Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Hội An. Làng Kim Bồng đã nổi tiếng rất lâu với nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ.
Nghề Bộc của Làng có nguồn gốc từ miền Bắc. Qua quá trình giao lưu, các nghệ nhân mộc Kim Bồng đã tiếp thu một số nét tinh hoa của các truyền thống điêu khắc chạm trổ Chiêm Thành , Trung Hoa, Nhật Bản… kết hợp với tài hoa điệu nghệ của mình đã làm nên những sản phẩm mang đầy tính mỹ thuật và triết học.

Cổng vào làng nghề
Cổng vào làng nghề

Làng vốn rất nổi tiếng về nghề mộc của mình vì hầu hết các kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày vàng son của thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An.

Xưởng mộc
Xưởng mộc


Kỹ thuật của thợ mộc Kim Bồng quả là tuyệt hảo. Những tác phẩm chạm khắc của họ trên các đầu kèo, trên xiên, trên trính, trên án thư, bàn thờ, và cả bàn ghế, tủ, khay, đều là những kiệt tác mà bất cứ ai được trông thấy cũng phải trầm trồ, xuýt xoa thán phục.
Một sản phẩm tranh gỗ của Kim Bồng
Một sản phẩm tranh gỗ của Kim Bồng

Nói tóm lại, những gì thợ mộc Kim Bồng đã làm thì đẹp và hoàn hảo đến mức không thể nào chê. Thợ mộc Kim Bồng ngày nay vẫn giữ được nghề mình sống với Hội An muôn đời cổ kính tuy nhiều người trong họ chuyển sang đóng, sửa tàu thuyền cho ngư dân các tỉnh Trung bộ Việt Nam và một số khác cứ hăm hở lao vào công tác trùng tu, sửa chữa các di tích của Khu phố cổ hoặc tạc tượng, điêu khắc trên gỗ, sản xuất đồ gỗ và hàng lưu niệm để bán cho du khách và xuất khẩu ra nước ngoài.

 Sau khi thăm thú xong bạn có thể về Hội An để nghỉ ngơi. Bạn có thể chọn Khách Sạn Lantern(Đèn Lồng) ở 288 Nguyễn Duy Hiệu, P.Sơn Phong, Tp.Hội An, Quảng Nam

 Khách Sạn Lantern có dịch vụ spa trọn gói, câu lạc bộ sức khỏe, bể bơi trong nhà, bồn spa và phòng xông hơi. Các tiện nghi hạng thương gia tại khách sạn 3.0 sao này bao gồm dịch vụ xe limo hoặc ô tô vào thị trấn, dịch vụ thư ký và nhân viên hỗ trợ công nghệ. Khách sạn tại Phố Cổ Hội An này có nhà hàng, cửa hàng cà phê, quầy bar bên bể bơi và quầy bar/phòng chờ. Khách được phục vụ bữa sáng miễn phí. Với khoản phụ phí, khách được sử dụng tàu con thoi tới sân bay (có sẵn khi yêu cầu). Miễn phí đỗ xe cho khách. Nhân viên có thể thu xếp dịch vụ hướng dẫn khách, Trợ giúp du lịch/vé, dịch vụ kinh doanh và Dịch vụ dịch thuật. Các tiện nghi bổ sung tại Khách Sạn Lantern này bao gồm bể bơi dành cho trẻ em, câu lạc bộ đêm và dịch vụ spa. Khách sạn có thể cung cấp các đặc quyền đỗ xe mở rộng cho khách sau khi trả phòng (có trả phí). Nâng cấp toàn bộ khách sạn này được hoàn thành vào Tháng Mười Hai 2006.
Vị trí tốt nhất ngay trung tâm phố cổ Hội An . Khách Sạn Lantern sẽ mang đến cho bạn nhiều tiện ích khi tham quan phố cổ hoặc mua sắm . Đội ngũ nhân viên thân thiện chúng tôi mong muốn được mang đến cho quí khách những dịch vụ hoàn hảo nhất
 Bên cạnh đó bạn có thể chọn những khách sạn tại hội an khác phù hợp với mình.

Sau khi thăm làng mộc Kim Bồng xong bạn hãy ghé thăm những làng nghề truyền thống của Hội An :
  • Làng rau Trà Quế: Nằm cách khu phố cổ Hội An 3 km về phía Bắc. Nghề trồng rau sống ở Trà Quế đã có từ hơn 300 năm trước và được lưu truyền đến ngày nay một phần nhờ vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ưu đãi.
  •  
  • Làng hoa Cẩm Hà: Vùng trồng hoa truyền thống ở Hội An. Đây là một làng nghề nhỏ bé, xinh xắn và mến khách.
  • Làng gốm Thanh Hà: Nằm cách Hội An 3 km về hướng Tây (di chuyển bằng thuyền khoảng gần 30 phút từ bến đò khu phố cổ), vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành một làng gốm như ngày nay.
  • Làng chài Thanh Nam: Đây cũng là một nghề truyền thống rất lâu đời. Đến đây bạn có thể kết hợp thăm quan làng chài và biển Cửa Đại bằng thuyền hoặc thuyền thúng, thử cảm giác làm ngư dân.
 

10 món ngon nên thử khi đến Hội An

1. Cơm gà Phố Hội
Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội.
Cơm gà phố Hội - iVIVU.com
Địa chỉ: Đến Hội An, bạn có thể ăn cơm gà phố Hội ở một số địa điểm nổi tiếng như cơm gà Bà Buội (26 Phan Châu Trinh), cơm gà Bà Hương – Kiệt (hẻm) Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga…
2. Cao lầu

Cao lầu Hội An - iVIVU.comNhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ bảo Cao lầu có ở Hội An từ thế kỷ 17, trong thời điểm cảng Hội An mở cửa, cho phép nhiều thương nhân nước ngoài vào Hội An thông thương. Có lẽ vì thế mà món cao lầu có ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa và cũng ảnh hưởng một ít từ món mì lạnh Udon của người Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng của mình và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu đúng chất.
Địa chỉ: Rất dễ để tìm ăn cao lầu ở Hội An, từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng trên đường Trần Phú, nổi tiếng nhất là quán Bà Bé. Quán khác cũng trên đường Trần Phú là Trung Bắc, nghe đâu đã có trên 100 tuổi, rất ngon và được đánh giá là đúng chất.
3. Bánh bao – bánh vạc

Bánh bao - bánh vạc Hội An - iVIVU.comBánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh. Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.
Địa chỉ: Nhà hàng Bông Hồng Trắng trên đường Nhị Trưng. Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao – bánh vạc ngon mà còn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của họ.
4. Bánh đập – hến xào

Bánh đập hến xào Hội An - iVIVU.comMiếng bánh đập ròn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An.
Địa chỉ: Đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh (xe 45 chỗ không qua được) chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến xào”. Có đến hơn 10 quán liên tục nhau bán đúng 3 loại đặc sản trên.
5. Chè bắp

Chè bắp Hội An - iVIVU.comChè bắp – một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An là bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và tự nhiên của bắp mới bẻ. Khác với chè của miền Nam, chè bắp Hội An không nấu với nước dừa nên có hương vị nguyên bản của bắp, chỉ khi ăn mới rưới chút nước cốt lên trên để tăng vị béo. Mùa bắp Cẩm Nam cũng là mùa chè rộ nhất là từ tháng 3 – tháng 9 hàng năm.
Địa chỉ: Như phần 4
6. Bánh bèo Hội An

Bánh bèo Hội An - iVIVU.comĐể làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm, thịt… Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà bạn có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào. 
Địa chỉ: Bánh bèo có mặt khắp ở Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam… với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẻ, ấm cúng.
7. Mì Quảng
Mỳ Quảng Hội An - iVIVU.comCũng gần giống như Cao lầu, là món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam và rất hay bị nhầm với Cao lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mỳ Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm nữa.
Địa chỉ: Ở Hội An, mì Quảng được bán khắp nơi, từ các quán ăn ở thành thị đến các hàng quán ở thôn quê, nhưng thú hơn cả vẫn là những quán mì bên các hè phố rêu phong.
8. Hoành thánh

Hoành thánh chiên Hội An - iVIVU.comHoành thánh là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên có thể coi đây là một đặc sản của Hội An. Hoành thánh có nhiều loại lắm, nào là: hoành thánh súp, hoành thành mì, hoành thánh chiên… rồi mỗi loại còn chia ra thành heo, gà, tôm nữa. Thế nên để nếm thử được hết tất cả các loại thì cũng tốn khá nhiều tiền của đấy nhỉ? Theo kinh nghiệm thì Hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, Hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn Hoành thánh chiên thì hơi ngấy một chút.
Địa chỉ: Quán ăn Vạn Lộc trên đường Trần Phú, bình dân hơn có quán ở 26 Thái Phiên.
9. Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt)
Bánh tráng Hội An - iVIVU.comCũng gần giống với bánh cuốn Thanh Trì ở Hà Nội nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm với nhân mọc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy nữa. Khi ăn, bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm và ăn kèm chả lụa (giò lụa).
Địa chỉ: Phố ẩm thực ven sông Hoài
10. Bánh xèo Hội An
Bánh xèo Hội An - iVIVU.comBánh xèo Hội An là đặc sản chính hiệu của vùng đất phố Hội. Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt dùng làm nhân bánh xèo. Để đúc nên món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, do đó mùa mưa trong năm từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo Hội An.
Địa chỉ: quán Giếng Bá Lễ (hẻm Phan Chu Trinh), Bale Well (quá Bà Lệ) – 45/51 Trần Hưng Đạo.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét