Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Núi Bài Thơ

Núi Bài Thơ, núi bài thơ, núi, bài thơ

Núi Bài Thơ cao 106 m nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, kề bên bờ vịnh Hạ Long, nhìn xa trông như một toà lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức tường thành kiên cố.
Xưa kia núi còn có tên là núi Truyền Đăng (Rọi Đèn). Ngọn núi này đã làm xúc cảm bao tâm hồn thi sĩ. Năm 1468, Hoàng đế - thi sĩ Lê Thánh Tông, trong chuyến đi kinh lý ở phía Đông đã dừng chân tại đây. Xúc động trước vẻ đẹp thần tiên của mây trời non nước Hạ Long, nhà vua đã làm một bài thơ và cho khắc vào phía Nam của vách núi đá và từ đó núi có tên Bài Thơ. Năm 1729, chúa Trịnh Cương đã làm một bài thơ họa lại bài thơ của vua Lê Thánh Tông và cho khắc vào ngay gần đấy. Cũng tại đây còn có bài thơ của Nguyễn Cẩn (1790) và một số bài thơ khác.

 Đứng trên đỉnh núi Bài Thơ, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước quanh cảnh kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, xa xa là biển xanh mênh mông, đảo đá nhấp nhô điểm xuyến những con thuyền, con tàu nhỏ xíu. Nhìn lên cao là trời mây lồng lộng, xung quanh là cỏ cây hoa lá…Núi Bài Thơ - một di tích danh thắng nổi tiếng của Hạ Long
Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn tại hạ long. Chẳng hạn như Khách Sạn Bạch Đằng ở 2 Hạ Long, Bãi Cháy, Tp. Hạ Long 

  Điểm tiếp theo:

Chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên, chùa long tiên, long tiên

Chùa tọa lạc ở chân núi Bài Thơ, thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

 



Cổng chùa
Tam quan chùa
Chùa Long Tiên

Tên thường gọi:
Chùa Long Tiên Chùa tọa lạc ở chân núi Bài Thơ, thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được dựng vào thời Lý. Kiến trúc hiện nay được xây dựng vào năm 1941.
Tam quan chùa là một kiến trúc hiếm thấy, trên đỉnh được tôn trí một pho tượng Phật, bên dưới là gác chuông, ở đây có câu “Long tắc linh, Tiên tắc danh” (có Rồng thì thiêng, có Tiên thì nổi tiếng).
Bái đường và thượng điện kiến trúc hình chữ “Đinh”. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Đặc biệt, ở điện Phật có tòa Cửu Long hay tượng Thích Ca sơ sinh bằng gỗ thếp vàng, đời Lê, cao 1,60m; cung bên trái là điện thờ đức Trần Hưng Đạo, cung bên phải là điện thờ Vân Phương Thánh Mẫu.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Nhà thờ Hòn Gai

Nhà thờ Hòn Gai, nhà thờ hòn gai, nhà thờ, hòn gai, hạ long, quảng ninh

Nhà thờ Hòn Gai tọa lạc trên Núi Đạo, phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, được xây dựng năm 1933, nhìn sang Núi Bài Thơ nhưng đã bị phá hủy năm 1967. Mãi đến năm 1998, giáo xứ Hòn Gai mới có điều kiện xây ngôi nhà thờ mới khang trang và bề thế.
Nhà thờ Hòn Gai tọa lạc trên Núi Đạo, phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, được xây dựng năm 1933, nhìn sang Núi Bài Thơ nhưng đã bị phá hủy năm 1967. Mãi đến năm 1998, giáo xứ Hòn Gai mới có điều kiện xây ngôi nhà thờ mới khang trang và bề thế.
Nhà thờ xây trên trên một ngọn đồi cao, theo kiểu Roman, dài 42m, rộng 11m, tháp chuông cao 33m. Đứng trong khuôn viên nhà thờ, bạn có thể nhìn bao quát được toàn bộ trung tâm của thành phố Hạ Long.
Đây là nhà thờ lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, đến đây bạn không chỉ biết thêm về những nét kiến trúc tôn giáo độc đáo mà còn được tìm hiểu về tập quán lễ giáo, tín ngưỡng của giáo dân thành phố Hạ Long.

Bánh cuốn chả mực món ngon ở Hạ Long bạn đã nếm thử:

Cũng là những chiếc bánh cuốn thịt tráng mỏng tang, nhìn rõ miếng thịt bằm, nấm, mộc nhĩ bên trong, nghi ngút khói bay hương thơm của ruốc, hành phi. Người ăn gắp một miếng bánh cuốn, kèm chút rau mùi, một miếng chả mực vừa chiên cũng đang nóng hổi vàng ruộm, tất cả nhúng vào bát nước chấm màu hổ phách sóng sánh khoanh ớt đỏ. Sự kết hợp tuyệt vời của bánh cuốn đã quen thuộc với chả mực Hạ Long làm nên một món ăn hương vị biển rất hấp dẫn.
Du khách có thể nếm bánh cuốn chả mực tại quán cạnh rạp Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, giờ phục vụ từ sáng đến trưa; hay bánh cuốn chả mực bà Ngân phố Cây Tháp, Hồng Gai, thành phố Hạ Long.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét