Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Viếng đền thần anh hùng Nguyễn Trung Trực

Đền thần anh hùng Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Đến viếng đền thần anh hùng Nguyễn Trung Trực du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử hào hùng giải phóng dân tộc của vị anh hùng quê Long An với tình yêu nước bất khuất, yêu dân tộc Việt Nam hơn cả bản thân mình nổi tiếng với 2 câu thơ:
“ Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa.
Kiếm bạc Kiên Giang khắp quỷ thần”
Đây là 2 chiến tích mà người anh hùng đã để lại. Thắp hương tưởng nhớ đến ơn đức của ông.
Đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá
Đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Đề thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc
Đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc

Khách sạn ở Phú Quốc củng rất đa dạng,từ nhà nghĩ bình dân đến khách sạn,resort 4 sao.Các bạn có thể chọn cho mình một chỗ nghĩ ưng ý và vừa vặn với túi tiền.

Khi thăm ở đền thờ Nguyễn Trung Trực bạn có thể đến các điểm này nữa nhé:

Chùa Láng Cát

Chùa Láng Cát, chùa láng cát , chùa lc, clc, láng cát, lc

Vị trí: phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Chùa tọa lạc tại số 325 đường Ngô Quyền, khu phố 1, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

 

Đường vào chùa

Cổng chùa

Chùa Láng Cát

Tên thường gọi:
Chùa Láng Cát
Chùa tọa lạc tại số 325 đường Ngô Quyền, khu phố 1, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 077.863786. Chùa thuộc hệ phái Nam tông (Khmer).
Tài liệu của chùa cho biết, chùa được thành lập vào năm 1412 với tên gọi là chùa Angkor Chum. Người dân thường gọi tên chùa Láng Cát vì chùa nằm trên vùng đất cát cao ở phía Đông Nam thị xã Rạch Giá, cách trung tâm thị xã khoảng 1000m.
Vị Hòa thượng khai sáng và trụ trì đầu tiên là Riddhijaya, sanh năm 1370 tại Campuchia. Hòa thượng viên tịch năm 1442.
Chùa đã qua 31 đời trụ trì. Hòa thượng Danh Hao, đời trụ trì thứ 25 đã đổi tên chùa Angkor Chum Wongsa. Hòa thượng Danh Ơt, đời trụ trì thứ 26 đổi tên chùa Ratanaransi. Hòa thượng Danh Nhưỡng, đời trụ trì thứ 31, là vị trụ trì hiện nay. Hòa thượng hiện đang giữ nhiều chức vụ ở tỉnh Kiên Giang và trong Giáo hội Phật giáo. Hòa thượng là thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương, Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương kiêm Phó Trưởng Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Tôn trí tầng cao nhất là tượng đức Phật Thích Ca thành đạo, bên dưới là các tượng đức Phật trì bình khất thực, đức Phật cứu độ chúng sanh.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Chùa Tam Bảo - Rạch Giá

Chùa Tam Bảo - Rạch Giá, chùa tam bảo , chùa tb, ctb, tam bảo, tb

Vị trí: phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Chùa tọa lạc ở số 3 đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Cổng chùa - 2003

Chùa Tam Bảo - 2003

Tên thường gọi:
Chùa Tam Bảo
Chùa tọa lạc ở số 3 đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 077.862439. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Vào cuối thế kỷ XVIII, bà Dương Thị Oán (bà Hoặng) đứng ra xây một ngôi chùa đặt tên Tam Bảo. Sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang (TT. Thích Giác Phước chủ biên, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết trong những năm chiến tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã có một thời gian tạm lánh ở chùa, nên sau khi lên ngôi, ông đã ban sắc tứ cho chùa năm 1803.
Đến năm 1913, Hòa thượng Thích Trí Thiền (thế danh Nguyễn Văn Đồng) về trụ trì chùa. Các năm 1915 – 1917, ngài tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Ngài đã trụ trì chùa đến năm 1941 thì bị bắt đày Côn Đảo và mất năm 1943.
Hòa thượng Thích Trí Thiền sanh năm Nhâm Ngọ (1882) tại làng Vĩnh Thanh Vân, huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá, trong một gia đình nông dân. Năm Nhâm Tý (1912), ngài xuất gia, làm đệ tử Hòa thượng Thích Vĩnh Thùy ở chùa Hòn Quéo, Hòn Đất. Ngoài ngôi chùa Sắc tứ Tam Bảo, trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, ngài đã tạo dựng được nhiều ngôi chùa khác như chùa Tam Bảo Hòa Thanh, chùa Vĩnh Phước, chùa Bửu Hưng, chùa Phước Hưng, chùa Tam Bảo Từ Tôn, chùa Tam Bảo Kỳ Viên, chùa Tam Bảo Long Sơn.
Hòa thượng thiết tha với công cuộc chấn hưng Phật giáo. Ngày 26–8–1931, Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học chính thức thành lập, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn (149 đường Cô Giang, TP. HCM hiện nay), ngài được mời làm cố vấn cho Hội. Ngày 23 – 3 – 1937, Hội Phật học Kiêm Tế thành lập, trụ sở đặt tại chùa Sắc tứ Tam Bảo, ngài giữ nhiệm vụ Chánh Tổng Lý. Ngoài học Phật, Hội còn thực hành kinh bang tế thế, như tổ chức các lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo, lập phòng thuốc phước thiện, lập viện mồ côi tại chùa, cứu trợ nạn nhân bão lụt… Tạp chí Tiến Hóa của Hội, xuất bản mỗi tháng một kỳ, nội dung đề cao chánh pháp, bài trừ mê tín dị đoan, nâng cao dân trí…
Tháp Tam Bảo
Sau Hòa thượng Thích Trí Thiền, chùa không có trụ trì cho đến năm 1956. Các vị trụ trì kế tiếp là: Thượng tọa Thích Tâm Chơn (1957 – 1962), Hòa thượng Thích Bổn Châu (1962 – 1970), Hòa thượng Thích Thiện Đạo (1970 – 1974), Hòa thượng Thích Bổn Châu (1974 – 1995).
Hòa thượng Thích Bổn Châu thế danh Trần Văn Bạch, thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 40. Trong ba nhiệm kỳ từ 1981 đến 1993, ngài đảm nhiệm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Ngài viên tịch năm 1995, bảo tháp được tôn tạo tại chùa.
Đại đức Thích Thiện Chơn kế tục trụ trì chùa đến nay. Hiện nay, Đại đức đảm nhận nhiệm vụ Chánh văn phòng Phật giáo tỉnh, Chánh đại diện Phật giáo thị xã Rạch Giá. Đại đức đã cho trùng tu ngôi chánh điện năm 1997, nhà Hậu tổ năm 1998, Tây lang năm 1999, cất Tăng xá năm 2000, Đông lang năm 2001.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Đức Phật A Di Đà được đăt ở vị trí cao nhất, kế dưới là tượng đức Phật Thích Ca, tượng Đản sanh. Chùa còn lưu giữ nhiều tượng gỗ quý như: tượng đức Di Lặc, Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Chuẩn Đề, Địa Tạng… Bao lam trên chánh điện được chạm trỗ tinh vi theo dạng Lưỡng long chầu nguyệt, Song phụng triều châu, Bát tiên…
Từ năm 1981 đến nay, chùa đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

 

Chùa Thập Phương

Chùa Thập Phương, chùa thập phương , chùa tp, ctp, thập phương, tp

Vị trí: phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Chùa thường được gọi là chùa Lớn, tọa lạc tại số 9/2 đường Lê Lai (số cũ là 35/6 đường Mậu Thân), phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cạnh mé sông đường Nguyễn Công Trứ.
Cổng chùa - 1990

Chùa Thập Phương - 1990

Tên thường gọi:
Chùa Thập Phương
Chùa thường được gọi là chùa Lớn, tọa lạc tại số 9/2 đường Lê Lai (số cũ  là 35/6 đường Mậu Thân), phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cạnh mé sông đường Nguyễn Công Trứ. ĐT: 077.869528. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được dựng từ cuối thế kỷ XVIII, lúc đầu chỉ là một thảo am. Chúa Nguyễn Ánh đã có ghé viếng chùa và sau đó đã ban sắc tứ cho chùa.
Năm 1890, ông Phạm Thường Mỹ xin dời chùa về đường Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Thanh, trùng tu ngôi chùa và cung thỉnh Hòa thượng Thích Vĩnh Thùy về trụ trì. Đến năm 1904, ông Hương Võ xin dời chùa về Ngã Ba Cột Dây Thép.
Hòa thượng Thích Bửu Ngươn kế tục trụ trì vào năm 1924. Trong gần 50 năm trụ trì chùa, Hòa thượng đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện, xây cất giảng đường, hậu đường... bên cạnh công việc hoằng dương chánh pháp, ấn tống kinh điển, đào tạo tăng tài cho Giáo hội. Hòa thượng viên tịch năm 1971.
Thầy Thích Chí Hoằng kế thế trụ trì từ năm 1971 đến năm 1988. Hòa thượng Thích Bửu Nguyên kế tục  trụ trì chùa từ năm 1988 đến nay.
Chùa được trùng tu vào các năm 1890, 1904, 1990, 1995 và 1997.
Chùa có phòng thuốc Nam và châm cứu miễn phí phục vụ cho dân nghèo.

Du lịch Phú Quốc ăn những món ăn ngon

Được mệnh danh là thiên đường giữa biển, Phú Quốc không chỉ hấp dẫn du khách với những cảnh đẹp mà còn là những món ăn thơm ngon mang đậm hương vị biển.
Phú Quốc từ lâu đã trở thành một địa chỉ nghỉ dưỡng được du khách trong và ngoài nước ưa thích. Những bãi biển hoang sơ với bờ cát trắng chạy dài luôn có một sức hút rất riêng đối với du khách. Đến Phú Quốc ngoài việc tắm biển, lặn ngắm những rặng san hô tuyệt đẹp, đi câu cá… du khách còn được khám phá những món ăn ngon miệng của người dân trên đảo được chế biến từ nguồn hải sản phong phú của biển.
du-lich-phu-quoc-goi-ca-trich
Món ăn đầu tiên phải kể đến là gỏi cá trích, sẽ thật là thiếu sót cho chuyến đi của bạn nếu chưa thưởng thức món ăn này. Để chế biến món ăn này, người dân đảo thường lựa chọn nhưng con cá béo tròn, tươi ngon còn lấp lánh ánh bạc. Cá được đánh vảy, làm sạch rồi lóc lấy phần thịt phi lê. Gỏi cá được chế biến đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Ngoài thịt cá, thành phần món ăn còn có dừa nạo, hành tây thái mỏng, hành tím và ớt thái sợi. Nước sốt của món gỏi này khá đặc biệt, được làm từ loại giấm nuôi bằng trái ổi chín trên đảo nên nó có vị chua thanh cùng hương thơm nhẹ.
Sau khi chuẩn bị xong, các nguyên liệu được bày ra đĩa. Ăn kèm là chén nước chấm cay cùng bánh tráng và rau sống. Mùa cá trích còn nhiều trong các tháng hè, nên nếu có dịp đến Phú Quốc trong thời gian này, bạn đừng quên thưởng thức món gỏi thơm ngon trong không khí trong lành của buổi chiều trên đảo.
Nhum biển hay còn gọi là cầu gai cũng là món ăn độc đáo mà bạn không nên bỏ qua. Không đơn thuần là một món ăn, cầu gai được ví như là nhân sâm của biển, nó có tác dụng bổ thận, tráng dương… rất có lợi cho phái mạnh. Người dân trên đảo thường chế biến cầu gai bằng nhiều cách như ăn sống, nấu cháo hoặc nướng mỡ hành… Để ăn sống, người ta thường chọn những con cầu gai còn tươi vừa mới bắt lên. Cầu gai được tách đôi, rửa sạch hết các sợi gân máu bên trong. Cho phần thịt vào bát, thêm một ít chanh và mù tạt, đánh đều rồi thưởng thức cùng cải bẹ xanh.
du-lich-phu-quoc-cau-gai
Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể thưởng thức món cầu gai nấu cháo. Phần thịt và trứng của cầu gai được tách ra, ướp với một ít gia vị rồi xào sơ qua trước khi cho vào nồi cháo đang sôi. Cháo cầu gai phải ăn khi còn nóng mới thưởng thức được hết hương vị thơm ngon của nó. Với những người ưa thích món nướng, có thể thưởng thức món cầu gai nướng mỡ hành. Những con cầu gai sau khi rửa sạch, dùng kéo cắt đôi, cho vào một ít mỡ hành và nướng trên bếp than hồng. Chỉ cần thêm một tí muối tiêu chanh là du khách đã có một món ăn đậm đà và ngon miệng.
Không nổi tiếng như gỏi cá trích hay độc đáo như cầu gai, món mực trứng nướng bình dị và dân dã như chính tính cách của người dân trên đảo. Tuy nhiên, chỉ khi thưởng thức món ăn này, du khách mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, dai giòn và béo ngậy của nó. Mực trứng là những con mực to hơn ngón tay cái người lớn với một bụng đầy trứng bên trong, thường được chế biến bằng cách nướng, ngoài ra còn có thể nấu cháo, hấp, luộc…
muc-trung-du-lich
Những con mực còn tươi ngon được rửa sạch, ướp với muối ớt, dầu ăn để trong khoảng 15 phút cho ngấm đều gia vị rồi nướng trên bếp than hồng. Khi những con mực săn lại, có màu vàng ươm cùng hương thơm nức mũi là bạn đã có thể thưởng thức. Chỉ cần một chén muối ớt chanh cùng ít rau răm là đã đủ cho một món ăn chơi ngon miệng.
Ngoài những món ngon kể trên, khi đến đảo Phú Quốc, du khách có thể tìm đến chợ đêm Dinh Cậu để khám phá thêm ẩm thực của đảo qua những món ăn ngon như: cơm ghẹ, còi biên mai nướng; các loại cá, ốc, sò nướng… hay những món cháo hải sản nóng hổi với vị thanh ngọt làm ấm lòng du khách trong tiết trời se se lạnh khi đêm về.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét