Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Tượng Đức mẹ bồng con

Tượng Đức mẹ bồng con, tượng đức mẹ bồng con, đức mẹ bồng con

Vị trí: thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
tượng Đức Mẹ bồng con trên đường Trần Phú, gần quán ăn Cây Bàng.Tượng Đức Mẹ cao 27,5m nằm ở độ cao 60m cách mặt biển, dưới chân tượng, ở độ cao 25m, là Đền Thánh. Ngày xưa khu này là rừng rậm hoang vắng, đến đầu thế kỷ 20 giáo dân mới khai phá trồng dâu nuôi tằm. Tên gọi Bãi Dâu bắt nguồn từ đấy.
Năm 1926, Sườn núi và khu đất bằng khoảng 10 mẫu, khởi đầu mang tên Vũng Mây, do ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng Tàu, ghi danh khai thác với nhà nước từ ngày 9 tháng 4 năm 1926.
Liền sau đó (14.4.1926) ông Lương chuyển lại cho ông bà Nguyễn Hồng Ân quen gọi là Vệ Ân (quốc tịch Pháp, chức vệ úy). Cũng năm 1926, ông bà Vệ Ân xây nhà nguyện đá, bên cạnh là “kim tĩnh” mong sau này được chôn cất tại đó (nhưng sau này hai ông bà dời đi Bà Rịa và qua đời ở đấy).
Ngày 1 tháng 12 năm 1927, ông bà Nguyễn Hồng Ân dâng nhà nguyện và đất đai cho hội Thừa Sai Paris. Hồi ấy, Vũng Mây còn là rừng rậm, khỉ ho cò gáy, ít người dám lui tới, cọp đôi khi còn về tìm mồi, khỉ thường chạy tung tăng chặn lối đi. Đến sau các cha thừa sai cho phá rừng, trồng dâu nuôi tằm, để tạo công ăn việc làm cho một số bà con ở đây: Bãi Dâu, tên có từ đấy.
Năm 1962, chính năm khai mạc thánh Công Đồng Vaticanô II, tháng 10 năm 1962 tại Bãi Dâu Vũng Tàu, cha chính xứ kiêm quản hạt Phaolô Nguyễn Minh Tri xây dựng tượng đài Đức Mẹ Ban Ơn lành cao 7 mét trên sườn núi.
Năm 1963, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, Tòa Giám Mục Sài-Gòn làm phép khánh thành Tượng Đài Đức Mẹ Ban Ơn.
Ngày 04.10.1965 Giáo Phận Xuân Lộc được thành lập. Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn, Giám mục tiên khởi, đã chính thức công bố Bãi Dâu là trung tâm Thánh Mẫu của Giáo Phận Xuân Lộc, ngài cho cất 14 đàng Thánh giá, xây nhà nghỉ mát, và đã nhiệt tình tổ chức các cuộc hành hương trọng thể kính Đức Mẹ Maria. Nhiều người giáo dân trong Giáo Phận không bao giờ quên được cuộc cung nghinh Đức Mẹ của toàn giáo phận vào tháng 5.1973. Hằng mấy chục ngàn người và hằng trăm ghe thuyền lớn nhỏ tuốn về Bãi Dâu cử hành một cuộc rước kiệu lớn nhất lúc bấy giờ để tôn vinh Đức Mẹ. Các vị Giám Mục kế nhiệm tiếp nối làm cho Bãi Dâu càng ngày càng thu hút nhiều người về hành hương kính Đức Mẹ.
Năm 1992, ngày đầu năm, kính Đức Mẹ Thiên Chúa, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Giám Mục Xuân Lộc đặt viên đá trùng tu trung tâm hành hương. Tuợng đài đuợc thay thế bằng tuợng Ðức Mẹ Thiên Chúa cao 25 mét, kể cả Chúa Con 27,5 mét.
Năm 1994, Tượng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đã được làm phép và khánh thành ngày 31.12.1994, với sự chủ lễ của Đức Giám Mục Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật. Sau này, nhà nguyện đá đuợc di chuyển xuống chân núi, nhuờng chỗ cho một nhà thờ mái vòm có sức chứa 1 (một) ngàn nguời, đã duợc kiến thiết. Mặt bằng phía duới đã đuợc cải tạo, thành một công truờng có khả năng chứa 100 (một trăm) ngàn nguời. Tượng Đức Mẹ Ban Ơn đã bao năm đứng bên bờ đại dương được tháo gỡ và đưa về đài mới tại Giáo Xứ Sao Mai, ngày 10.03.1995 và khách hành hương vẫn còn đưa bước về Sao Mai kính Mẹ Ban Ơn lành. Ngày nay, người người tìm về Bãi Dâu để cầu nguyện và kính viếng đất Mẹ càng ngày càng đông.

Khách Sạn Biển Đông ở  94 Trần Phú, Vũng Tàu, Việt Nam là một trong những khách sạn tại vũng tàu phù hợp cho bạn.
 Được thiết kế cho cả các chuyến du lịch nghỉ ngơi và công tác, Bien Dong Hotel Vung Tau tọa lạc tại vị trí lí tưởng ở Bãi Dâu; một trong những khu vực nổi tiếng của thành phố. Từ đây, khách có thể dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động của thành phố ở mọi góc cạnh. Khách ở khách sạn có thể dạo bộ xunh quanh để ngắm các địa điểm thu hút hàng đầu của thành phố như : Chùa Quan Âm Các, Du lịch Hồ Mây, Chùa Chơn Không.
Tại Bien Dong Hotel Vung Tau, mọi sự cố gắng đều nhằm mục đích khiến cho du khách hài lòng. Để làm được điều đó, khách sạn sẽ cung cấp dịch vụ và tiện nghi tốt nhất. Khách của khách sạn có thể tận hưởng tính năng tuyệt vời như dịch vụ giặt là/giặt khô, phục vụ ăn tại phòng, Wi-Fi ở khu vực công cộng, két sắt, nhà hàng.
Hãy trải nghiệm qua thiết bị phòng chất lượng cao cấp, bao gồm máy sấy tóc, truy cập internet không dây (miễn phí), quạt, vòi hoa sen, truyền hình cáp, giúp cho bạn phục hồi sức khỏe sau một ngày dài. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Cơ sở vật chất tốt và vị trí hoàn hảo làm cho Bien Dong Hotel Vung Tau trở thành nơi tuyệt vời để bạn tận hưởng kì nghỉ ở Vũng Tàu.

 Các điểm gần đó bạn nên thăm quan:

Tượng Chúa KiTo

Vị trí: Tượng chúa Kitô nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu. Đặc điểm: Tượng được dựng vào năm 1972, cao 32m, đứng giang hai tay, mặt hướng ra biển
Nét đẹp thiên nhiên ở Nghinh Phong – Vọng Nguyệt dường như được nhân lên nhờ bàn tay con người – cải tạo mạn cực nam Núi Nhỏ và xây dựng nơi đây một công trình kiến trúc điêu khắc đồ sộ. Tượng chúa kitô cao 32m là một sự nổi bật hài hòa trong không gian khoáng đạt của vùng núi non và biển cả nơi đây.

Bức tượng được xây dựng 1974 sau một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về ý đồ thiết kế và chọn mẫu. Tất cả các công việc đều do hội Thiên Chúa Giáo Vũng Tàu chủ trì và thực hiện.Các họa sĩ điêu khắc như Cao Uy, Văn Nhân và các vị có chức sắc trong giáo hội, được giao nhiệm vụ tham khảo hàng nghìn bức ảnh Chúa Kitô và thiết kế mẫu phác thảo, sau đó phác thảo được gửi tới cuộc triển lãm văn hóa – nghệ thuật tôn giáo để tranh thủ thêm nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghệ thuật.
Việc thi công bức tượng được giao cho nhóm kỹ sư tài hoa Nguyễn Văn Đức, và những người thợ tài giỏi như ông Tám Luận, Nan, Quý, Hòa, Hoàng … Hằng ngày có 50 người lao động để thực hiện công trình này. Do điều kiện xây dựng khó khăn (núi cao, nền đá, hệ thống dàn giáo khó thực hiện)…công trình kéo dài. Đầu năm 1975 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đi vào giai đoạn kết. Vì vậy công trình tượng chúa kitô phải dừng lại trong dở dang từ 30/4/1975. Mãi đến 1993 một số công trình phụ khác như hệ thống tam cấp đường lên, những mảng chưa được tô láng ciment trước đây mới được giáo hội thiên chúa thực hiện tiếp. Và trong tương lai công trình sẽ được hoàn thiện như phác thảo ban đầu.
Kiến trúc – điêu khắc tượng chúa kitô là một tác phẩm nghệ thuật lớn, là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với kiến trúc nghệ thuật Việt Nam hiện đại mang đậm tính dân tộc và tôn giáo. Về kích thước với chiều cao 32m, sải tay dài 18,4m được giới chuyên môn xem đây là bức tượng Kitô cao nhất thế giới, lớn hơn cả bức tượng Kitô ở Brasil vốn do hai quốc gia Arhentina và Brasil xây dựng (chỉ cao 26m và sải tay dài 10m)
Tượng chúa Kitô núi nhỏ quay mặt về hướng nam nhìn ra biển Đông, nét mặt nhân từ bao dung, đôi tay dang rộng như đang che chở, bao bọc chúng sinh. Dẫu là một bức tượng được xây bằng bê tông cốt thép, bên ngoài tô đá rửa nhưng những chi tiết thuộc về nghệ thuật và thẩm mỹ như tư thế bức tượng, nét mặt, trang phục … đều được thễ hiện hết sức mềm mại, sinh động giàu sức sáng tạo.
Bên trong tượng có cầu thang xoắn ốc đi từ chân tượng lên tới đỉnh tượng. Ánh sáng bên ngoài chiếu rõ trong lòng tượng nhờ hệ thống “cửa sổ” hình chữ “Thọ” trang trí trên áo. Lên hết 133 bậc tam cấp trong lòng tượng du khách du khách có thể đi ra 2 bên vai và tay áo tượng – như hai chiếc ban công an toàn, chắc chắn để ngắm bờ biển Vũng Tàu và đón gió biển thổi vù vù, mát rượi. Hai bàn tay tượng chúa kitô dài tới 2,2m, ngón giữa dài 1,1m có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí vừa có tác dụng thu lôi.
Tượng chúa Kitô đặt trên một bệ bê tông có bốn góc tạo hìng cánh cung cao 10m, phía trước bệ được trang trí bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Ý Leona de Vinci “bữa tiệc biệt ly”. Mặt sau là một bức tranh lớn “ Đức chúa trao chìa khóa cho Phêrô”.
Ở vào vị trí phía nam của núi nhỏ, tọa lạc ở một không gian dễ thu hút vào tầm mắt của du khách đến tắm biển vũng tàu, và là một tác phẩm lớn về nghệ thuật kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn bản sắc dân tộc, tượng Chúa Kitô núi nhỏ là điểm thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.

Chùa Quan Âm bãi Dâu

Nằm trên đường Trần Phú - chùa Quan Âm Bồ Tát. Chùa tĩnh lặng nhìn xuống Bãi Dâu sóng vỗ rì rào. Nổi bật giữa khung cảnh chùa là tượng Phật Bà Quan Âm cao 16m đứng trên tòa sen trắng.
Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trên đường vòng núi Lớn, thành phố Vũng tàu, cách bãi Dâu 500m. Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ là một ngôi chùa nhỏ được xây dựng vào năm 1976, nhưng nổi bật ở giữa khu vực chùa là một pho tượng Phật Bà Quan Âm trắng toát.


 Pho tượng cao 16m làm bằng xi măng cốt thép sắt theo hình tượng một phụ nữ hiền hòa, đức độ, mặt hướng ra biển, tay cầm bình Cam Lồ, đứng trên tòa sen. đây là một pho tượng đẹp và cũng là điểm tham quan của khách du lịch

Bãi pháo cổ Vũng Tàu

Bãi pháo cổ Vũng Tàu, bãi pháo cổ vũng tàu, bãi pháo cổ, vũng tàu

Di tích Cầu Đá và trận địa pháo cổ hàng dừa nằm tại phía Nam bãi trước, Vũng Tàu

Tiền cảng Vũng Tàu là một con đê dài hơn 400m, chân đê rộng 15m, mặt đê rộng 4m, được kè bằng đá, đổ bê tông chạy dài từ mũi phía bắc Núi nhỏ ra giữa biển, song song với Bãi Trước ( hay vịnh hàng dừa theo cách gọi lúc ấy). Để làm được con đường ra giữa biển này người Pháp đã chi hết 45.000 quan, ngân sách có được từ việc khai thác thuộc địa. nhân công thực hiện những công việc này là những người tù khổ sai. Để làm được đê cảng, Pháp đã huy động hơn một ngàn tù nhân khuân đá, kè tảng dưới đáy biển trong một thời gian dài. Sau khi làm xong đê cảng, người Pháp mới nhận ra sai lầm: Đê cảng chạy dài theo hướng đối diện và ngược lại với các dòng sông đổ vào vịnh Ghềnh Rái. Mặt khác, do tác động của dòng hải lưu ( còn gọi là giáp nước) nên biển cảng đã trở thành con đập chắn, trở thành nơi hội tụ và lắng đọng của phù sa. Cầu Tàu tiền cảng hay Cầu Đá của người Pháp bị vô hiệu hóa trước khi cơn bão Giáp Thìn 1904 ập đến phá hoại hoàn toàn. Sau đó người Pháp không tu sửa lại nữa vì nhận thấy khuyết điểm của một bến cảng ở đây.
Ngày nay, du khách chỉ còn thấy một đê đá – bê tông chạy dài dọc Bãi Trước, ngư dân Vũng Tàu gọi là cầu đá xưa chính là đê tiền cảng của người Pháp. Sự hiện hữu của con đê ngày nay đã không còn làm cảnh quan của bờ biển Bãi Trước đẹp thêm, trái lại có tác động tụ đọng phù sa, nhưng nó là bằng chứng về sự tàn bạo của người Pháp mà 100 năm qua sóng biển, thủy triều vẫn chưa gội rửa, bào mòn và phủ lấp đi được. Cùng với trận địa pháo trên Núi Nhỏ, Cầu Đá Bãi Trước hợp thành một quần thể di tích lịch sử, đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng quốc gia.
Trận địa pháo:
Theo các nguồn tài liệu do Pháp để lại, phòng tuyến Vũng Tàu được chia làm ba cụm lớn, tức ba trận địa pháo với tất cả 23 khẩu, cỡ đạn 140-300mm. Ba trận địa pháo liên hoàn này được khởi công xây dựng từ năm 1895.
Trận địa pháo cổ ở phía Bắc Núi nhỏ (trận địa Cầu Đá) là một bộ phận trong phòng tuyến Vũng Tàu của thực dân Pháp, được htực hiện cuối thế kỷ XIX, cùng thời điểm với trận địa pháo Núi lớn và trận địa pháo nam Núi nhỏ. Từ Cầu Đá, phía trong bãi, du khách có thể lân trận địa pháo núi nhỏ theo hai đường. Một đường theo lối lên Hải Đăng rẽ phải trước khi gặp đoạn đường cua (vòng) đầu tiên. Một đường theo lối vào Tịch Xá Ngọc Bích hay Chùa Bửu Sơn hoặc Hải Âu Hotel trên đường Hạ Long. Trận địa pháo Vịnh Hàng Dừa - Cầu Đá nhằm bảo vệ Cầu cảng, khu điện báo, vịnh hàng Dưà, Bãi Trước và vùng biển tây nam Vũng Tàu.


Trận địa pháo Cầu Đá gồm bốn khẩu, được bố trí theo hình cánh cung, nòng hướng ra biển Bãi Trước - Cần Giờ. Sở dĩ chúng được bố trí theo hình cánh cung vì dựa vào thế núi ở đây, đồng thời chính ưu thế đó đã tạo ra tầm quan sát và tầm bắn rộng. Các khẩu pháo đều được bố trí cách đều nhau 18m. Chúng được đặt lân mâm pháo, có thể quay tròn 360O, có thể nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ hệ thống chuyển động tầm hướng bằng bánh răng cưa. bệ pháo rộng 6m, nòng dài 5,5m. Tất cả các khẩu pháo ở đây đều sử dụng đạn cỡ 240mm. Trên các thân pháo còn ghi các ký hiệu như sau: Khẩu thừ nhất ở đền mẫu thoải, ghi: 24C/mM’1870, R.1873, N20;15704K ; khẩu thứ hai ở chùa Bửu Sơn, chỉ còn thấy các chữ: 24c/mM’1870 ; khẩu thứ ba ở văn phòng cảng vụ Thành phố Hồ Chí Minh
Những cổ pháo của trận địa Bắc Núi Nhỏ này được bố trí trên một khu vực cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhưng do sự phát triển của đô thị nên nhà cửa xây dựng sau này đã che khuất. Hệ thống hầm hào liên quan đến di tích đã bị phá vỡ. 

Bánh hỏi An Nhất một trong những món ngon ở Vũng Tàu



Nổi tiếng nhất ở đây có 2 loại bánh hỏi là bánh hỏi An Nhất và bánh hỏi Long Điền (tên gọi xuất phát từ 2 địa phương làm ra loại bánh này). Bánh hỏi An nhất và bánh hỏi Long Điền hấp dẫn thực khách với từng miếng bánh trắng trẻo còn thơn mùi gạo khiến bạn càng nhai càng ngọt, ăn kèm với rau sống tươi ngon và đặc biệt là chén nước chấm chua chua ngọt ngọt. Người dân ở đây còn chia sẻ: chén nước chấm làm nên 80% hương vị cho dĩa bánh hỏi. Nếu có dịp bạn nên kiểm chứng độ ngon của món bánh hỏi này.
Những quán nên tham khảo: bánh bèo Tuyết Mai đường Phan Chu Trinh, hay các quán ở đường Trương Công Định (TP Vũng Tàu). Bánh hỏi An Nhứt, Quốc lộ 55, huyện Long Điền, thị xã Bà Rịa hoặc 444. Giá tham khảo khoảng 30.000 đồng/phần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét