Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013


Làng nghề VN: Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông

Làng lụa Vạn Phúc: Vạn Phúc là một làng nghề cổ nổi tiếng với các sản phẩm dệt cổ truyền như The, Sa, Lụa, … đã từng vua chúa phong kiến ưa chuộng…
Từ trung tâm thành phố Hà Nội, theo tuyến phố Tôn Đức Thắng – Tây Sơn – Nguyễn Trãi chừng 7 km là địa phận thành phố Hà Đông, miền đất nổi tiếng với làng nghề cổ truyền – Làng lụa Vạn Phúc.




Làng lụa Vạn Phúc nằm bên bờ con sông Nhuệ hiền hòa phù sa, đến nay đã có hơn nghìn năm tuổi.Truyền thuyết kể rằng, Đức bà thành hoàng làng là Ả Lã (húy Nga) vốn là con của một hùng trưởng đất Cao Bình xưa, du ngoạn qua đây, thấy dân cư thuần hậu, phong tục hiền hòa bèn lập ấp, dạy dân nghề tang tằm.

Trải qua bao thăng trầm đổi thay, làng Vạn Phúc vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị cổ truyền trên từng vân lụa, thớ vải. Nghề dệt vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần tạo nên một nét văn hóa trang phục của người dân Việt Nam.




Trong quá khứ, lụa Vạn Phúc đã được lựa chọn là một trong những vật phẩm cao cấp dành cho vua chúa và quan lại. Trong thời kì thuộc Pháp, lụa Vạn Phúc còn theo chân những người nghệ nhân tới tham dự các cuộc đấu xảo ở Marseille, Paris … và từ đó, lụa Vạn Phúc bắt đầu được biết đến trên toàn thế giới.

Trong các loại lụa cổ truyền Vạn Phúc, nổi tiếng nhất có lẽ là lụa Vân, một loại lụa tưởng chừng như đã thất truyền nếu không có sự khôi phục của các nghệ nhân làng nghề, đặc biệt là sự đóng góp của nghệ nhân dân gian Triệu Văn Mão.




Nét đặc biệt của lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung là ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý … khiến cho các bộ trang phục trở nên duyên dáng, sống động.


Nếu mục đích bạn đến với làng lụa không chỉ đơn thuần là tìm mua cho mình hay người thân những bộ trang phục, những món quà tặng mà còn mong muốn tìm hiểu các công đoạn của nghề dệt cổ truyền, hãy đến với cơ sở sản xuất của nghệ nhân Triệu Văn Mão.




Cơ sở của ông nằm ngay trên con phố đầu tiên vào làng, là nơi trưng bày và bán các sản phẩm may mặc, đồng thời có xưởng sản xuất với những chiếc máy dệt thủ công truyền thống. Nghệ nhân sẽ dành thời gian nói chuyện với bạn về các câu chuyện kì thù của nghề dệt, cũng như hướng dẫn bạn cách chọn những loại vải lụa tốt nhất.

Dạo một vòng qua phố lụa, bạn có thể lựa chọn những cơ sở có thương hiệu uy tín như Cat Silk, Thân Silk … để có được những tấm lụa đẹp, những mẫu áo thời trang, chiếc túi xách hay những chiếc khăn quàng cho mình hoặc làm quà cho người thân.




Bạn cũng nên dành thời gian đến thăm Chùa làng, nơi có đền thờ phường cửi hay đình làng, nơi thờ Đức Thành Hoàng làng. Cũng đừng quên mang theo máy ảnh, bởi chắc chắn bạn sẽ muốn ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp và yên bình của miền đất này – nơi bạn đã từng đặt chân đến.


.
Khách Sạn Perfect là một trong những điểm nghỉ ngơi lý tưởng khi bạn thăm quan ở làng lụa này
Perfect Hotel nằm ở trung tâm Hà Đông. Cách sân bay Nội Bài 30 phút xe chạy, cách Hồ Gươm 10km. Nằm giữa quần thể các danh thắng như "hạ long trên cạn"- Quan sơn, chùa Hương, chùa Trầm, chùa Thầy, Chùa Trăm gian... ao vua, khoang xanh, thiên sơn suối ngà....Nằm trên giao lộ đường 70 - Thanh Bình, Nguyễn Trãi - Quốc lộ 6, nên rất thuận lợi cho các đoàn từ Hà Nội đi các tỉnh.
Bên cạnh đó bạn có nhiều lựa chọn cho mình với những khách sạn tại hà nội.

Sau đó bạn hãy ghé thăm các điểm này nữa nhé:

1. Làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước.
Lụa Vạn Phúc thường không có mẫu mã quá sặc sỡ, không giống bất kỳ một loại lụa nào được dệt ở các làng khác, bởi chất liệu mềm mại và độ tinh xảo trong từng đường tơ, từng họa tiết trang trí. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nghề dệt lụa cổ truyền của làng nghề này, hãy đi vào sâu bên trong làng để được tận mắt chứng kiến những thước lụa được làm ra như thế nào.
9 điểm du lịch quanh Hà Nội (P1)
Mách bạn:
- Lụa Vạn Phúc giờ khá nhiều hàng bị “trộn lẫn”. Nếu muốn mua hàng chính hiệu, bạn nên chọn những loại khăn, áo họa tiết đơn giản, hơi cổ 1 chút. Đừng chọn các loại khăn len vì chắc chắn nó không phải là lụa Vạn Phúc.
- Bạn nên mặc cả, giá có thể giảm từ 20%-30% tùy tài của bạn. Tuy nhiên, một số cửa hiệu lớn trong làng đã niêm yết giá nên bạn khó lòng được giảm. Hãy chịu khó đi vào các cửa hàng trong ngõ, ngách phía sâu làng, ở đó hàng vừa rẻ và chất lượng cũng tốt.
Đường đi: Hiện tại, bạn có thể đi đường Lê Văn Lương kéo dài, rất sạch sẽ và nhanh để tới làng Vạn Phúc. Từ đường Khuất Duy Tiến mới hay mọi người gọi quen là đường Vành Đai 3, chiều từ Nguyễn Trãi ra, bạn rẽ trái theo biển chỉ dẫn sẽ vào đường Lê Văn Lương kéo dài. Đi khoảng 10 phút tới ngã tư giao với đường 70 và khu đô thị mới Vạn Phúc, rẽ trái tiếp khoảng 1 km là sẽ tới làng.

2. Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, Hà Nội, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật… Đến đây bạn có thể cùng bạn bè mình chạy xe để thưởng thức nắng gió ngoại thành, thăm thú những cánh đồng lúa trải dài bất tận, hay những con đường nhỏ vắng người qua lại tranh thủ hít lấy những luồng khí trời trong trẻo.
9 điểm du lịch quanh Hà Nội (P1)
Đến Cổ Loa, có một nơi mà du khách không thể bỏ qua, đó là am Bà Chúa, tức miếu thờ công chúa Mỵ Châu. Chiếc am u tịch, như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cách đây hàng ngàn năm, nhỏ bé như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa “trái tim lầm chỗ để lên đầu”. Nếu đến đây vào dịp đầu năm, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội Thành Cổ Loa diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính hội là mồng 6) để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã có công xây thành Cổ Loa và trị vì Âu Lạc.
Đường đi: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên. Nếu đi xe bus thì bắt xe 46 tại BX Mỹ Đình, xuống cuối bến và đi xe ôm hoặc… đi bộ thêm 2km nữa để vào khu di tích 9 điểm du lịch quanh Hà Nội (P1)

3. Làng gốm Bát Tràng

Men theo con đường đê sông Hồng gần 10km, tới ngôi làng cổ Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, nơi nổi tiếng với các mặt hàng gốm sứ. Đến đầu làng Bát Tràng những bình hoa, chậu cảnh, tượng gốm bày la liệt, dải dài khắp làng. Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại khoảng hơn 500 năm nay. Gồm Bát Tràng từ lâu nổi tiếng với nước men bóng đẹp, từng được thương lái châu Âu thu mua với số lượng lớn.
Bật mí thêm, đây là chợ gốm duy nhất mà bạn có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm theo ý thích vì ở đây người ta không đặt tiêu chí lợi nhuận lên đầu. Không chỉ tự do xem hàng, bạn còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của các mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà những người thợ thủ công đã dày công nghiên cứu, tha hồ thoả chí tò mò, học hỏi.
9 điểm du lịch quanh Hà Nội (P1)
Ngoài ra, trong chuyến tham quan Bát Tràng, bạn có thể thử tài chơi gốm để tạo nên sản phẩm cho chính mình. Giá dịch vụ là 15 – 30K một lần tô vẽ, nặn tượng không lấy sản phẩm về. Nếu bạn muốn lấy “kiệt tác” mình tự tay làm ra về nhà, mức giá trung bình sẽ từ 40 – 60K tùy sản phẩm lấy ngay hoặc nung đốt.
Đường đi: Từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Nếu đi qua cầu Chương Dương rồi theo dọc đê sông Hồng, thì bạn đi mất gần 1 tiếng là đã tới Bát Tràng.
Nếu đi xe bus, bạn bắt xe ra Điểm trung chuyển Long Biên rồi lên xe bus 47, tới cuối bến luôn nhé! Làng Bát Tràng chỉ cách bến cuối cùng khoảng 200m thôi, đi bộ vào tiện thể luyện chân luôn.

4. Làng cổ Đường Lâm

Tạm rời xa phố thị ồn ào, náo nhiệt, dọc theo quốc lộ 32 về Sơn Tây, bạn sẽ đến với một ngôi làng cổ của người Việt – nơi còn lưu giữ lại những nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta từ bao đời nay. Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 50 km, thuộc địa phần thị xã Sơn Tây, cạnh quốc lộ 32. Đây là địa danh hiếm hoi còn giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một làng Việt cổ từ hơn 300 trăm năm nay. Đường Lâm có những di tích lịch sử văn hóa rất giá trị, với Đình Phùng Hưng và Đền Ngô Quyền, đền thờ thám hoa Giang Văn Minh… Đặc biệt, tại nhiều ngôi nhà cổ còn phục vụ cả bữa cơm làng quê truyền thống, bạn có thể đặt cơm và nghỉ trưa tại đó.
9 điểm du lịch quanh Hà Nội (P1)
Mách nhỏ bạn nè, đến Đường Lâm, bạn đừng bỏ qua cảnh chùa Mía (tên chữ là Sùng Nghiêm tự). Ở đây có tòa bảo tháp Cửu Phẩm Liên Hoa nổi tiếng, hay viếng đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng; lăng Ngô Quyền. Đặc biệt bạn đừng quên tìm thưởng thức những đặc sản dân dã, ngon miệng như bánh giò Phù Nhi ở thị trấn Phùng, bánh tẻ, bánh đúc ở chợ Mía, bún chấm lá tương…
Đường đi: Nếu bạn đi xe máy hoặc ô tô, sẽ đi theo đường Láng Hòa Lạc đến ngã tư với đường 21 Xuân Mai – Sơn Tây ( rẽ phải), đi tiếp 12km theo đường này đến chỗ đèn xanh đèn đỏ tại ngã Tư ở thị xã Sơn Tây. Qua bên kia ngã tư đi tiếp 5km có một ngã ba ở cột cờ thì theo lối đi thẳng. Sau đó sẽ thấy biển ghi làng cổ Đường Lâm, cách chỗ rẽ nói trên 2-3km. Ngoài ra bạn cũng có thể đi xe bus từ trung tâm HN lên đến Sơn Tây rồi tiếp tục đi xe taxi vào đến cổng làng. Vé vào cổng: 20-25K/người nhé!

1. Phở bò Hà Nội

Phở là món ăn truyền thống của người Việt, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Trong đó, nổi tiếng nhất là phở bò Hà Nội.
Phở “xếp hàng” Bát Đàn đặc trưng cho phở Hà Nội truyền thống.

2. Bún chả Hà Nội

Với một phong cách ẩm thực không cầu kỳ, kiểu cách, bún chả trở thành món ăn đặc sắc mà dù ai đi xa cũng nhớ về hương vị quê nhà.
Bún chả bọc lá xương sông độc đáo tại ngõ chợ Đồng Xuân.

3. Bún thang Hà Nội

Bún thang, với cách thức chế biển đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, kỳ công từ người đầu bếp cũng là một trong những món ăn đặc trưng chứa đựng vô vàn nét tinh túy của ẩm thực Hà thành.
4 địa chỉ bún thang nổi tiếng: phố Cầu Gỗ, số 11 Hàng Hòm, số 11 Hạ Hồi, khu D4 Giảng Võ.

4. Chả cá Lã Vọng

Món chả cá Lã Vọng trứ danh và nhà hàng Chả cá Lã Vọng tại số 14 Chả Cá là nhà hàng Việt Nam duy nhất được chuyên mục du lịch của Hãng tin hàng đầu nước Mỹ MSNBC xếp vị trí thứ 5 trong “10 nơi nên biết trước khi chết”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét