Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Chùa Thiền Sư

Chùa Thiền Sư, chùa thiền sư , chùa ts, cts, thiền sư, ts

Vị trí: Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng, mặt tiền hướng Tây Nam. Trong quần thể di tích gồm: Chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách, nhà thờ bia mộ và cung cấm. Chùa xưa thuộc tổng Xếp, thôn Đồng Bụt, thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh.



Mặt tiền chùa

Chùa thường gọi là chùa Đồng Bụt, tọa lạc ở xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Sách Di tích Hà Tây (Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây, 1999) cho biết  chùa có từ lâu đời, được xây dựng lại vào năm 1361, thời nhà Trần, niên hiệu Đại Trị thứ 4,  và được trùng tu vào năm 1670, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8.




Chùa kiến trúc mặt bằng kiểu chữ Công, có 5 gian Bái đường, 3 gian Thượng điện và 2 gian ống muống. Chùa có 28 pho tượng Phật bài trí thành các lớp tượng từ cao đến thấp, đó là tượng Tam Thế Phật,  tượng Di Đà Tam Tôn, tòa Cửu Long với tượng Thích Ca sơ sinh. Hai bên có bàn thờ Quan Âm Chuẩn Đề và Quan Âm Tống Tử, tượng Thập Điện Minh Vương, Hộ Pháp…

Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa còn lưu giữ cuốn thần phả và 11 đạo sắc phong của các triều Lê, Tây Sơn và Nguyễn phong Ngài là Từ Đạo Hạnh tôn giả đại đức thiền sư.
Chùa Thiền Sư là một danh lam ở đất Hà Tây xưa nay.\

Bạn có thể chọn cho mình một khách sạn ở hà nội hoặc một resort để nghỉ ngơi. Chẳng hạn như Asean Resort & Spa ở 21A Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam
Đến ASEAN Resort & Spa, du khách chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên bởi ngay gần trung tâm Hà Nội lại có một thiên đường đẹp như trong mơ, phù hợp cho cả bốn mùa, nơi đáp ứng tốt nhất nhu cầu về nghỉ dưỡng, ẩm thực, hội nghị hội thảo và vui chơi giải trí… Chắc chắn sẽ tiết kiệm được cho bạn nhiều thời gian, tiền bạc trong khi vẫn có thể sử dụng những dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35 km về phía Tây theo đường cao tốc Láng Hòa Lạc, du khách sẽ đến với ASEAN Resort & Spa, khu du lịch sinh thái thuộc vùng núi Ba Vì bốn mùa cỏ cây hoa trái xanh tươi, là một quần thể nghỉ dưỡng sang trọng nằm trong khuôn viên gần 20 hecta với đầy đủ các hạng mục tiện nghi, bao gồm 100 phòng biệt thự và bungalow hiện đại kết hợp với phong cách truyền thống, hệ thống bể bơi, bể sục đa năng, cùng hệ thống nhà hàng, phòng hội nghị và khu vui chơi sôi động. ASEAN Resort & Spa là điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ cuối tuần cùng bạn bè và gia đình, hay những buổi hội thảo quan trọng với đối tác và đồng nghiệp.
ASEAN Resort & Spa bao gồm tổ hợp khu biệt thự và khu khách sạn với các phòng được thiết kế và xây dựng theo kiểu nhà gạch truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ, cùng với trang thiết bị nội thất đạt tiêu chuẩn 5 sao. Hầu hết các biệt thự đều được thiết kế có thềm và mái hiên để du khách có thể ngả mình trên những chiếc ghế tre êm ái mà thưởng ngoạn vẻ đẹp bao la, tinh khôi của một vùng cỏ cây hoa trái Ba Vì, hay ngắm nhìn dòng suối Ninh Khiêu thơ mộng. 
Trong khi các khu nghỉ dưỡng khác được yêu thích bởi hương vị của biển cả, thì ASEAN Resort & Spa lại hấp dẫn du khách bằng các loại hình dịch vụ chất lượng cao. Khu Spa với các sản phẩm cao cấp và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ đem đến cho bạn những phút giây thư giãn, thoải mái: dịch vụ chăm sóc da mặt với các liệu pháp giúp nâng cơ, làm trẻ hóa làn da, qua các bước chăm sóc kỹ lưỡng và ổn định mang đến cho bạn làn da tươi sáng, khỏe mạnh nhất. Bạn còn có thể lựa chọn các gói massage đá nóng, foot massage, massage toàn thân… để cảm giác mệt mỏi của những ngày làm việc căng thẳng hoàn toàn tan biến. 
Thêm vào đó, nỗi lo lắng về gia đình đối với chị em phụ nữ cũng sẽ được giải tỏa hoàn toàn, bởi bên cạnh các dịch vụ chăm sóc da, ASEAN Resort & Spa còn cung cấp nhiều loại hình vui chơi giải trí hấp dẫn như trượt cỏ, đi xe đạp đôi câu cá sấu, bơi, bắn cung, đốt lửa trại hay chơi tennis và nhiều trò chơi mang đậm chất dân gian truyền thống của những miền quê phía Bắc. Điều đó sẽ đem đến những khoảng thời gian tuyệt vời cho gia đình bạn.
Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu giải trí cao cấp của du khách, ASEAN Resort & Spa còn có một sân golf 9 lỗ. Trong đó có 8 lỗ par 3 và 1 lỗ par 4 được xây dựng trên diện tích 5 ha uốn lượn quanh các khu biệt thự, hòa cùng dòng suối Ninh Khiêu bốn mùa trong xanh. Các lỗ par 3 có chiều dài từ 60 yard đến 120 yard, riêng par 4 có chiều dài 250 yard sẽ là một thách thức không nhỏ cho các tay golf và cũng là cơ hội để họ đánh gậy gỗ với đường xuynh tối đa.  

ASEAN Resort & Spa là điểm đến hấp dẫn cho ngày cuối tuần hoàn toàn thư giãn của du khách, nơi lý tưởng để sum vầy, vui vẻ bên gia đình, bạn bè và tổ chức những cuộc hội thảo, hội nghị quan trọng với đối tác trong một không gian vừa sang trọng vừa gần gũi với thiên nhiên, cùng phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại tiện nghi của những khu nghỉ dưỡng mang đẳng cấp quốc tế.

Các điểm đến tiếp theo:

Đình làng Đĩnh Tú

Đình làng Đĩnh Tú, đình làng đĩnh tú, làng đĩnh tú, đĩnh tú, đt

Vị trí: xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội
Thôn Đĩnh Tú, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Tây có một ngôi đình cổ, năm 2008, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình làng Đĩnh Tú được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, được thiết kế theo kiểu chữ nhất, gồm 5 gian và 2 dĩ, tiêu biểu cho dạng kiến trúc của các ngôi đình cổ ở xứ Đoài. Theo người dân địa phương, đình Đĩnh Tú có diện tích khoảng 325m², thờ Trung Á Đại vương thời Hùng Vương, là người có công khai lập ra làng Đĩnh Tú ngày nay.
 
Thôn Đĩnh Tú, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Tây có một ngôi đình cổ, năm 2008, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình làng Đĩnh Tú được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, được thiết kế theo kiểu chữ nhất, gồm 5 gian và 2 dĩ, tiêu biểu cho dạng kiến trúc của các ngôi đình cổ ở xứ Đoài. Theo người dân địa phương, đình Đĩnh Tú có diện tích khoảng 325m², thờ Trung Á Đại vương thời Hùng Vương, là người có công khai lập ra làng Đĩnh Tú ngày nay.
Hiện ngôi đình vẫn còn giữ được lối kiến trúc cổ, lưu giữ được nhiều di vật có giá trị, đó là cuốn thần phả "Hùng Duệ Vương triều công thần nhất vị đại vương phả lục", 14 đạo sắc phong của các triều vua phong kiến Việt Nam gồm 5 đạo sắc thời Lê, 1 đạo sắc thời Tây Sơn và 8 đạo sắc thời Nguyễn.
Di vật gỗ chạm cổ có 1 cỗ long ngai bài vị đức Thành hoàng làng và nhiều di vật khác, nghệ thuật điêu khắc kiến trúc của đình được thể hiện trên toàn bộ khung nhà gỗ rất tinh xảo. Tuy nhiên, qua thời gian và chiến tranh tàn phá, lại không được tu bổ thường xuyên nên nhiều hạng mục của ngôi đình đã bị hư hỏng nặng.
Đình Đĩnh Tú có giá trị tinh thần rất lớn, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người dân địa phương. Đây cũng là địa điểm diễn ra nhiều cuộc họp, bàn thảo các chiến lược quan trọng của chính quyền Cách mạng ở phủ Quốc Oai trong Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp.

Chùa Trăm Gian

Chùa Trăm Gian, chua,tram,gian

Vị trí: xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội)
Chùa Trăm Gian, còn gọi chùa Núi, chùa Tiên Lữ, tên chữ là Quảng Nghiêm Tự, thuộc xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Tọa lạc trên núi Sở, ngôi chùa như một bông hoa nghệ thuật xòe nở lên bầu trời, đón nhận linh khí từ trên cao truyền xuống.
Từ thành phố Hà Đông theo quốc lộ 6, qua cầu Mai Lĩnh và phía sau thị trấn Chúc Sơn, đi thêm chừng 2km thì rẽ phải, men theo chân núi Sở khoảng 3km sẽ tới chùa Trăm Gian. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý và đã qua nhiều lần trùng tu.
Trải qua đoạn đường dài nóng nực, dừng lại trước ao sen, mùi hương sen, cùng với những cơn gió đầu ngày sẽ giúp bạn quên đi cái mệt mỏi ngày thường. Cổng chùa được xây hai trụ lớn tạo một lối đi ở giữa, hai bên là hai tường nối với hai trụ nhỏ.

Qua cổng là một sân gạch có hai dãy hành lang ở hai bên, cuối sân là con đường lên chùa, ngôi chính điện thấp thoáng giữa những rặng thông cổ thụ. Cuối đường gạch, phía bên phải lên nhà bia kỷ niệm, đi theo phía bên trái đến tam quan và gác chuông.


Tam quan nằm trên trục tâm của khu Tam bảo, gác chuông chùa Trăm Gian là một trong số ít gác chuông cổ còn lại đến nay, có nhiều hình chạm rồng xen lẫn mây lửa với kiến trúc mặt bằng vuông, hai tầng tám mái với nhiều hoa đao uốn hắt lên khiến công trình như một bông sen khổng lồ thanh thoát.
 Phần cổ diêm lắp lan can chấn song con tiện, tạo cho bên trong thoáng mát. Ở đây treo quả chuông lớn mang tên Quảng Nghiêm cổ tự đúc năm Cảnh Thịnh 2 (1794) là điển hình của chuông đồng thời
Tây Sơn.
Từ tam quan - gác chuông đi theo trục tâm qua khoảng sân hẹp, vượt 27 bậc đá lên sân chùa, giữa sân kê chiếc sập đá có đặt một bát hương. Leo tiếp thêm 7 bậc đá nữa, bạn sẽ lên đến thềm chùa, hoặc đi theo lối trái sân theo đường dọc hành lang để vào sân trong của chùa với các khu nhà phụ (nhà khách, phòng tăng...) rồi lên khu Tam bảo từ phía sau nhà hậu đường.

Chùa Trăm Gian ngoài thờ Phật còn thờ đức thánh Bối
Khu trung tâm chùa có các tòa nhà tiền đường, thiêu hương và thượng điện kết hợp với nhau thành một nội thất thống nhất, dãy hành lang dài ở hai bên ăn thông với tiền đường ở phía trước và hậu đường ở phía sau, quây lại thành một kiến trúc khép kín.

Ngoài ra, khoảng sân sau thượng điện trước hậu đường dựng tòa Phương đình treo cả trống và khánh, cũng là chỗ cho du khách nghỉ chân ngắm cảnh xung quanh. Từng ấy công trình ở hai khu chính và phụ gắn bó với nhau theo hai không gian đạo và đời, khác nhau nhưng lại hòa quyện thống nhất dàn khắp đỉnh đồi.

Khu trước hoàn toàn là kiến trúc tôn giáo, phục vụ đời sống tâm linh, được quây kín, những hệ thống của bức màn phía trước thượng điện có thể đóng hoặc mở tùy ý, các khoảng sân ở trước các dãy hành lang và trước tòa Phương đình tuy đóng ngang nhưng lại mở dọc, có thể thông với nhau qua các cửa.



Những bức tranh cổ trong chùa Trăm gian

Nếu tính gian (gian nhà) theo kiểu truyền thống được phân ra bởi các vì kèo, thì tòa tiền đường 7 gian, trong khi đó cùng chiều dài nhưng hậu đường bố trí thành 9 gian. thượng điện chỉ 3 gian nhưng mái trước kéo dài, có tường bên kéo thẳng sang tiền đường.

Khu trung tâm chùa có các tòa nhà tiền đường, thiêu hương và thượng điện

Chùa Trăm Gian ngoài thờ Phật còn thờ đức thánh Bối, ở đây hiện ghi là: “Đại thánh Khai sơn Bình đẳng Hành nghĩa tín Bồ tát”. Khu thờ thánh không xây riêng mà quây ván bưng bên trái thượng điện, cũng gọi là cung thánh, chỉ nhà sư được vào hành lễ.

Trong số tượng hậu Phật, chùa Trăm Gian nổi lên tượng Đô đốc Đặng Tiến Đông - một quan võ ở thời Tây Sơn, sau chiến công đánh thắng quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu (1789) đã về quê đóng góp vào việc tu bổ chùa, được tạc tượng chân dung thờ ở chùa ngay khi còn sống, tương truyền giống đến mức khi bước vào chùa, người xem không phân biệt được người hay tượng.


Hình rồng trên mái chùa trăm gian
Ngoài ra, chùa Trăm Gian còn có một số hiện vật thuộc loại hiếm quý. Đó là rồng đá thời Trần làm lan can thành bậc cửa chùa, có thân dài mập nhưng ghép đầu rồng thời Nguyễn. Đó là những viên gạch thời Mạc được xây bệ tượng Tam thế, nhiều viên chạm chim thần và các con thú rất sinh động. Đó cũng là bộ tranh La hán và tranh Thập điện được chạm nổi có kết hợp vẽ…

Theo người trong chùa, chùa nằm trên núi Sở là con ngựa, cạnh đó có núi Sở là con hổ, các gò đồi xung quanh có các tên là con Mộc, con Hỏa, con Long… Tất cả đã tạo cảnh quan văn hóa hội xuân chơi núi, chơi hang. Chùa trải rộng trên quả đồi, hướng nam, song cổng mở đầu là hướng đông - nam để giáp đường đi tiện cho du khách thăm chùa.


Không gian tĩnh mịch, những sư thầy lặng lẽ dọn chùa

Tới thăm chùa Trăm Gian, bạn thỏa sức ghi lại những hình ảnh vui chơi của mình dưới nền ảnh phủ một màu xanh của thông, của sấu, của ngói đỏ đã bạc màu vì năm tháng.


Không gian tĩnh mịch, những sư thầy lặng lẽ dọn chùa và những “mục tiểu linh đồng” tóc để chỏm khiến bạn cảm thấy lưu luyến khi chuẩn bị rời xa chốn này. Những cây thông cổ thụ cao vút, những mái chùa cong cong hàm rồng, hương sen thơm ngát sẽ còn theo bạn cho đến suốt quãng đường trở về …
Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia



Món ngon bạn hãy nếm thử


 Bún ốc
Bún ốc Hà Nội
Tô bún ốc nóng hổi thời nay là một sự biến đổi của bún ốc nguội truyền thống
Đây là một trong những món ăn mà ai từng sống ở Hà Nội đi xa đều nhớ về, đặc biệt là phái nữ. Tô bún ốc mang vị chua chua của dấm bỗng, vị giòn đậm đà của ốc, ăn kèm với đậu phụ chiên, rau sống… Chế biến món bún ốc không khó, nhưng tô bún ngon vẫn là bí quyết riêng của mỗi người. Đến Hà Nội, bạn có thể thưởng thức món này ở: Bún ốc bà Sáu – 73A phố Mai Hắc Đế (bán từ sáng tới trưa), bún ốc bà Lương ở phố Khương Thượng, bún ốc Cô Béo số 1 Hòe Nhai, bún ốc ở chợ Nguyễn Cao (số 5 Đống Mác, P. Đống Mác, Q. Hai Bà Trưng).    Giá từ 20.000VND/bát trở lên.
 Nộm bò khô
Nộm bò khô Hà Nội
Nộm bò khô Hà Nội là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em
Nguyên liệu chính tạo nên món ăn này là đu đủ xanh, bò khô, rau thơm và đặc biệt là nước mắm chua ngọt rưới lên trên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nơi bán món này, tuy nhiên nếu muốn thưởng thức đĩa nộm thật ngon thì nên đến: Quán nộm Huế trên đường Hàm Long, đối diện nhà thờ Hàm Long (Nộm bò, nộm thập cẩm, nộm gân bò, nộm gan lá lách…); quán Long Vĩ Ôn ở số nhà 23 phố hồ Hoàn Kiếm (quán ông Tàu áo đen)… giá từ 20.000VND/suất.
Nem tai Bà Hồng
Nem tai Bà Hồng - Hà Nội
Quán nem tai Bà Hồng đã có từ hàng trăm năm nay
Là một món ăn chơi dân dã, nem tai được rất nhiều người ưa thích. Nem tai đơn giản chỉ là tai lợn làm sạch, hấp lên rồi thái mỏng, trộn với thính, ăn chung với bánh tráng, lá sung, sung muối, rau sống, chấm với nước mắm ngọt. Vị giòn giòn của tai lợn hòa trộn với vị thơm bùi đậm đà của thính, vị tươi mát của các loại rau và vị ngòn ngọt của nước chấm tạo nên một cảm giác cực kỳ thú vị cho người thưởng thức. Đến Hà Nội, bạn nhớ ghé quán nem tai Bà Hồng để thưởng thức món ăn này nhé. Giá bán 250.000VND/1kg nem tai, 80.000VND/1 suất 2 người ăn, thời gian mở cửa: 6h00 – 23h00. Địa chỉ: 35 Hàng Thùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chân gà nướng
Chân gà nướng Hà Nội
Chân gà nướng trên than hồng hương thơm nức mũi
Ở Hà Nội, nơi bán chân gà nướng nổi tiếng nhất là phố Lý Văn Phức (con phố nhỏ trên đường Nguyễn Thái Học). Cánh và chân gà được nướng thơm phức, dùng kèm khoai lang và bánh mỳ phết mật ong, dưa leo ngâm dấm, chấm chút tương ớt… là món ngon bạn không thể chối từ. Cả phố Lý Văn Phức đều bán chân gà nướng nhưng thực khách đồn nhau rằng quán cuối cùng là ngon nhất. Chỉ với 50.000VND/người, bạn có một bữa tiệc chân gà nướng tuyệt hảo.
 Ốc luộc
Ốc luộc Hà Nội
Ốc luộc ăn với sung muối chua cực ngon
Ốc luộc ở Hà Nội đặc biệt nhất ở bát nước chấm, nhiều quán ốc tạo được tên tuổi cũng từ chén nước chấm hương vị đặc biệt riêng. Người Hà Nội ăn ốc luộc kèm với xả bằm, lá chanh và đôi khi cả dưa leo, củ sắn (củ đậu) nữa. Muốn ăn ốc luộc ngon, bạn có thể đến với quán Ngao, ốc – phố Lương Định Của (đoạn rẽ ra Phạm Ngọc Thạch); quán ốc số 1 Đinh Liệt; quán ốc ở đầu Hàm Long đối diện nhà Thờ; quán Ốc Nóng Lân Bình, ở 18 Hàng Bè (trong nhà sau, đi qua 1 con hẻm); quán ốc luộc trong chợ Trại Găng (gần ngã tư Bạch Mai, Thanh Nhàn)… Ốc luộc thường bán từ chiều tới tối khuya.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét