọc Phước. Các đời trụ trì từ giai đoạn này trở đi đã ra sức xây dựng, tôn tạo cho ngôi tịnh xá này thêm hoàn mỹ, trong đó phải kể đến công sức của quý Đại đức: Min Đạo, Minh Tuyên, Minh Hồi, Minh Hạnh... Trong thời gian này, tịnh xá do Hoà thượng Thích Giác Nhu làm viện chủ, đã duy trì và thúc đẩy các sinh hoạt Phật sự và tu tập đi vào quy củ, ổn định.
    Năm 1984, do thiếu nhân sự quán xuyến Phật sự tại đây, chư tôn đức Giáo đoàn đã ủy nhiệm cho Ni sư thích Nữ Mai Liên tiếp tục đảm nhận vai trò hoằng dương chánh pháp và hộ trì Tam bảo. Từ đó, Ni sư bắt tay vào gầy dựng lại, từ xây dựng, tu bổ đến việc điều hành Ni chúng, hướng dẫn tu tập cho Phật tử v.v... Năm 1999, do phục vụ cho yêu cầu quy hoạch khu thương mại của địa phương, tịnh xá một lần nữa lại phải dời về địa chỉ hiện nay - Gó Cát 1, phường Long Toàn. Ni sư trụ trì lại phải tiếp tục gánh vác công việc trùng tu ngôi tịnh xá mới trên diện tích đất rộng 8.000m2  được nhà nước giúp đỡ hoán đổi.
        Từng bước một, các cơ sở vật chất lần lượt được xây dựng, đủ sức đáp ứng các sinh hoạt tín ngưỡng của một ngôi đạo tràng. Đặc biệt vào giữa năm 2001, tịnh xá có phúc duyên lớn thực hiện được công trình đúc tượng Phật bằng đồng nặng 1 tấn, áo Phật đắp bằng vàng. Đây cũng là tượng Phật bằng đồng đầu tiên tại tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu.
    Các công trình đài Quan Âm, nhà thờ linh cốt cùng với Ni xá, nhà ăn... đã được xây dựng và đưa vào sử dụng; riêng ngôi bảo điện chỉ mới hoàn thành tầng dưới, đang tạm dùng làm nơi thờ Phật và Tổ chức các khóa lễ; tầng trên vẫn còn dang dở, bên cạnh đó, đơn vị Gia đình Phật tử Ngọc Phước cũng vừa được thành lập trở lại, sinh hoạt đều đặn vào ngày chủ nhật hàng tuần với 5o đoàn sinh, tạo nên một kbông khí tu học sinh động của tuổi trẻ Phật giáo.
    Trong điều kiện phải dời chuyển nhiều lần, phải bắt tay xây dựng lại từ đầu, mới thấy được đạo tâm hùng lực kiên cố của Ni sư trụ trì và tập thể chư ni đã dày công góp phần kiến tạo và trùng hưng ngôi già lam được tiếp nối bởi nhiều thế hệ chư tôn đức tiền bối, kế thừa xứng đáng mang mạch giáo pháp của Đức Như Lai.

Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn ở vũng tàu. Chẳng hạn như Khách Sạn Nhà Việt ở Quốc Lộ 51, Phú Mỹ,Huyện Tân Thành, Vũng Tàu
 Nếu bạn đang muốn tìm một khách sạn có vị trí thuận lợi thuộc Vũng Tàu, không lựa chọn nào tốt hơn Nha Viet Hotel. Cách sự nhộn nhịp của thành phố 16. Km, khách sạn 2 sao này có vị trí vô cùng thuận lợi và dễ tiếp cận các địa điểm lớn của thành phố này. Với vị trí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố.
Nha Viet Hotel mang lại dịch vụ hoàn hảo, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất với những tiện nghi sang trọng tuyệt vời. Thang máy, người vận chuyển hành lý, phòng hút thuốc, đưa đón khách sạn/sân bay, thiết bị phòng họp chỉ là một vài trong số những thiết bị được lắp đặt tại Nha Viet Hotel ngoài một số khách sạn khác trong thành phố.
Bước vào một trong 38 phòng khách, bạn như rũ bỏ một ngày dài căng thẳng với một loạt tiện nghi như két sắt, truyền hình cáp, máy lạnh, ban công, bồn tắm. Khách sạn mang lại phương tiện giải trí đa dạng, bao gồm vườn. Dù bạn đến để thư giãn hay làm gì, Nha Viet Hotel luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho kì nghỉ của bạn ở Vũng Tàu.

Chùa Núi Thị Vải (Linh Sơn Bửu Thiền) là điểm đến tiếp theo:

Chùa Núi Thị Vải (Linh Sơn Bửu Thiền), chùa núi thị vải, linh sơn bửu thiên, núi thị vải

Chùa tọa lạc trên núi Thị Vãi, thuộc xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo Quốc lộ 51 đi Vũng Tàu, qua khỏi chùa Đại Tòng Lâm 100m, rẽ trái đi vào 2km là tới chân núi Thị Vãi. ĐT: 064.876950. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Toàn cảnh chùa

Tên thường gọi:
Chùa Núi Thị Vãi Chùa tọa lạc trên núi Thị Vãi, thuộc xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo Quốc lộ 51 đi Vũng Tàu, qua khỏi chùa Đại Tòng Lâm 100m, rẽ trái đi vào 2km là tới chân núi Thị Vãi. ĐT: 064.876950. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, bà Lê Thị Nữ là người đầu tiên tu trên đỉnh núi, nên núi có tên là Thị Vãi. Ni sư Diệu Thiện (Lê Thị Nữ) đã cứu Nguyễn vương thoát nạn, sau lên ngôi là vua Gia Long. Vua đã sắc phong cho Ni sư Diệu Thiện là Linh Sơn Thánh mẫu, sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự.
Trải qua một thời gian, chùa được truyền đến Hòa thượng Thích Từ Thuận. Ngài đắc đạo và nổi tiếng cứu dân độ thế trong vùng này. Sau đó, Hòa thượng Thích Trí Đức kế nghiệp trụ trì.
Chùa bị hư hại nặng năm 1945, đến năm 1966 thì chùa bị phá hủy hoàn toàn.
Cổng chùa
Chùa Linh Sơn Bửu Thiền (chùa Thượng)

Cảnh quan chùa Thượng
Năm 1993, Thượng tọa Thích Trí Thâm trùng tu chùa, nhưng mới mở đường lên núi và bắt đầu xây chùa thì viên tịch.
Năm 1999, Hòa thượng Thích Trí Quảng đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Các công trình do Hòa thượng Viện chủ thực hiện gồm có: Cổng chùa, Chùa Liên Trì, chùa Hồng Phước và Quang Minh điện, chùa Tổ hay Linh Sơn Bửu Thiền tự gồm chánh điện, điện Tỳ Lô Giá Na, vườn Cực lạc, tượng Phật Niết bàn, điện Quan Âm v.v…
Cổng chùa ở chân núi được xây bằng đá, trên có hai mái lợp ngói. Mặt trước, một bên có biển ghi tên chùa: Linh Sơn Bửu Thiền Tự, Linh Sơn Hồng Phúc Tự, Linh Sơn Liên Trì Tự. Một bên khắc văn bia chùa Bửu Thiền của Sơn tăng Nhật Nghiêm (2001). Bài văn có đoạn:
“… Nhờ Phật tử bốn phương, nên công việc đại trùng tu kết quả. Đường lên non khai phá, Quang Minh điện khởi công. Tăng tục quyết một lòng, xây Liên Trì Hải Hội. Những người hết tội, được vào lâu các Tỳ Lô Giá Na. Muốn độ chúng Ta bà, xin hướng về Linh Sơn Phật hiện. Xây dựng Đại hùng bửu điện, làm nơi đàn tín quy y. Lấy cát ở Liên Trì, tạo nên trai đường, Tăng xá. Muốn thành đạo cả, phải vượt Sanh Tử trường kiều. Phật pháp cao siêu, thường gặp trên Niết bàn sơn đảnh. Tổ sư ngộ tánh từ miệng cọp, hang rồng. Tứ đại giai không, được lên bờ giải thoát…”.
Chùa Liên Trì nằm ở chân núi Thị Vãi, là nơi nghỉ ngơi của khách hành hương trước khi vượt 1.340 bậc cấp đến chùa Linh Sơn Bửu Thiền.
Chùa Liên Trì
Chùa Hồng Phúc hay chùa Giữa, chùa Trung được xây dựng để nhớ công đức của Hòa thượng Thích Trí Đức. Cạnh chùa là điện Quang Minh thờ Bồ tát Di Lặc ngồi trên tòa sen đặt trên lưng con rồng.
Qua chùa Trung, khách hành hương tiếp tục lên núi. Leo những bậc cấp cuối cùng với độ cao khoảng 750m (tính từ mặt nước biển), khách hành hương đến chùa Tổ (chùa Thượng hay chùa Linh Sơn Bửu Thiền). Ở đây có những pho tượng Kim Cương lộ thiên, tượng Bồ tát Quan Âm đứng uy nghi giữa trời, dưới chân có một con rồng đang uốn lượn.
Ngôi chánh điện chùa Linh Sơn Bửu Thiền quay mặt hướng Nam. Trước chánh điện là pho tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca, phía trước đặt tòa Cửu Long và tượng Đản sanh, hai bên có tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Trước tượng đản sanh là tượng Di Lặc. Bàn thờ hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Bàn thờ hai bên phía trong cửa chính thờ tượng Tiêu Diện, tượng Hộ Pháp và tượng Quan Thánh. Phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma.
Điện Tỳ Lô Giá Na được xây dựng trên nền chùa Bửu Thiền cũ. Điện thờ Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật và hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền.
Điện Tỳ Lô Giá Na

Điện Quang Minh

Hang Ông Hổ
Trước điện Tỳ Lô Giá Na là hồ sen, bên dưới có một mỏ cát lớn. Nhờ cát ở hồ này mà nhà chùa thực hiện những công trình xây dựng trên núi nhanh chóng, thuận lợi.
Trước ao sen là Sanh Tử trường kiều. Khách hành hương đi trên cầu này, ngắm nhìn hoa sen bên dưới, hình dung đang đứng trên hoa sen vượt sanh tử đến bờ giác ngộ.
Phía sau điện Tỳ Lô Giá Na là vườn Cực Lạc. Chùa tôn trí tượng bán thân đức Phật A Di Đà, đầu tựa vào một phiến đá lớn.
Sau ngôi chánh điện, có khu nhà Tăng, nhà trai, nhà bếp …
Bên cạnh nhà trai, có đường lên điện Quan Âm và đường lên Niết Bàn Sơn Đảnh. Ở nơi cao nhất núi Thị Vãi, các tảng đá được thiên nhiên sắp xếp trông giống như pho tượng Phật nhập niết bàn.
Ngoài ra, trên núi cũng còn những cảnh trí thiên nhiên nổi tiếng như hang động nơi Tổ đã an tọa tu hành, giếng nước ông Hổ, giếng Tiên, Phật môn, hang Gió và nhiều hang động nơi người xưa đã ẩn tu.
Ngày 10 – 4 – 2003, Sư cô Thích Nữ Tâm Hạnh, ni chúng chùa Hương Sơn cùng các chú sa di chùa Niết Bàn, tất cả 37 vị đã đến chân núi Thị Vãi, trước sân chùa Liên Trì. Y hậu trang nghiêm, các cô đồng quỳ xuống nguyện hương và thực hành Tam bộ nhất bái từ chùa Liên Trì đến chùa Linh Sơn Bửu Thiền.
Ngày nay, chùa thường xuyên đón tiếp nhiều du khách, Phật tử, sinh viên – học sinh đến chiêm bái, tham quan, sinh hoạt.

Lẩu cá đuối món ngon không thể bỏ qua ở Vũng Tàu

Ngoài bánh khọt, lẩu cá đuối cũng là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích ở Vũng Tàu. Chế biến món ăn này đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cá đuối sau khi mua về được cắt bỏ mang, mổ dọc dưới miệng cá, bỏ hết phần ruột bên trong. Rửa cá lại bằng nước sạch, sau đó rửa qua với giấm hoặc rượu rửa sạch để tránh mùi tanh đồng thời tăng thêm hương vị cho cá.
lau-ca-duoi-885653-1368287580_600x0.jpg
Thái cá thành từng miếng nhỏ khoảng hai ngón tay rồi xếp vào đĩa, tẩm ướp gia vị cho vừa miệng. Phần sụn cá đuối rất mềm nên có thể cắt nhỏ cho vào nồi ninh để ngọt nước. Ngoài phần thịt cá, lẩu cá đuối còn hấp dẫn người ăn bởi vị chua nhẹ của nước dùng được nấu từ măng chua cùng hương thơm của rau ngổ, ngò gai... Ăn kèm lẩu là các loại rau như rau muống, rau chuối, bún và không thể thiếu chén nước mắm với vài trái ớt tươi thái lát.

1 nhận xét:

  1. Bạn đang bị cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, VIÊM XOANG MÃN TÍNH, viêm mũi dị ứng, U XƠ TỬ CUNG, đau thắt lưng, ĐIẾC NGƯỜI GIÀ, nhức mỏi bắp thịt, thoái hóa khớp gối, ngất xỉu đột ngột, viêm dạ dày có vi khuẩn HP… ? Mời các bạn vào trang chuabenhdongian.com để biết cách điều trị đơn giản và hiệu quả những bệnh thường gặp

    Trả lờiXóa