Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ, phủ tây hồ, phủ th, tây hồ, th
Phủ Tây Hồ xây dựng vào năm 1598 - 1607, tọa lạc trên đồi đất hình Kim quy, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục, thuộc ấp Tây Hồ (nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ), đây là nơi địa linh bậc nhất của Hồ Tây.
Việt Nam có bốn vị thánh được dân gian phong tặng là tứ bất tử: Phù Đổng Thiên Vương, Tản Viên Sơn Thần, Chử Đồng Tử và bà Đức Mẫu, Đệ nhất thiên tiên… được thờ khắp từ Bắc đến Nam với mấy trăm đền phủ, mà sùng kính nhất là ở phủ Giầy nơi sinh Bà và phủ Tây Hồ, Hà Nội nơi Bà hóa. Từ Đền Sòng phố Cát, vượt Đèo Ngang vào Quảng Nam, Nha Trang, Bình Định, nơi nào cũng có phủ thờ Bà.
 
Tục thờ Mẫu đã phổ biến, thành một tín ngưỡng dân gian, đã vượt ra ngoài phạm vi thờ một nàng tiên trên thượng giới, bị Ngọc Hoàng đẩy xuống trần gian, đã từng lấy chồng, sinh con, đánh tan quân giặc ác, hai lần đầu thai kiếp người, sau cùng quy y nơi cửa Phật, thành người Mẹ, Mẫu nghi thiên hạ, chỉ đứng sau Mẹ Việt Nam đầu tiên: Âu Cơ.
Hà Nội là một trong mấy nơi có phủ thờ to nhất. Nhìn trên bản đồ, Hồ Tây có hình giống như chiếc càng cua, nơi bán đảo nhô ra mặt nước, mỏm xa nhất, đẹp nhất, quanh năm dập dềnh sóng nước, êm ả mây trời, lảng bảng sương lam, chính là phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh.
Tương truyền Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đi sứ về, được gặp một nàng tiên trên địa đầu Lạng Sơn, tiên hẹn gặp lại nhau trong đêm trăng sáng trên Hồ Tây, Thăng Long. Đến hẹn, Trạng Bùng cùng mấy người bạn thơ trong thuyền lên bán đảo Tây Hồ, giai nhân, danh sĩ trùng phùng, tiên trần gặp gỡ, xướng họa thi ca, phun châu nhả ngọc, thù ứng tài tình… nơi gặp gỡ ấy sau này được dựng thành phủ thơ để nhớ đến nàng tiên, và đó chính là Bà Chúa Liễu.
 
Ngoài ngày hội chính thức, mở tại Phủ Giầy (huyện Vụ Bản, Nam Hà, nơi quê hương của Bà) các ngày 7 –8 –9 tháng Ba âm lịch thì phủ thờ Bà quanh năm nhang khói, đồng nhất là các ngày sóc vọng, mùng một và rằm theo lịch trăng.
Và đường vào Phủ Tây Hồ xưa...
Cũng như Phủ Giầy, Đền Sòng…, phủ Tây Hồ vào hội có hầu bóng, một loại hình nghệ thật dân gian vừa có âm nhạc, vừa có ca hát và vũ điệu với trang phục sặc sỡ, mà điển hình là điệu hát chầu văn đã khá phổ biến hiện nay. Những ngày hội như thế thật khó phân biệt ranh giới đâu là tín ngưỡng thờ Mẫu, người mẹ Việt Nam và đâu là mê tín dị đoan cần sàng lọc. 
Lễ ở điện Ngọc Hoàng 
Phủ Tây Hồ không có quy mô lớn lắm, nhưng ở vào vị trí mây nước hữu tình tuyệt đẹp, tạo ra cảm giác lâng lâng, thanh thoát cho khách hành hương mà trong lòng mang niềm tục lụy cần được giãi bày, cảm thông và giải tỏa. Phủ có chiều cao vượt lên nhiều ngôi chùa thông thường khác, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế có Nam Tào Bắc Đẩu hầu hai bên, có tam Mẫu, đệ nhất là Mẫu Liễu Hạnh, đệ nhị là Mẫu Thượng Ngàn, đệ tam là Mẫu Thoải (tức là bà Chúa rừng và Bà chúa nước).
Con đường Nghi Tàm nổi lên vùng Nhật Tân, Quảng Bá, nay gọi là phố Xuân Diệu. Qua làng Nghi Tàm, rẽ trái vào phố Đặng Thái Mai dưới hàng phi lao rì rào ngày đêm, vượt qua khu biệt thự Tây Hồ, quanh co giữa những vườn hoa và quất cảnh, cuối đường ta gặp Phủ Tây Hồ, nằm sát ngay bên sóng nước.
Phủ Tây Hồ toạ lạc trên một bán đảo có thế “địa linh” nhìn ra hồ Tây
Vào đến sân, qua cái cổng có vòm cong, thấy ngay cây vối cổ thụ nằm nghiêng đã mấy trăm năm như con kỳ lân ngóng ra sóng gợn, còn trong phủ là vàng son, nhang khói, tượng Mẫu, tượng Phật, tượng khu Sơn Trang, tượng Cô, tượng Cậu, các quan… 
Mẫu Liễu đã “hóa”, đã thành bất tử. Loại trừ phần mê tín, ta gặp ở đây không khí linh thiêng, có phần sầm uất, náo nhiệt hơn các chùa đền khác, ngay cả chùa Trấn Quốc, Kim Liên gần kia. Thiện nam tín nữ tin vào Mẫu, đến cầu xin và hy vọng, có lúc phải chen nhau, nên nhang khói càng nghi ngút, ngay cả ngoài sân, chỗ có cây chuối thờ, buồng hàng trăm nải, giống chuối ở Phủ Giầy…
 
 
Thờ Mẫu Liễu, một bà mẹ chung của người dân Việt, người tài sắc song toàn, đảm lược, lòng lành và đức độ, có cuộc đời giống vơi bao người phụ nữ bình thường khác, thân phận éo le, gian khó… đã thành phong tục đẹp của dân ta. Không những thế, Phủ Tây Hồ còn ở trên một vị trí cực đẹp, hiếm có, ngay giữa đô thành tưng bừng rộn rã mà chỉ ít phút nổ máy xe, đã từ trung tâm Hồ Gươm, đến với Phủ trong bầu không khí hoàn toàn khác.
 
 
Đến Phủ, không những là để tỏ lòng thành kính, thực hiện một ý nguyện cầu xin và giải tỏa nỗi niềm, thực hiện một nghi thức tâm linh… mà còn là để thư giãn tinh thần, thăm một cảnh đẹp, có nước mây thoát tục, một danh thắng hiếm có ngay giữa lòng Thủ đô Kẻ Chợ, gặp một chút xưa giữa nay, và tạm lắng nay lại để man mác cùng xưa, ru hồn mình vào mong ước tốt đẹp.
 
Đến Phủ còn là điều tốt đẹp cho những ai ít có điều kiện và thì giờ đến những nơi xa xôi như Phủ Giầy (Nam Hà), Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Tiên (Lạng Sơn), Kiếp Bạc (Hải Hưng), Non Nước (Ninh Bình) hoặc những danh lam thắng cảnh xa xôi hơn nữa… 
 
 
Nếu cạnh phố Huế có một Tràng An tự trong ngõ Tràng An tịch mịch, đầu đường Thanh Niên có Quán Thánh trầm tư, rồi chùa Kim Liên vắng vẻ… thì Phủ Tây Hồ bao giờ cũng rộn rã hơn nhiều.
 
 
Cũng không hiểu từ đâu và từ bao giờ, trên đường vào Phủ và ngay trước cổng, mọc lên hàng trăm quán hàng ăn uống và các thứ hàng mua bán khác, trong đó có món ăn Hà Nội: bún ốc. Nói đến Phủ, người ta nghĩ ngay đến bún ốc quá quen, cũng như nói đến bún ốc, người ta hỏi nhau ngay: Phủ Tây Hồ chăng? Đã hình thành một dãy phố dài ngay trên bán đảo, trước khi dẫn đến nơi đất thiêng này. Nó chẳng khác nào miếng vá trên tấm áo thiên tiên, cần u huyền thanh tao cho tâm linh bay bổng, nhưng lại níu kéo về mặt đất.
 
Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5h - 19h hàng ngày, vào những ngày lễ, có hàng vạn khách tới thăm quan. Khung giờ đông người tới lễ nhất là từ 10h - 16h. Vào những ngày đầu tháng Giêng, lượng khách thập phương đổ dồn về đây khiến việc đi lễ trở nên khó khăn hơn, không ít người đã phải “quá tam ba bận”, nhiều lần tới Phủ mới vào được bên trong, hoặc vào đến Phủ lại chưa chắc có thể “chen chân” đặt lễ trong gian thờ chính.
 
 
 
Một lần đến Phủ Tây Hồ, nghe hồn xưa phảng phất vọng về, nghĩ đến tiên cảnh và thế gian, nhớ những anh linh người tài, kẻ sắc, lại được tắm mình vào giai điệu thiên nhiên kỳ thú… làm người Hà Nội thêm hân hoan về tinh thần. Bởi không ít người đến đây không phải để kêu cầu, không phải để đốt vàng mã...mà bởi sự linh thiêng hằng hữu nên Phủ Tây Hồ luôn là nơi có đông khách thập phương tới thăm quan, phúng lễ, và Phủ cũng là một trong những địa chỉ văn hóa tinh thần nổi tiếng của Hà Nội. 

Khách Sạn Westlake là một trong những khách sạn tại hà nội thích hợp cho bạn. Khách sạn ở 74B/282 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam 
Khiêm tốn nằm trong trung tâm của Nghi Tàm / Hồ Tây - Quận Tây Hồ, Westlake Hotel - Lac Long Quan là điểm lý tưởng cho du khách muốn khám phá Hà Nội. Khách sạn nằm cách trung tâm thành phố 0.5 km và dễ dàng tiếp cận các địa điểm khác trong thành phố . Một điểm không kém phần đặc biệt là vị trí khách sạn dễ dàng tiệp cận vô số địa điểm thú vị như Phủ Tây Hồ, Sân vận động Quần Ngựa, Bao Tang Dan Toc Hoc.
Westlake Hotel - Lac Long Quan cũng đề xuất thêm rất nhiều thiết bị làm kì nghỉ của bạn ở Hà Nội thêm tiện lợi. Khách sạn cung cấp dịch vụ giặt là/giặt khô, phòng hút thuốc, bãi đỗ xe, thang máy, Wi-Fi ở khu vực công cộng để đảm bảo khách của họ được thoải mái nhất.
Nơi ăn chốn ở khách sạn được chỉ định rất rõ ràng sao cho phải đạt mức dễ chịu và tiện nghi nhất, với tivi, bồn tắm, tủ đồ ăn uống nhẹ, vòi hoa sen, truy cập internet có dây (miễn phí) in each room. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Khi bạn tìm kiếm chỗ tạm trú thoải mái và tiện nghi ở Hà Nội, hãy bắt đầu cuộc hành trình đến Westlake Hotel - Lac Long Quan.

Sau đó thăm Chùa Tĩnh Lâu

Chùa Tĩnh Lâu, chua,tinh,lau

Chùa Tĩnh Lâu tọa lạc bên bờ Hồ Tây (thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ) - một ngôi chùa cổ có lịch sử xây dựng khá lâu đời trong một cảnh quan đẹp.

Chùa thuộc phường Hồ Khẩu, phủ Phụng Thiên, Thăng Long xưa, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Tương truyền chùa có nguồn gốc ban đầu là một am thờ các vương tôn quí tộc thời Lý, sau trở thành nơi thờ Phật do các sãi trông nom hương khói, gọi nôm là chùa  Sãi, sau dần dân làng gọi chệch ra là chùa Sải.
Chùa có tên là “Thanh Lâu Tự”. Đến nắm Thiệu Trị thứ 6 (1846) bia hậu của chùa vẫn ghi tên đó. Từ niên hiệu Tự Đức thứ 14 (1862) trong bia tu bổ chùa đã thấy đổi tên là “Tĩnh Lâu Tự”. Từ đó đến nay tên chùa vẫn gọi là chùa Tĩnh Lâu.
Chùa nằm trên một khuôn viên rộng có nhiều cây xanh cổ thụ bao bọc, phong cảnh đẹp. Ở phía Tây chùa có núi Tản Viên châu về, phía bắc có núi Tam Đảo hướng tới.
Trước chùa là Hồ Tây quanh năm nước xanh ngắt, điệp một màu với da trời, in bóng thành phụng ngất cao, khiến tưởng như như vầng nhật nguyệt còn thấp. Chính vì lẽ đó mà người xưa đã coi đây như một thắng cảnh bậc nhất của đô thành.

Chùa nằm bên Hồ Tây



Có núi non sông nước bao quanh, chùa còn có cây bồ đề biểu trưng cho sự giác ngộ Phật pháp. Bên trong tam quan có khoảng không thoáng mát yên tĩnh lạ thường, đúng như lời giới thiệu trong câu đối trước tam quan chùa: Hộ Thượng Tịnh Lâu thuý trúc, hoàng hoa giai phật tử
Môn tiền, sạn phát, trường tùng, tế thảo thị chân thư”.

Nghĩa là :
Chùa Tĩnh Lâu ở trên có hồ trúc đẹp, hoa vàng đều là cõi của Phật
Nơi thờ tự trước cửa có tùng già, cỏ xanh, ấy chính chốn chân tu.


http://vov.vn/Uploaded_VOV/thuyhoa/20090423/tinhlautu_(4).jpg
Cây bồ đề lâu năm

http://vov.vn/Uploaded_VOV/thuyhoa/20090423/tinhlautu.jpg
Dấu tích tam quan cũ còn sót lại trên cây
Vốn là ngôi chùa có phong cảnh đẹp lại được truyền là rất linh thiêng, nên năm Mậu Ngọ (1618) khi Hà Đông có hạn lớn, các quan nội phủ đã theo lệnh chúa Trịnh Tùng về chùa làm lễ cầu đảo được linh ứng nên năm Canh Thân (1620), Bình an vương Trịnh Tùng đã xuống chiếu ban vàng bạc và thu hồi 10 công mẫu đất hương hoả của chùa làng đã bị một số người có thế lực chiếm dụng trả lại cho hai chùa: Chúc Thánh, Thanh Lâu. Sự kiện này còn hiện hữu trong bia đá ở chùa.

Các  cột đá có khắc hình tứ linh, tứ quí

Chùa có kiến trúc cổ, đơn giản thoáng mát gồm 5 gian nhà tiền đường, 3 gian hậu cung, có bậc tam cấp chạy dài suốt, hai bên là cột đồng trụ có câu đối, có nghê chầu nghiêm trang và cổ kính. Gắn liền với 5 gian tiền đường là toàn thượng điện - là nơi thờ Phật và các Bồ Tát. Chùa lợp ngói mũi hài theo lối kiến trúc bề thế cổ kính. Trong chùa có 43 pho tượng Phật được tạo tác rất công phu theo kiến trúc tượng Phật thế kỷ XVI. Chùa có 15 bia ghi việc sửa chữa trùng tu, cũng tiến ruộng ao… tô tượng,  đúc chuông từ niên đại Cảnh Thịnh 1 đến niên đại Bảo Đại thứ 17 (1799-1942), và nhiều hoành phi câu đối.
Đặc biệt tại chùa còn bảo tồn được một quả chuông cỡ lớn 1,10mx0,85m có niên đại Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) và toà Cửu Long quý hiếm- có không nhiều trong các chùa ở Hà Nội.


Quả chuông có niên đại Cảnh Thịnh thứ 7

Chùa Tĩnh lâu đã trải qua lịch sử gần 600 năm. Tuy có được sửa chữa nhiều lần nhưng nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 2003, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng, sư thầy trụ trì Thích Đàm Chung đã cùng dân làng Hồ Khẩu, các phật tử xa gần phát tâm công đức hoàn thành bước một: Xây dựng và tôn tạo nhà Mẫu, nhà tổ bằng gỗ tứ thiết có giá trị bền vững hàng trăm năm. Năm 2005, chùa được Nhà nước hỗ trợ đền bù đất giải phóng mặt bằng kè Hồ Tây và cho phép nhà chùa thi công trùng tu lại ngôi chính điện, hoàn thành khuôn viên cảnh quan theo hướng bảo tồn nguyên vẹn di tích. Toà chính điện được phục chế, tôn tạo bằng hơm 100 m3 gỗ lim, chạm khắc công phu và 36 cột đá có khắc hình tứ linh, tứ quí gợi cảm, vừa tạo nên vẻ đẹp chốn thiền môn. Đây là một công trình thế kỷ để hướng tới 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.


Toà chính điện được phục chế, tôn tạo bằng hơm 100 m3 gỗ lim, chạm khắc công phu

Sư thầy trụ trì Thích Đàm Chung -
người đã đóng góp nhiều công sức vào việc gìn giữ, tôn tạo Chùa Tĩnh Lâu
Chùa đã được công nhận xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/6/1995, có kết luận như sau : “Đó là một ngôi chùa cổ có lịch sử xây dựng khá lâu đời. Trải qua những bươc thăng trầm những huỷ hoại do mưa nắng và sự xâm nhập của các yếu tố văn hoá bên ngoài, chùa vẫn trường tồn và đứng vững trong một cảnh quan đẹp, cấu trúc cơ bản vẫn được bảo tồn nguyên trạng với những đặc trưng văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và thuần khiết của Phật giáo làng xã Việt Nam với giá trị đích thực của nó về lịch sử, đặc biệt về kiến trúc lịch sử danh thắng”.

Bánh đúc nộm, món ngon Hà Thành

Từng miếng bánh đúc mềm mịn hòa quyện trong nước canh vừng lạc thơm ngậy tạo nên món quà ăn chơi mang hương vị mộc mạc, chân chất như chính đồng quê Bắc Bộ.
Vào những ngày rằm hay mùng một hàng tháng, hình ảnh các bà các mẹ đi lễ về trên tay cầm theo túi bánh đúc lạc với tương hay bánh đúc nộm đã trở nên khá quen thuộc trong nhiều gia đình. Bánh đúc vốn là món ăn bình dị, mộc mạc của vùng nông thôn nhưng lại dần len lỏi vào những bữa quà chiều ở chốn thành thị lúc nào không hay. Món ăn dân dã mang đậm hồn quê Việt có sức hấp dẫn đặc biệt.
Có thể tìm thấy khá nhiều gánh bánh đúc nộm trên các con phố của thủ đô nhưng ngon và nổi tiếng nhất phải kể đến quán bánh đúc ở 47 Châu Long hoặc gánh hàng rong của cô Lê, buổi sáng ngồi trước cửa nhà số 66 Hàng Bạc, còn buổi chiều cô chuyển ra ngồi ở trước ngôi nhà cổ số 14 Đào Duy Từ.
Từng miếng bánh đúc bóng mịn được cô bán hàng nhanh tay thoăn thoắt cắt thành sợi mỏng, dài cho vào bát lớn rồi chan thêm nước canh vừng lạc lẫn giá chần vào. Mọi thao tác của cô bán hàng đều rất nhanh và thuần thục, chỉ một loáng thôi thực khách đã thấy ngay bát bánh đúc nộm thơm ngon trước mắt. Ăn kèm với bánh đúc nộm không thể thiếu các loại rau thơm như rau ngổ, kinh giới, tía tô, hoa chuối hay thân chuối non thái mỏng... Nếu ăn được cay, thực khách có thể cho thêm một chút ớt bột hoặc vài lát ớt tươi để cảm nhận trọn vẹn màu sắc và hương vị của món ăn chân chất, bình dị mà lại đầy tinh tế này.
Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận thấy từng miếng bánh đúc mềm mịn hòa quyện với vị thơm ngậy, bùi bùi của nước canh vừng lạc, ngọt mát của giá chần và phảng phất mùi ngan ngát của các loại rau sống, tạo thành một hương vị nhẹ nhàng mà cuốn hút cứ lan tỏa trong miệng, làm say lòng những con người của mảnh đất Hà thành.
Để có bánh đúc ngon, khi nấu phải lấy đũa cả quấy liên tục thật đều tay sao cho bột không vón, không sát nồi. Lửa nấu bánh phải nhỏ và đều thì bánh mới chín và không bị khê. Bánh đúc đạt "chuẩn" là khi nguội phải có độ mặn, bóng mịn, không nồng vôi và khi cắt không bị dính tay.
Nhưng "hồn cốt" của món bánh đúc nộm lại nằm ở chính thứ nước canh màu trắng sữa béo ngậy từ vừng lạc. Người bán hàng phải rất cẩn thận trong khâu chọn nguyên liệu, vừng lạc phải hoàn toàn tươi mới nếu không chỉ cần có một hạt hỏng thôi thì cả nồi nước canh sẽ bị ám mùi rất khó chịu. Sau đó, vừng lạc được đem xay nhỏ và đun cùng với nước giá chần tạo thành thứ nước canh dậy mùi thơm, ngậy ngậy, béo béo nhưng không bị ngấy mà vẫn đảm bảo được vị thanh mát đầy hấp dẫn.
Với những nguyên liệu đơn giản, bình dị như gạo, rau, vừng, lạc cùng hương vị nhẹ nhàng, tinh tế, bánh đúc nộm là món chay, món quà ăn chơi mộc mạc chinh phục vị giác cả những người sành ăn nhất. Một bát bánh đúc nộm có giá 20.000 đồng.


1 nhận xét:

  1. Ngày nay với sự phát triển làm ăn trong kinh tế, sự tín ngưỡng và thờ phụng các phật đã được mọi người dân luôn chăm lo và nghĩ tới, nhiều nơi hẻo lánh, nơi thường xảy ra tan nạn, ... được người dân dựng lên những am thờ, miếu với mục đích cầu mong sự bình an che chở của các thần linh am thờ

    Trả lờiXóa