Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013


Đường lên cổng trời ở Sapa

Lâu nay khi nhắc đến cổng trời, người ta thường nghĩ đến Hà Giang, nơi có cổng trời Quản Bạ. Nhưng ít ai biết rằng Sapa cũng có một cổng trời. Đây là đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam có thể đi tới để chiêm ngưỡng đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương.
Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này.


Con đường đèo ngoằng nghèo lên cổng trời. Ảnh: Trần Đức Thịnh.
  • Bạn có thể chọn cho mình một chỗ nghĩ dưỡng phù hợp.ví dụ như Khách Sạn Sapa Cozy ở 31 Thạch Sơn, SaPa


    Khách Sạn SaPa Cozy nằm tại trung tâm thị trấn SaPa (cách bưu điện SaPa 40m, cách bến xe SaPa 60m, cách nhà thờ SaPa 90m). Xung quanh khách sạn là nhà thờ đá, bưu điện, chợ SaPa và núi Hàm Rồng. Khách sạn có tầm nhìn tuyệt đẹp ra quang cảnh đồi núi đặc biệt là đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.
    Các phòng tại Khách Sạn SaPa Cozy đều có truyền hình vệ tinh, Wifi, máy pha trà/cà phê, nước đóng chai miễn phí, minibar. Hầu hết các phòng đều có ban công.
    Khách Sạn SaPa Cozy cung cấp dịch vụ sắp xếp tour, đổi ngoại tệ, cho thuê xe hơi, xe máy và giặt là. Dịch vụ đón khách tại ga tàu hỏa Lào Cai cũng được cung cấp.
     Từ Khách Sạn SaPa Cozy quý khách rất thuận lợi để đến tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của SaPa như: Thác Bạc, Thác Tình Yêu, Làng Cát Cát, Lao Chải, Tả Van và núi Hàm Rồng

    Tiếp đến là các điểm đến tiếp theo:

  • Đỉnh Phansipang
Ngọn núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" với độ cao 3.143 m thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sapa khoảng 9 km về phía Tây Nam. Đỉnh Phansipang là điểm đến nổi bật với những du khách ưa mạo hiểm, muốn khám phá và chinh phục nóc nhà Đông Dương này. Loại hình trekking tại đây đang được khách nước ngoài và giới trẻ trong nước ưa chuộng đặc biệt vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Một số điểm trekking phổ biến như: Thung Lũng Mường Hoa- Núi Hàm Rồng - Làng Lao Chải - Tả Van. Một chuyến đi kéo dài khoảng 3-4 ngày, mỗi ngày đi bộ khoảng 5 tiếng nên cần du khách một thể lực tốt.
  • Núi Hàm Rồng
Đây là nơi lý tưởng để khách du lịch có thể thu gọn toàn cảnh thị trấn Sapa vào trong tầm mắt, ngắm muôn ngàn loại hoa tại thung lũng Mường Hoa và cùng ngắm các bản Sa Pả, Tà Phỉn ẩn hiện trong sương khói.
  • Thác Bạc
Cũng dữ dội như Thác Bạc tại Vĩnh Phúc, cũng mạnh mẽ như Thác Bạc tại Hòa Bình nhưng Thác Bạc tại Sapa vẫn hút hồn khách du lịch bởi dòng nước chảy xiết tung bọt trắng xóa từ độ cao hơn 100 mét rồi lại hoà mình vào dòng suối quanh co uốn lượn trong chốn bồng lai tiên cảnh bốn bề mây khói.
  • Cầu Mây
Một cây cầu bắt treo qua dòng sông Mường Hoa chảy trong một thung lũng ở cách thị trấn Sapa khoảng 17 km về phía Đông Nam. Trước đây cây cầu được làm bằng mây nhưng giờ đã được thay bằng gỗ. Nếu khách du lịch đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây thì sẽ cảm thấy mình như đang bồng bềnh trong mây.
  • Bãi đá cổ Sapa
Là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây, là một trong những di sản thiên nhiên quý giá, không chỉ chuyển tải vẻ đẹp nguyên sơ của một vùng đất mà còn thu hút khách du lịch.
  • Nhà thờ cổ
Ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng Đông Bắc được xây gần như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Cách nhà thờ cổ không xa là hang động rộng lớn, trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.
  • Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát
Đi bộ 2km từ thị trấn Sapa, giữa núi rừng đại ngàn và những thửa ruộng bậc thang trùng điệp là bản Cát Cát. Đây là bản lâu đời của người Mông còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải chế tác đồ trang sức. Đặc biệt nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc như: tục “kéo vợ”, tục ma chay, tục ăn thề...
  • Bản Tả Phìn
Cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc là nơi cư trú của hai dân tộc Dao và H’mông.... Đây là bản làng có nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề chạm bạc tinh xảo hay nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng.
  • Bản Tả Van
Nằm ngay dưới thung lũng Mường Hoa với cảnh trí còn hoang sơ nhưng vô cùng tươi đẹp. Đây là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc Mông, Giáy, Tày, Dao đỏ... với những nét văn hóa đặc sắc trong cách sinh hoạt, lao động tạo cho du lịch cộng đồng nơi đây được ưa chuộng.

Các món ăn độc đáo ở Sapa

Nhắc đến du lịch Sapa mà không nhắc đến ẩm thực Sapa thì quả là một thiếu sót lớn. Miền đất tươi đẹp này luôn hấp dẫn du khách bởi các món ăn độc đáo với cách chế biến vô cùng phong phú từ các nguyên liệu tươi sống, giàu dinh dưỡng. 
Khi có thời gian bạn nên tham gia tour du lịch sapa để có cơ hội thưởng thức đặc sản Sapa:

1. Cá Hồi Sapa:
Là giống cá vốn chỉ sống ở vùng lạnh như châu Mỹ, châu Âu mới được nhập về nuôi thành công duy nhất nhất ở Sapa. Với khí hậu quanh năm mát mẻ và một mùa đông lạnh thậm chí có cả tuyết bao phủ, cá hồi Sapa có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau. Nổi bật nhất là các món như lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng...
Trong cái lạnh của Sapa, bên chén rượu táo mèo mà được thưởng thức nồi lẩu cá hồi bốc hơi nghi ngút và những loại rau rừng còn đọng sương mai chắc hẳn thực khác sẽ có được ấn tượng khó quên.



2. Cá suối Sapa:
Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá.
Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn.

3. Cải mèo Sapa:
Rau cải Mèo của Sa Pa được người dân địa phương nấu bằng nhiều cách: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu. Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Chất ngọt của thịt gà quện với cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán.
Rau cải Mèo còn hấp dẫn nếu được xào với thịt bò, đặc biệt là thịt hun khói. Những sợi rau giòn, dai hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun có vị đậm đà rất riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao.
 
4. Cơm Lam:
Ai đã từng du lịch Sapa sẽ không thể nào quên được sự hiện diện của Cơm Lam ở mọi nơi trong các bữa ăn. Từ nhà hàng, Khách sạn, đến các quán ăn ven đường… đều phục vụ món ăn độc đáo này.
Lam không phải là danh từ mà là một động từ, chỉ việc nướng chín thức ăn trong ống nứa tươi. Vì vậy không chỉ có cơm lam mà còn có thịt chim lam, cá lam, bầu bí lam...
Ống nứa hoặc ống một loại cây họ nhà tre nứa được chọn để "lam" phải là ống có lóng dài, còn tươi ở phần ngoài và nước ngọt của cây ngấm vào thức ăn.

5. Đồ nướng Sapa:
Trong rất nhiều cái thú được nhâm nhi, hưởng thụ ẩm thực của khách du lịch sapa trong những ngày du lịch dài ngày tại đây, thì đồ nướng Sa Pa đang trở thành một "thương hiệu" rất riêng biệt, không thể lẫn với các địa phương khác. Nhiều khách du lịch nói rằng: Nếu đến Sa Pa mà không thưởng thức đồ nướng thì quả thật chưa thực sự khám phá được hết sự độc đáo, phong phú và thi vị của văn hoá ẩm thực Sa Pa.

6. Lợn cắp nách:
Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới... cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa sẽ mang đến cảm giác tuyệt vời cho thực Khách.

7. Măng chua Sapa:
Măng chua của bà con vùng cao Sa Pa cũng là một trong những sản phẩm được nhiều người vùng xuôi ưa chuộng. Măng chua được làm khá tỉ mỉ: Người ta chọn những đọt măng mới nhú được 25 - 30cm, mang về rửa sạch rồi xắt lát mỏng, không cho dính nước. Ủ măng vào chum và đậy kín trong khoảng 20 đến 30 ngày. Khi thành phẩm, măng có vị chua thanh, dùng để nấu với cá hay thịt, ăn hoài không ngán.

8. Nấm Hương Sapa:
Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng.
Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị đều mang vị rất riêng của Sa Pa.

9. Rượu Bắc Hà:
Khi đến với chợ Bắc Hà, du Khách dễ dàng nhận thấy rằng Rượu Bắc Hà được bày ở khắp chợ. Rượu ở đây nầu thuần một loại ngô địa phương. Ngô được gieo trồng trên núi đá. Sau bốn tháng mười lăm ngày sẽ cho bắp có hạt nhỏ, chắc, màu vàng. Tuy năng suất không cao, nhưng bù lại, hạt mềm, bùi, giàu dinh dưỡng. Khi bung ủ kỹ với me được chế từ hạt cây hồng my, một loại biệt dược không phổ biến của người H'mông, rồi chưng cất lên, sẽ thành rượu lừng danh riêng có, không thể lẫn với một loại rượu nào, chỉ cần mở nút chai, nút can là biết ngay rượu Bắc Hà, nếu dây vào quần áo, hương rượu còn thơm mãi.

10. Rượu táo mèo:
Ở Sapa, cây táo mèo mọc hoang trên các dãy núi Hoàng Liên Sơn. Táo mèo cứ thế lớn lên trong rừng rồi đơm hoa kết trái, một món quà thiên nhiên ưu đãi cho đồng bào Mông. Qủa táo mèo được kết từ hương của rừng, ngấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió vùng cao nên nó có đủ vị chua ngọt và chát đắng. Qủa táo mèo được ngâm ủ rất kỹ rồi cất thứ tinh chất ấy để chế ra rượu.
Cách ngâm rượu Táo Mèo: Rượu Táo mèo được ngâm trong các bình to. Loại táo này cũng được ngâm như ngâm mận nhưng lượng đường ít hơn. Trước khi ngâm phải gọt vỏ, ngâm qua nước cho đỡ chát rồi phơi ra mẹt cho se mặt. Thường phải bổ đôi từng quả táo ra để bỏ những con sâu bên trong ruột. Lạ là giống táo này cứ phải có sâu mới ngon, quả nào không có sâu không phải là hảo hạng.
Ban đầu, uống rượu táo mèo, ta tưởng như uống một loại nước giải khát có ga, thế nhưng càng uống càng ngất ngây.

11. Thắng cố:
Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
Một số các nguyên liệu chính để chế biến món đặc sản này (công thức truyền thống):
- Da: da lợn, trâu, bò, dê…bộ guốc chẵn, có khi cả rắn, rết…. Con vật sau khi thui, được lột da trước khi xẻ thịt
- Lòng: bao gồm ruột, gan, phèo, phổi…túm lại là lục phủ ngũ tạng. Lưu ý trong nguyên liệu này là khi mổ con vật ra, lấy toàn bộ, không được rửa, không được thải bỏ bất cứ thứ gì kể cả phân trong dạ dày, ruột.
- Ngô, gạo hoặc có thể là khoai, sắn.
- Gia vị vừa đủ
- Sau khi có đầy đủ các nguyên liệu trên, các bạn cần có 1 cái chảo thật lớn (cỡ 100L) để chế biến món này. Cho tất cả các nguyên liệu vào chảo, đổ nước suối vào cho ngập hết nguyên liệu ninh cho thật nhừ. Thời gian tối thiểu cũng phải là 3h - 5h sôi, nước cạn ta lại đổ thêm nước suối vào đun tiếp. Khi nào thấy nước bắt đầu sánh lại, hơi sền sệt và có mùi đặc trưng bốc lên là được.
Món này ăn nóng, không cần ăn kèm với bất cứ thứ gì khác.

12. Thịt sấy khăng gai:
Món thịt sấy “khăng gai” đã trở thành món ngon rất nổi tiếng ở vùng cao Sapa. Khi xẻ thịt các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa, heo... người ta thường dành phần thịt ngon treo lên gác bếp sấy để ăn dần. Mỗi miếng thịt sấy “khăng gai” nặng khoảng 2kg, có thể để lâu hàng năm. Khi muốn ăn, người ta cọ rửa sạch bồ hóng và bụi rồi xắt miếng vừa ăn, đem xào với các loại rau củ hay măng chua...
Thịt “khăng gai” nướng vùi trong tro bếp là một trong những món “nhắm” lý tưởng của cánh mày râu.
Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn. Nếu uống rượu mà có đĩa thịt sấy thì quả là không còn gì bằng.



13. Xôi ngũ sắc Người Tày:
Ở Lào Cai, mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa truyền thống đặc trưng tạo nên vườn hoa đầy hương sắc. Trong đó, văn hóa ẩm thực truyền thống của người Tày được thể hiện rõ nét qua hương vị của xôi ngũ sắc.
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: Gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm xôi thơm ngon, hấp dẫn.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét