Thăm phố cổ Hội An
Từ Đà Nẵng, chỉ sau nửa
tiếng, chúng tôi đã có mặt tại Hội An. Đô thị cổ đón chúng tôi với ánh
sáng lộng lẫy, ấm áp của những chiếc đèn lồng đủ kiểu dáng.
![]() |
Từ thế kỷ 16, 17, do giao thông đường thủy thuận lợi, các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ … tìm đến Hội An lập các thương điếm, tụ điểm mua bán rồi dần dần hình thành các khu phố. Từ đó, Hội An trở thành thương cảng lớn nhất Đàng Trong. Giữa các con phố tấp nập nằm trên các con đường hẹp là một dãy phố nằm sát bờ sông Hoài, soi bóng những ngôi nhà cổ xuống dòng sông.
Những ngôi nhà trên phố mái ngói rêu phong, chất liệu toàn bằng gỗ quý. Trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ.
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2001, Hội An đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Với 1.310 di tích, đô thị cổ Hội An là một quần thể kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, hội quán, đình, chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ...
Cũng như nhiều du khách khác, chúng tôi đến Hội An để tìm về quá khứ. Không có thời gian cho một cuộc hành trình xuyên suốt nhiều thế kỷ, chúng tôi đành chọn tham quan vài địa điểm tiêu biểu. Để có cái nhìn khái quát về lịch sử Hội An, chúng tôi chọn cụm bảo tàng, gồm Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, Bảo tàng gốm sứ mậu dịch, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh… Tiếp đó là tham quan các nhà cổ tiêu biểu như nhà cổ Quân Thắng, Nhà thờ Tộc Trần, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng…Các Hội Quán ở Hội An cũng rất hấp dẫn bởi mỗi địa điểm là một đặc thù kiến trúc khác biệt, tượng trưng cho trường phái kiến trúc của địa phương như Hội quán Triều Châu, Hội Quán Phúc Kiến, Hội quán Quảng Đông…
![]() |
Chỉ trong vòng bán kính chưa đầy 2 km, chúng tôi được thưởng ngoạn hầu hết những cảnh đẹp, lối kiến trúc đậm chất Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản ở thế kỷ 16, 17 mà Hội An vẫn còn gìn giữ khá nguyên vẹn. Lang thang qua những con phố, bước đi trên những vỉa hè lát đá, nhìn ngắm những món hàng cổ hoặc giả cổ tại những cửa hàng bán đồ lưu niệm…. chợt có cảm giác như lạc vào một miền đất lạ bởi không khí yên bình và mộc mạc, khác xa với nhịp sống tất bật của thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống mỗi ngày.
![]() |
Khách sạn Du lịch Công Đoàn Hội An tạo lạc trên đường Trần Hưng Đạo. Đây là một vị trí rất lý tưởng cho du khách khi đến tham quan đô thị cổ Hội an.
Chỉ mất 5 phút đi bộ, quý khách đã có thể đến các địa điểm tham quan trong khu phố cổ, cách trạm xe buýt 10 phút, cách biển Cửa Đại 15 phút đi xe đạp và cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 45 phút đi xe hơi.
Đến với Khách sạn du lịch công đoàn Hội an, quý khách chắc chắn sẽ hài lòng với Đô thị cổ Hội An – Di sản văn hoá thế giới – đang là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong nước, đặc biệt, khách du lịch quốc tế. Quý khách sẽ được hoà mình vào không gian tỉnh lặng với những mái ngói rêu phong cổ kính mang đậm nét kiến trúc của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Quý khách sẽ sống lại cùng cư dân Hội An vào những “ Đêm rằm phố cổ Hội An “ ( tối 14 Âm lịch hàng tháng ), “ Phố không có tiếng động cơ “ ( thứ 02, 04 và thứ 07 hàng tuần ), các Lể hội truyền thống......sẽ được thưởng thức những món ăn độc đáo của Hội An và đắm mình trong làn nước biển trong xanh của bải tắm Cửa đại với những dãi cát trắng mịn màng.
Từ khu phố cổ Hội an, du khách dễ dàng đến thăm làng mộc Kim Bồng, làng chài Thanh Nam, làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, khu du lịch sinh thái Cẩm Thanh, khu du lịch biển đảo Cù lao chàm, làng dệt Mả Châu, làng đúc đồng Phước Kiều, đặc biệt, khu đền tháp Mỷ sơn – Di sản văn hoá thế giới thứ 02 của tỉnh Quảng Nam......Khách sạn có quy mô bốn mươi phòng thoáng mát được trang bị hiện đại gồm điện thoại gọi trực tiếp quốc tế, máy điều hòa không khí, truyền hình cáp, tủ lạnh, bồn tắm nóng lạnh, máy sấy tóc, dép đi phòng ngủ, bộ chế trà, cà phê cùng nhiều trang thiết bị khác đáp ứng yêu cầu nghỉ ngơi của du khách.
Chỉ mất 5 phút đi bộ, quý khách đã có thể đến các địa điểm tham quan trong khu phố cổ, cách trạm xe buýt 10 phút, cách biển Cửa Đại 15 phút đi xe đạp và cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 45 phút đi xe hơi.
Đến với Khách sạn du lịch công đoàn Hội an, quý khách chắc chắn sẽ hài lòng với Đô thị cổ Hội An – Di sản văn hoá thế giới – đang là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong nước, đặc biệt, khách du lịch quốc tế. Quý khách sẽ được hoà mình vào không gian tỉnh lặng với những mái ngói rêu phong cổ kính mang đậm nét kiến trúc của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Quý khách sẽ sống lại cùng cư dân Hội An vào những “ Đêm rằm phố cổ Hội An “ ( tối 14 Âm lịch hàng tháng ), “ Phố không có tiếng động cơ “ ( thứ 02, 04 và thứ 07 hàng tuần ), các Lể hội truyền thống......sẽ được thưởng thức những món ăn độc đáo của Hội An và đắm mình trong làn nước biển trong xanh của bải tắm Cửa đại với những dãi cát trắng mịn màng.
Từ khu phố cổ Hội an, du khách dễ dàng đến thăm làng mộc Kim Bồng, làng chài Thanh Nam, làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, khu du lịch sinh thái Cẩm Thanh, khu du lịch biển đảo Cù lao chàm, làng dệt Mả Châu, làng đúc đồng Phước Kiều, đặc biệt, khu đền tháp Mỷ sơn – Di sản văn hoá thế giới thứ 02 của tỉnh Quảng Nam......Khách sạn có quy mô bốn mươi phòng thoáng mát được trang bị hiện đại gồm điện thoại gọi trực tiếp quốc tế, máy điều hòa không khí, truyền hình cáp, tủ lạnh, bồn tắm nóng lạnh, máy sấy tóc, dép đi phòng ngủ, bộ chế trà, cà phê cùng nhiều trang thiết bị khác đáp ứng yêu cầu nghỉ ngơi của du khách.
Khám phá phố cổ Hội An
1. Tản bộ quanh khu phố cổKhi du lịch phố cổ Hội An, tuyệt vời nhất là tản bộ quanh các con phố vắng, ngắm nhìn các ngôi nhà cổ, những con hẻm vắng người. Hiện nay, phố cổ Hội An đã cấm tất cả các loại xe gắn máy, ô tô vào phố. Những địa danh nên ghé qua là trục phố chính Trần Phú, cầu Nhật Bản, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phố Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, nhà cổ Phùng Hưng, hội quán Quảng Đông, hội quán Trung Hoa… Nếu không quen đi bộ, bạn có thể thuê một chiếc xe đạp 40.000VND/ngày. Vào thăm khu di sản ở phố cổ bạn sẽ phải mua vé, khách nội địa giá 45.000VND/người/lượt; khách nước ngoài 90.000VND/người/lượt. Đoàn từ 8 khách trở lên sẽ được miễn lệ phí hướng dẫn.
2. May quần áo ở phố cổ
Những ai từng đến Hội An đều đồng ý rằng may quần áo ở đây vừa rẻ vừa
đẹp, lại nhanh nữa. Chỉ trong một vài tiếng, người thợ sẽ may xong cho
bạn những bộ đồ ưng ý. Thậm chí, nếu không thể chờ được, chỉ cần để lại
số đo và địa chỉ, cửa hiệu sẽ gửi sản phẩm đến tận nơi cho bạn.
Du khách đến Hội An thường tranh thủ may váy, áo dài
3. Tắm biển Cửa Đại
Cửa Đại là một bãi tắm đẹp và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu rất lãng mạn. Bãi biển này cách phố cổ Hội An chỉ 5 km, có nhiều cách để du khách đến đây như: Thuê xe đạp, xe ôm hoặc taxi. Nếu không quen đi bộ, bạn có thể thuê một chiếc xe máy với giá 120.000VND/ngày (chưa bao gồm xăng).
4. Tắm biển An Bàng
Qua làng rau Trà Quế là du khách đến với biển An Bàng. Ở đây, bạn sẽ cảm nhận được sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển. Giờ đây biển đã khoác lên mình chiếc áo mới thật duyên dáng. Vẫn là bãi cát trắng mịn màng nhưng hàng quán đã mọc lên san sát để phục vụ du khách.
5. Ngoạn cảnh sông Thu Bồn
Bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xao lòng.

Xuôi thuyền dọc theo sông thu bồn để cảm nhận đời sống cảng thị Hội An ngày nay
Làng mộc Kim Bồng: Làng nghề này nằm ở xã Cẩm Kim đối diện khu phố cổ Hội An, bên kia sông Thu Bồn. Từ bến đò phố cổ, bạn chỉ mất 10 phút để đến đó bằng thuyền. Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm.

Tượng thiếu nữ bằng gỗ tại làng mộc Kim Bồng
Làng hoa Cẩm Hà: Đến làng hoa Cẩm hà để cảm nhận màu sắc riêng của vùng trồng hoa truyền thống ở Hội An. Đây là một làng nghề nhỏ bé, xinh xắn và mến khách.
Làng gốm Thanh Hà: Nằm cách Hội An 3 km về hướng Tây (di chuyển bằng thuyền khoảng gần 30 phút từ bến đò khu phố cổ), vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành một làng gốm như ngày nay.
Làng chài Thanh Nam: Đây cũng là một nghề truyền thống rất lâu đời. Đến đây bạn có thể kết hợp thăm quan làng chài và biển Cửa Đại bằng thuyền hoặc thuyền thúng, thử cảm giác làm ngư dân.
7. Tham quan Cù Lao Chàm
Cù lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, cách bờ biển Cửa Đại 18 km về phía Đông, khoảng 30 phút đi tàu cao tốc. Cù Lao Chàm được đánh giá là một hòn ngọc nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.
Nếu đi bụi, du khách có thể trải nghiệm cảm giác đêm ở Cù Lao Chàm, chỉ cần thuê một cái lều (50.000VND) + đóng tiền lưu trú qua đêm là 20.000VND. Tắm biển ở Cù Lao Chàm nên cẩn thận con sứa trong veo, chạm vào người sẽ mẩn ngứa một lúc khá khó chịu.
Món ăn ngon Hội An, không thể bỏ qua khi đến phố cổ nhé bạn
1. Cao Lầu:
Nếu ai chưa từng đến phố cổ Hội An thì cái tên Cao Lầu nghe là lạ làm sao, nhưng đối với người dân Hội An thì đó là một món ăn đặc sản mà bất kỳ một du khách nào khi đến nơi này cũng thưởng thức. Cao Lầu thoạt nhìn qua thì trông rất giống Mỳ Quảng nhưng khi thưởng thức thì mới ngộ ra là không phải là mỳ cũng không phải phở.
Cao Lầu được làm từ Gạo xay thành bột, để ráo nước, nhồi bột cho mịn. Điều đặc biệt, cao lầu không tráng như mỳ mà người ta cán bột thành miếng dày 3-4 mm rồi đem hấp cách thuỷ. Tiếp theo cắt bột thành sợi to bằng sợi mỳ, muốn giữ được lâu đem phơi nắng, bảo quản nơi thoáng mát.
Gạo ở đây là những hạt gạo to tròn, được ngâm với nước tro nên gạo có
màu vàng nhạt như nghệ, tro được lấy từ củi tràm ở Cù Lao Chàm, nước
hòa cùng với tro được lấy từ giếng Bá Lễ, vừa ngon ngọt vừa trong vắt.
Bí quyết để có món Cao Lầu ngon thì nguồn nước và khâu tro ngâm cũng rất quan trọng.
Món cao lầu
không thể thiếu nước nhân. Các bà nội trợ thường chọn thịt heo đùi loại
ngon, mua về rửa sạch, để nguyên khổ thịt; ướp xì dầu, nước mắm, ngũ vị
hương, gia vị… cho thật thấm. Sau đó bắc chảo khử dầu, cho lửa đỏ vừa
phải để xíu thịt. Khi thịt xíu bốc thơm ngậy mùi, chuyển sang màu vàng
ươm ta vớt thịt ra, chỉ để nước xíu lại. Lúc bấy giờ, khử cà chua, hành
tây đã xay nhỏ với dầu, đổ hỗn hợp này cùng nước thịt xíu để làm nước
xốt nhân
2. Mỳ Quảng:
Không ai không biết rằng Mỳ Quảng
được coi như ‘Linh hồn’ của đất miền đất này. Khi tôi đặt chân đến nơi
đây, một mảnh đất đối với tôi thì rất xa lạ, xa lạ mọi thứ từ những món
ăn, lạ đất, lạ người, nhưng có 1 món mà tôi cảm thấy rất quen thuộc,
tuy rằng món đó tôi chưa một lần được thưởng thức. đó chính là Mì Quảng.Tôi tìm đến quán Mì Quảng để thưởng thức, điều đầu tiền theo cảm nhận của tôi thì Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có hương vị và hình thái riêng biệt.

Rau sống để ăn với mì thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau
húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở
phía Ðông Bắc phố cổ Hội An, ăn mì Quảng
phải kèm rau sống Trà Quế mới thật đúng vị. Chỉ có rau ở vùng này mới
có nhiều mùi vị: cay, chát, ngọt, đắng… làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.
3. Hoành Thánh:
Nói đến Hoành Thánh Hội An, một số nơi khác như Miền Bắc gọi là ‘Vằn Thắn’. Đây là một món ngon Hội An được xuất xứ từ nước Tàu, vốn là món ngon truyền thống quen thuộc đối với người dân phố cổ Hội An. Hoành Thánh Hội An mang hương vị và sắc thái đặc trưng của người dân Hội An, của miền đất Quảng Nam sẽ làm vừa lòng cho tất cả các thực khách dù là thực khách khó tính nhất. Hoành Thánh được chế biến theo nhiều loại khác nhau như: Hoành Thánh chiên, Hoành Thánh nước, Hoành Thánh Mỳ…Mỗi loại đều có 1 hương vị riêng, tùy thực khách lựa chọn.
4. Cơm Gà:
Để thưởng thức một đĩa cơm gà Hội An thật không khó, nếu bạn đã đến Hội An thì bạn sẽ biết, đâu đâu ở Hội An cũng nghe người ta nhắc đến món ăn đặc sản này.
Gạo để nấu cơm ở đây là loại gạo lúa mới, thơm, ngon, dẻo, hạt to
tròn, ướp thêm gia vị để có hương vị đậm đà. Phần chọn gà cũng rất quan
trọng, phải chọn loại gà tơ, gà thả vườn ăn thức ăn tự nhiên nên thịt gà
chắc, nhưng mềm, da mỏng và rất thơm ngon.
Gạo được vo sạch để ráo nước, trộn thêm chút bột nghệ, dùng dầu phộng
phi thơm với hành, trút gạo vào đảo cho thấm dầu, khi hạt gạo khô ráo
là được. Cho gạo vào cùng với nước luộc gà, được nấu bằng than củi, canh
nước sao cho cơm chín dẻo nhưng không ướt.Không quên thêm một ít lá dứa
đã rửa sạch để tạo mùi thơm nồng.
5. Ốc hút:
Ốc hút là một món ăn dân dã nhất đối với người dân phố cổ Hội An, từ phố cổ náo nhiệt đến những vùng quê yên ả đâu đâu cũng có quán ốc hút. Ngày xưa món ăn này chỉ là một món ăn cho vui, nhưng bây giờ ốc hút đã trở thành một món ăn đặc sản. Sau những giờ học căng thẳng học sinh, sinh viên thường rủ nhau đi ăn ốc hút, bạn bè gặp nhau là rủ nhau đi …hút ốc.
Bánh bao, bánh vạc
là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa
bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn,
không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm.
Bánh bao, bánh vạc
được chế biến từ bột gạo, nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến
từ khâu lọc gạo cho đến vân bánh. Loại gạo được chọn để làm bánh phải là
gạo lúa mới, thơm, dẻo. Để bột bánh ngon, gạo xay xong cần lọc nhiều
lần qua nước, tuyệt đối không dùng chất tẩy trắng hay hàn the.
Phần nhân bánh được bao gồm tôm, thịt heo nạc, nấm mèo, giá và một ít
hành lá, tất cả được thái mỏng, xào cùng gia vị sao cho vừa ăn. Bánh vạc thường được bỏ chút nhân tôm quết nhuyễn vào giữa, túm lại như hình quai vạc. Bánh bao thì cho nhân thịt, nấm, giá rồi viền nhẹ xung quanh như một bông hồng.
Sau khi nặn bánh xong, nhẹ nhàng xếp bánh vào nồi hấp cách thủy, chừng mười lăm phút là bánh chín. Đem xếp ra đĩa, bánh bao ở giữa hoặc ở trên, bánh vạc ở xung quanh hoặc bên dưới, sau đó trải một lớp hành phi vàng, một muỗng dầu phụng lên trên bề mặt bánh.
Nước mắm có vị chua, ngọt, cay, thái thêm một ít ớt xanh, đỏ như vậy mới có được một bát nước chấm có màu sắc hấp dẫn.
Ngoài những món đặc sản kể trên, đến với phố cổ Hội An các bạn cũng có thể thưởng thức thêm một số món như: Nghêu hấp, chè bắp, bánh đập, hến xào, bánh ướt chả heo, Lường Phảnh…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét