Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành Thăng Long

Toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành Thăng Long , toà lâu đài cổ giá trị nhất của kinh thành thăng long , toa lau dai co gia tri nhat cua kinh thanh t
Vị trí: Ba Đình, Hà Nội
Kinh đô Thăng Long cổ hiện được đánh giá là có lịch sử lâu đời hơn, quy mô rộng lớn và đẹp hơn cả một công trình nổi tiếng khác là kinh đô cổ Nara, di sản thế giới của Nhật Bản.
Theo Viện Khảo cổ học ngày 27/10, một toà lâu đài thuộc loại cổ kính và đồ sộ nhất gồm 3 tầng lầu, 4 mái, dạng hình tháp toạ lạc trên một diện tích xấp xỉ 1000m2 thuộc hệ thống các cung điện Thăng Long xưa vừa được nhà khảo cổ Bùi Vinh phát hiện tại khu vực dự kiến xây Nhà Quốc hội mới.

Theo đánh giá của nhà khảo cổ Bùi Vinh, Viên Khảo cổ học, thì đây là công trình đầu tiên, có tầm cỡ và giá trị nhất được tìm thấy từ trước đến nay ở Việt Nam. Toà lâu đài được ông phát hiện khi tiến hành khai quật ở hố B16, 400m². Việc phát hiện ra lâu đài này được coi là bằng chứng rõ ràng nhất về sự hoành tráng của kinh thành Thăng Long từ thời Lý-Trần.

 

Trên mặt bằng đã đào được của hố B16 đã có nhiều dấu vết của thời Tiền Thăng Long (tương ứng thời thuộc Đường với những mảng nền gạch đặc trưng của thời kỳ này, như gạch Giang Tây Quân đã được dùng để xây dựng kinh đô Hoa Lư.

Di tích Hoàng thành Thăng Long lần đầu mở cửa đón khách tham quan sáng 2/10.


Lâu đài tìm thấy được cho rằng có từ thời Lý, đến thời Trần đã được cải tạo lại và sau đó bị tiêu huỷ do cháy. Những dấu vết đã thu thập được cho thấy lâu đài này nằm ở trung tâm khu vực hoàng thành và cấm thành của Thăng Long xưa, kéo dài từ thời Lý đến thời Lê. Xây chồng lên khu vực này là một công trình khác của thời Lê.


Các lớp kiến trúc thời Lê và Trần nằm chồng xếp lên nền kiến trúc thời Lý và phía dưới kiến trúc Lý là kiến trúc thời Đại La. Tầng đất đắp tôn nền của kiến trúc thời Lý ở đây được phân tích là đất sét đồi núi mang từ nơi khác đến.

Sự phong phú đa dạng của các loại hình di tích (nền nhà, móng trụ, cống nước, cột gỗ…) xuất lộ trong cùng vị trí với nhiều niên đại khác nhau.


Dấu vết nền móng của hai công trình kiến trúc thời Lý ( thế kỷ 11-12) gồm kiến trúc hành lang có 3 hàng cột và kiến trúc lớn nhiều gian có 7 hàng cột nằm song song theo chiều Đông - Tây, được kết nối bằng sân gạch ở giữa.


Móng tường này còn khá nguyên vẹn, chiều dài hiện còn 27,7m, rộng 2,7m cho thấy đây là bức tường có quy mô lớn, được xây dựng rất vững chắc.


Giếng nước hình tròn sâu 5,9m, vẫn có nước trong vắt, nằm sát móng tường, được xây bằng loại gạch màu xám theo kỹ thuật truyền thống Trung Hoa. Đây là bằng chứng sinh động về lịch sử của thời kỳ Đại La tại khu vực. Đáng chú ý trên miệng giếng có sự gia cố xây thêm một hàng gạch nghiêng màu đỏ thời Lý cho thấy nó tiếp tục được tái sử dụng vào giai đoạn sau khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về định đô ở Thăng Long từ mùa thu năm Canh Tuất (1010).

Còn đây là dấu tích giếng nước xây bằng loại gạch vồ thời Lê Sơ đào cắt phá qua hệ thống cống và nền kiến trúc thời Lý, Trần.

Thềm nhà, chân gạch và hệ thống chân tảng đá kê cột còn nguyên vị trí ban đầu cùng nhóm di vật đặc sắc tìm thấy trong lòng kiến trúc ở đây thấy rõ quy mô, kỹ thuật xây dựng và vẻ đẹp của các loại ngói, phù điêu trang trí trên mái cung điện thời Lý rất công phu, tráng lệ.

Giếng nước độc đáo thời Trần có niên đại thế kỷ 13-14, được xây xếp bằng gạch hình văn xương cá.

Hệ thống đường cống nước hoàn chỉnh xây bằng loại gạch chuyên dụng ( hình thanh, hình bình hành) cùng dấu tích con đường đi bằng gạch kết nối giữa các công trình ở phía Đông và Tây.


Phía nam của giếng nước này là dấu tích móng tường bao thời Lý bằng sỏi. Đây là bức tường phân chia không gian Hoàng cung giữa khu vực phía Bắc và Nam của Cấm thành Thăng Long thời Lý.


Song song với móng tường bao này là đường cống thoát nước thời Lý được xây gạch rất hoàn chỉnh cùng hệ thống nền móng của tổ hợp công trình kiến trúc Lý có quy mô lớn.


Hệ thống 11 móng trụ của kiến trúc lầu lục giác xếp hình bông hoa 6 cánh. Tại vị trí này còn có dấu tích hồ nước được đào vào thời Trần xen cắt các kiến trúc Lý và minh chứng điều sử cũ ghi về việc đào ao thả cá trong Cấm thành Thăng Long là xác thực.
 

Nhà khảo cổ Bùi Vinh cũng tiết lộ ngay tại hố B16 cũng đã xuất lộ nền kiến trúc thời Lý ngay khi kinh đô được rời từ Hoa Lư tới Thăng Long. Thêm vào đó, tại khu vực này có rất nhiều hình Phượng, Rồng, biểu tượng của hoàng tộc. Đây có thể coi là nơi vua ngự đến để thăm hoàng hậu.
Thêm vào đó, tại hố B16 cũng đã tìm thất một hệ thống trụ móng, chân tảng đá hoa sen trong đó có trụ trung tâm. Một chân tảng duy nhất trong khu khảo cổ này có hình chữ thập ở giữa thể hiện tính chất trung tâm với mặt tiền quay về hướng nam.

Các cung điện của bậc đế vương, đặc biệt của Trung Quốc và Việt Nam đều quay về hướng nam. Theo thuyết phong thuỷ, quay về hướng nam không chỉ mát mẻ mà còn là hướng trị vì thiên hạ, hướng hưng thịnh.
Mặc dù trước đây các nhà khảo cổ đã đoán định được di chỉ này nằm trong khu vực hoàng thành, thậm chí là cấm thành Thăng Long suốt từ thời Lý, Trần đến Lê nhưng do tiến hành khai quật quá nhanh khiến cho nhiều tầng lớp kiến trúc không thể hiện rõ.


Trung tâm KHXH&NV quốc gia đã đánh giá rất cao các di chỉ này qua bản báo cáo được thực hiện hết sức công phu mới đây có tên Kinh đô Thăng Long. Báo cáo này cũng đã so sánh di tích cung điện của kinh đô Thăng Long với một số cung điện đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
 
Theo Trung tâm KHXH&NV quốc gia, so sánh diện mạo kiến trúc Di sản Cố đô Huế với Thăng Long, dù mới chỉ so sánh qua mặt bằng bình đồ kiến trúc và vật liệu trang trí kiến trúc, cũng có thể nói rằng kiến trúc cung điện của kinh đô Thăng long có phần to lớn và hoành tráng hơn nhiều cung điện ở Cố đô Huế. Cũng theo so sánh, đánh giá của Trung tâm KHXH&NV Quốc gia, cung điện và kinh thành của Thăng Long có lịch sử lâu đời hơn, quy mô lớn rộng và đẹp hơn kinh đô Nara, Di sản Thế giới của Nhật Bản.

Tuy nhiên, hiện tại việc bảo tồn khu di tích thành Thăng Long cổ là rất khó. Các phương án bảo tồn quần thể di tích ở khu vực Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình do Bộ Văn hóa Thông tin mới đề xuất với Chính phủ đều vấp phải những khó khăn khách quan. Hiện tại, số cổ vật ở đây mới chỉ được giữ gìn theo phương pháp thô sơ là làm lều bạt che chắn và dùng thuốc bảo quản.

3 phương án xử lý được Bộ Văn hóa Thông tin trình Chính phủ để lựa chọn là: giữ và bảo quản tại chỗ tất cả số hiện vật cổ đã được phát hiện; đưa tất cả số hiện vật ra khỏi lòng đất; bảo quản một phần di tích. Cả ba phương án trên đều có ưu điểm là lưu giữ được các di tích có giá trị khảo cổ (toàn bộ hay một phần).

Song mỗi phương án đều có hạn chế riêng. Nếu giữ và bảo quản tại chỗ tất cả số hiện vật trên, nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình sẽ phải di dời đến một địa điểm mới. Còn với phương án bảo quản một phần di tích (vốn được áp dụng nhiều nơi trên thế giới, ví dụ như ở bảo tàng Louvre, Paris), nhưng ở trường hợp này, việc bảo tồn một phần và hủy hoại một bộ phận di tích thành Thăng Long cổ sẽ làm phá vỡ tổng thể không gian văn hóa của quần thể di tích.

Bên cạnh đó, điều kiện khách quan không thuận lợi cũng cản trở việc tiến hành bảo tồn di tích. Ông Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, giải thích: "Trong điều kiện cốt đất khu vực Ba Đình thấp hơn 1 mét so với đáy sông Hồng, mà hầu hết các di vật đều làm bằng đất nung hoặc một số chất hữu cơ khác, thì khi chúng xuất lộ sẽ không tránh khỏi việc bị thẩm thấu. Thế nhưng nếu chống nước thẩm thấu theo phương vị ngang và dùng biện pháp xây tường bê tông cốt thép để ngăn thì cũng gặp khó khăn, vì bề mặt xuất lộ di tích ở độ cao thấp khác nhau, lại trải ra trên một diện tích quá rộng".
Mặt khác, khí hậu nóng ẩm của Việt Nam cũng gây trở ngại lớn cho công tác bảo tồn. Thông thường các thiết bị bảo tồn sẽ phải được giữ ở môi trường nhiệt độ 20-22 độ C và độ ẩm 55-60%, trong khi nhiệt độ ngoài trời về mùa hè của Việt Nam là 35-37 độ C và độ ẩm từ 70% đến 80%. Mặt khác, Việt Nam cũng đang thiếu các thiết bị bảo tồn hiện đại.

Bên cạnh đó, theo ý kiến của nhiều chuyên gia Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ngành bảo tàng ở Việt Nam mới chỉ bảo tồn được các hiện vật trong nhà chứ chưa tiến hành được việc bảo tồn ngoài trời. Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nói: "Kinh đô Nara của Nhật Bản, được trùng tu bởi một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cũng phải mất 4 thập kỷ mới hoàn thành.
Như vậy, việc bảo tồn di tích thành Thăng Long cổ dưới lòng đất là khó; trong điều kiện khó khăn về kỹ thuật, tài chính, khó có thể suôn sẻ một sớm một chiều được. Nếu ngành bảo tồn phối hợp với các ngành khoa học liên quan trong nước, tranh thủ sự hợp tác quốc tế, thì mới hy vọng khắc phục được những hạn chế, khó khăn hiện nay".

Khách Sạn VMQ  87 Nguyễn Thái Học, Ba Đình  là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn.
 Tất cả 42 phòng của khách sạn 3 sao này đều được thay đổi để đáp ứng các nhu cầu của du khách. Trong tất cả các phòng đều có máy sấy tóc, vòi hoa sen, nước đóng chai miễn phí, truy cập internet không dây. Để làm kỳ nghỉ của du khách hoàn thiện hơn, khách sạn ở Hà Nội này có Wi-Fi ở khu vực công cộng, dịch vụ giặt là/giặt khô, phòng gia đình, nhà hàng. Khách sạn kết hợp dịch vụ chuyên nghiệp với các tiện nghi hiện đại để đem đến cho du khách một kỳ nghỉ đáng nhớ. Để đặt phòng tại Khách Sạn VMQ Hotel Hà Nội, chỉ cần nhập ngày đến, đi của bạn vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi và gửi đi. 

Di tích Hậu Lâu là điểm đến tiếp theo

Di tích Hậu Lâu, di,tich,hau,lau
Hậu Lâu là một trong 5 di tích hiện còn của Thành cổ, còn có tên khác là Tĩnh Bắc Lâu hoặc lầu Công chúa, hay Hậu điện.
Công trình này có thể là nơi ở của các cung tần mĩ nữ trong đoàn tuỳ tùng mỗi khi hoàng đế triều Nguyễn từ Phú Xuân ngự du Bắc Hà.
Theo sử sách, Thành Hà Nội là trung tâm chính trị của nước Đại Việt, từ năm 1010 mang tên gọi quen thuộc “Thành cổ Hà Nội”. Khu vực “Thành cổ” với vòng thành trong cùng được bắt đầu xây dựng vào năm 1029. Trung tâm của Kinh đô Thăng Long được mang tên “Long Thành” vào thời Lý, “Phượng Thành” hoặc “Long Phượng thành” ở thời Trần và “Cẩm Thành” thời Lê. Sang thời Nguyễn, Kinh đô chuyển vào Huế, Hà Nội là tổng trấn Bắc Thành và một tòa thành lớn được khởi dựng từ thời Gia Long năm 1903.
Tòa thành Hà Nội thời Nguyễn xây theo kiểu Vô-băng, thành mới xây ở chỗ Đông Cung của nhà Lê cũ. Các di tích hiện còn trong “Thành cổ Hà Nội” là Cột Cờ, thẳng đường chính đạo vào tới điện Kính Thiên, rồi Đoan Môn, chếch sang phía Tây có lầu Tĩnh Bắc và Bắc Môn ở chính Bắc thành. Các kiến trúc tạo thành một tổng thể liên kết, gắn bó, bổ sung cho nhau.
Hậu Lâu là một trong 5 di tích hiện còn của Thành cổ Hà Nội. Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc lâu, Lầu Công chúa, hay tòa “Hậu điện”. Kiến trúc trên có 5 tầng mái đan xen nhau, lầu dưới cũng có 3 tầng mái... mái được lợp giả ngói ống, trát vữa xi măng, các góc mái đều tạo dáng cong thanh thoát. Dưới cùng của tòa nhà xây tường dạng hình hộp.
Hậu Lâu cũ đã bị đổ nát trong thời kỳ Pháp xâm lược vào năm 1876, sau người Pháp đã cải tạo, xây giá lắp để lấy chỗ ở và làm việc của quân đội Pháp.
Từ khi tiếp quản Thủ đô (1954), Hậu Lâu nằm trong khu vực quản lý của Bộ Quốc Phòng và cũng tiếp tục cải tạo đổi chỗ. Kiến trúc hiện tại của Hậu Lâu mang đậm nét kiến trúc của thế kỷ XIX.
Diện tích được bàn giao từ Bộ Quốc Phòng sang thành phố Hà Nội quản lý là 2.392m2, ngày 6-4-1999 Bộ Văn hóa Thông tin đã ký quyết định công nhận di tích lịch sử “Thành Cổ Hà Nội”, trong đó có Hậu Lâu.
Tháng 10-1998, di tích Hậu Lâu đã được các nhà khảo cổ học khai quật tìm những chứng tích góp phần xác định vị trí của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần.
Qua khai quật khảo cổ học, bước đầu đã tìm thấy một hàng phiến đá, trong đó có một chân cột lớn trang trí 16 cánh sen nổi, mang phong cách nghệ thuật Lý, Trần.  
Bên cạnh đó là hàng nghìn di vật, trong đó có gạch ghi “Giang Tây Quân” - loại gạch tìm thấy ở Hoa Lư và một vài phế tích khác có niên đại cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI. Những kiến trúc là những mảnh đất nung của diềm mái, trang trí rồng uốn khúc trong lá đề, hoa sen, những gạch men thời Lý, Trần, những đồ gốm có đúc chữ “Quan”... mà các nhà khảo cổ học Việt Nam tìm thấy ở Lam Kinh (trong tầng văn hóa thời Lê sơ - đầu thế kỷ XV).
Việc khai quật Hậu Lâu và khu vực phụ cận sẽ được tiếp tục... có thể góp phần khẳng định giả thiết: Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần chính là khu vực Thành Hà Nội, mà nền điện Kính Thiên là trung tâm. Hậu Lâu mới được đại tu nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hậu Lâu cũng mới được đại tu trong dịp chuẩn bị kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội.

Kem Tràng Tiền - Món ăn không thể bỏ qua khi tới Hà Nội

Nói tới đặc sản Hà Nội, hiếm ai không nhắc tới kem Tràng Tiền. Kem Tràng Tiền từ lâu đã in dấu trong lòng thực khách gần xa bởi hương vị đặc trưng hấp dẫn. Đối với khách du lịch, địa chỉ 35 Tràng Tiền từ lâu đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi về với Hà Nội.
Kem Tràng Tiền có sự hấp dẫn giản dị nhưng khiến người ta nhớ mãi. Điều giản dị đầu tiên, dễ nhận thấy nhất ấy chính là hình thức bán và thưởng thức kem. Đến 35 Tràng Tiền, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh vô cùng dân dã và thoải mái, đó là “ăn kem buffet”. Người mua kem dựng xe ngay trong sân, xếp hàng mua những cây kem mát lạnh rồi đứng ăn tại chỗ. Có lẽ hiếm có nơi nào trong lòng thủ đô có địa điểm bán kem lạ lùng đến vậy.

Kem Tràng Tiền còn giản dị ở hương vị và hình thức của kem. Kem không được trang trí bắt mắt với nhiều màu sắc hay hình dáng mới lạ nhưng chỉ riêng hương vị kem cũng đủ chinh phục khẩu vị của những thực khách khó tính nhất. Kem có nhiều loại như kem sữa dừa, kem cốm, kem socola, kem ốc quế… Nhưng nổi danh nhất trong số đó là kem ốc quế và kem sữa dừa. Ốc quế thơm đượm mùi sữa nhưng không ngấy, ngọt nhưng không ngán, đậm đà mà thanh mát. Vị ngọt của kem hòa với hương thơm và vị giòn của ốc quế là sự kết hợp tuyệt hảo.
Kem sữa dừa ngọt vừa phải, cứng mà vẫn đảm bảo độ dẻo, điểm xuyết vị giòn thơm của sợi dừa nạo. Thưởng thức kem Tràng Tiền, dường như ta đắm chìm trong sự hài hòa đến khó tả. Từ mùi hương cho tới độ ngọt…, mọi thứ dường như rất đơn giản mà trọn vẹn.
Mặc dù giản dị là thế, nhưng dù bạn có ăn kem ở nhiều nơi vẫn không thể tìm thấy hương vị khó quên của kem Tràng Tiền. Có lẽ, ẩn trong đó là bí quyết rất riêng. Giá kem cũng hợp lý, bình dân, chỉ khoảng 6.000 đến 8.000. Bởi thế, cho tới nay, kem Tràng Tiền vẫn vô cùng được ưa chuộng. Đối với những người xa Hà Nội, một ngày trở lại, thưởng thức một que kem, sẽ cảm thấy như trở về nhà, trở về với hồi ức.
Cũng giống như vẻ đẹp thanh lịch và điềm đạm của người Tràng An, kem Tràng Tiền giản dị, bình dân mà hoàn hảo. Chỉ một que kem, bạn có thể làm tan cái nóng của mùa hè hoặc hòa mình vào cái buốt lạnh của mùa đông. Bởi thế, 35 Tràng Tiền là địa chỉ luôn hút khách bốn mùa trong năm. Đối với những ai yêu Hà Nội, nơi đây là điểm hẹn của tình yêu và nỗi nhớ về một Hà Nội đậm đà, quyến rũ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét